HD Giải 6 bài toán dựng hình.doc

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 14/10/2018 | 81

Chia sẻ tài liệu: HD Giải 6 bài toán dựng hình.doc thuộc Các công cụ toán học

Nội dung tài liệu:

Giải 6 bài toán dựng hình
I.- Các bước giải bài toán dựng hình:
a/ Phân tích: Giả sử hình đã dựng được, tìm cách kết nối các đối tượng đã biết với các đối tượng cần dựng bằng những cầu nối để tìm ra quy trình dựng: Bắt đầu từ một thành phần có thể dựng được, tiếp tục dựng ra các thành phần khác cho đến khi hoàn thành yêu cầu. Ví dụ phép dựng một tam giác sẽ hoàn thành khi ta dựng được 3 đỉnh của nó.
b/ Cách dựng: Nêu ra các bước để dựng được cấu hình thỏa mãn yêu cầu bài toán. Mỗi bước dựng phải là những động tác có thể thực hiện được bằng thước và com-pa (kẻ đường thẳng nối hai điểm, vẽ một đường tròn có tâm và bán kính xác định, tìm giao điểm của hau đường thẳng, hai đường tròn …).
c/ Chứng minh: Chứng minh cách dựng vừa nêu ở phần trên ( cấu hình cần dựng.
d/ Biện luận: Biện luận số nghiệm của bài toán theo các điều kiện ban đầu cho. Khi nào vô nghiệm, khi nào đó nghiệm duy nhất, khi nào có 2 nghiệm hình …
e/ Kết luận: Tổng kết lại các bước trên để đưa ra kết luận.
II.- Bài tập mẫu
( Bài toán 1 Dựng 1 tam giác biết độ dài ba đường trung tuyến.
Phân tích:
Giả sử tam giác ABC đã dựng xong và có trung tuyến AM = ma, BN = mb, CP = mc. Nhìn vào hình vẽ ta chưa thấy có yếu tố nào có thể dựng được, trừ các đoạn thẳng AM, BN, CP một cách riêng lẻ. Và dĩ nhiên, nếu ta đã dựng, chẳng hạn AM thì có thể xác định thêm được G.
Tuy nhiên, nếu ta gọi E là trung điểm của AG thì do EG = AG/2 = AM/3; PG = CP/3 và
PE = BG/2 = BN/3, (tính chất đường trung tuyến và tính chất đường trung bình) nên các cạnh của tam giác PEG hoàn toàn xác định. Khi đã xác định được tam giác PEG, ta dễ dàng xác định được các điểm C, A, M và cuối cùng là B. Từ đó suy ra cách dựng.
Cách dựng:
Từ 3 đoạn thẳng AM = ma, BN = mb, CP = mc. chia đều mỗi đoạn thành 3 phần bằng nhau (bài dựng hình cơ bản – Hình 3)
Dựng tam giác PEG có PE = mb/3, PG = mc/3, EG = ma/3;
Nối dài PG về phía G, trên đó dựng C sao cho GC = 2GP;
Nối dài GE về phía E, trên đó dựng A sao cho EA = EG;
Nối dài EG về phía G, trên đó dựng M sao cho GM = GE;
Nối AP và MC cắt nhau tại B.
Tam giác ABC chính là tam giác cần dựng. (Hình 4)
Chứng minh: Theo cách dựng ở trên thì AM = ma và CP = mc. Cũng theo cách dựng và tính chất đường trung tuyến thì G chính là trọng tam giác ABC, do đó BG là đường trung tuyến. Vì PE là đường trung bình trong tam giác ABG nên BG = 2PE = 2mb/3, suy ra đường trung tuyến kẻ từ B bằng mb. Như vậy ta có tam giác ABC có ba trung tuyến bằng với ma, mb, mc.
Biện luận: Bước dựng thứ nhất dựng được khi ma/3, mb/3, mc/3 là độ dài 3 cạnh của một tam giác. Điều này tương đương với ma, mb, mc là độ dài 3 cạnh của một tam giác. Các bước dựng tiếp theo đều thực hiện được một cách duy nhất.
Suy ra nếu cho độ dài 3 đoạn thẳng là độ dài 3 cạnh của một tam giác thì bài toán có 1 nghiệm hình. Nghia là độ dài 3 đoạn thẳng đã cho phải thỏa mãn cho 3 cành của 1 tam giác (ma,+ mb) > mc ( (mc - ma) < mb,
Trong trường hợp ngược lại bài toán vô nghiệm.
Kết luận: Tam giác ABC ( hình 4) là tam giác phải dựng
Ghi chú: Từ bài toán dựng hình nói trên, ta suy ra một kết quả thú vị sau: “Ba đường trung tuyến của tam giác ABC là độ dài 3 cạnh của một tam giác có diện tích bằng 3/4 diện tích tam giác ABC”.
( Bài toán 2
Cho hai đường tròn (C1), (C2) có bán kính R1 < R2 cắt nhau tại A và B. Hãy dựng tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
a/Phân tích: Giả sử tiếp tuyến chung tiếp xúc (C1) tại M và (C2) tại N. Nối dài NM cắt đường thẳng O1O2 tại P. Vì O1M và O2N đều vuông góc với MN nên chúng song song với nhau, theo định lý Talet
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 42,17KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)