HD dạy tiếng anh phổ thông
Chia sẻ bởi Đỗ Vũ Hiệp |
Ngày 02/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: HD dạy tiếng anh phổ thông thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
UBND Tỉnh Lâm Đồng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 1558 / SGD&ĐT – GDTrH Đà Lạt, ngày 10 tháng 11 năm 2009
V/v: Hướng dẫn việc dạy học tiếng Anh
THCS, THPT năm học 2009 - 2010
Kính gửi: - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Các trường Trung học phổ thông.
Căn cứ công văn số 7349/BGDĐT – GDTrH ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009 – 2010; công văn số 945/SGD&ĐT-GDTrH ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009 – 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn việc dạy và học tiếng Anh năm học 2009 – 2010 như sau:
NHỮNG NHIỆM VỤ CHUNG
1. Quán triệt chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
2. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Thực hiện đúng, đủ chương trình theo biên chế năm học và phân phối chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu bộ môn thể hiện qua mức độ cần đạt của từng bài cụ thể.
Căn cứ khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và PPCT của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng các tổ, nhóm chuyên môn của các trường thống nhất điều chỉnh phân phối tiết học của từng bài phù hợp với thực tiễn dạy và học và đặc thù đối tượng học sinh trong trường. Có phân phối chương trình cụ thể, thống nhất cho từng khối lớp.
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động dạy học, thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lý, tập trung vào trọng tâm, dạy sát đối tượng, huy động tất cả kiến thức sẵn có về văn hóa, xã hội cũng như ngôn ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn ngữ, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài, thúc đẩy động cơ học tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập ngoại ngữ của học sinh, đặc biệt coi trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày trước lớp, trước tập thể bằng tiếng Anh.
Điều chỉnh một số bài tập trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đang giảng dạy, bổ sung các bài tập thực hành phù hợp với chương trình nhằm đáp ứng các đối tượng học sinh khác nhau và cập nhật nội dung kiến thức và phương pháp dạy học.
Dạy theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh, đặc biệt là trong khâu chuẩn bị bài mới cần phải có nội dung rõ ràng. Cần phải tạo một không khí lớp học thân thiện và hợp tác lấy “động viên, khuyến khích” làm trọng. Xây dựng và bồi đắp niềm đam mê học ngoại ngữ trong học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, hội thi đố vui, hùng biện…. Rèn luyện cho học sinh tư duy phản biện “critical thinking” thông qua hệ thống câu hỏi mở (“open-ended” questions or referential questions). Đa dạng hóa các hoạt động trong lớp. Nên tạo yếu tố mới bất ngờ trong mỗi giờ học. Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, giúp học sinh học tập từ chính lỗi học sinh và bạn bè. Tạo môi trường học ngoại ngữ trong trường và lớp học để học sinh có nhiều cơ hội luyện tập sử dụng ngôn ngữ trong các giờ học, tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp và theo nhóm hợp lý và hiệu quả.
Sử dụng có hiệu quả các phương tiện hổ trợ dạy học, các thiết bị nghe nhìn phục vụ việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc trong giờ học ngoại ngữ. Tích cực đầu tư vào việc sáng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 1558 / SGD&ĐT – GDTrH Đà Lạt, ngày 10 tháng 11 năm 2009
V/v: Hướng dẫn việc dạy học tiếng Anh
THCS, THPT năm học 2009 - 2010
Kính gửi: - Các Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Các trường Trung học phổ thông.
Căn cứ công văn số 7349/BGDĐT – GDTrH ngày 25 tháng 8 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009 – 2010; công văn số 945/SGD&ĐT-GDTrH ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009 – 2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng hướng dẫn việc dạy và học tiếng Anh năm học 2009 – 2010 như sau:
NHỮNG NHIỆM VỤ CHUNG
1. Quán triệt chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
2. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Thực hiện đúng, đủ chương trình theo biên chế năm học và phân phối chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu bộ môn thể hiện qua mức độ cần đạt của từng bài cụ thể.
Căn cứ khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và PPCT của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng các tổ, nhóm chuyên môn của các trường thống nhất điều chỉnh phân phối tiết học của từng bài phù hợp với thực tiễn dạy và học và đặc thù đối tượng học sinh trong trường. Có phân phối chương trình cụ thể, thống nhất cho từng khối lớp.
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động dạy học, thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lý, tập trung vào trọng tâm, dạy sát đối tượng, huy động tất cả kiến thức sẵn có về văn hóa, xã hội cũng như ngôn ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn ngữ, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài, thúc đẩy động cơ học tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập ngoại ngữ của học sinh, đặc biệt coi trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày trước lớp, trước tập thể bằng tiếng Anh.
Điều chỉnh một số bài tập trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đang giảng dạy, bổ sung các bài tập thực hành phù hợp với chương trình nhằm đáp ứng các đối tượng học sinh khác nhau và cập nhật nội dung kiến thức và phương pháp dạy học.
Dạy theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh, đặc biệt là trong khâu chuẩn bị bài mới cần phải có nội dung rõ ràng. Cần phải tạo một không khí lớp học thân thiện và hợp tác lấy “động viên, khuyến khích” làm trọng. Xây dựng và bồi đắp niềm đam mê học ngoại ngữ trong học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, hội thi đố vui, hùng biện…. Rèn luyện cho học sinh tư duy phản biện “critical thinking” thông qua hệ thống câu hỏi mở (“open-ended” questions or referential questions). Đa dạng hóa các hoạt động trong lớp. Nên tạo yếu tố mới bất ngờ trong mỗi giờ học. Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, giúp học sinh học tập từ chính lỗi học sinh và bạn bè. Tạo môi trường học ngoại ngữ trong trường và lớp học để học sinh có nhiều cơ hội luyện tập sử dụng ngôn ngữ trong các giờ học, tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp và theo nhóm hợp lý và hiệu quả.
Sử dụng có hiệu quả các phương tiện hổ trợ dạy học, các thiết bị nghe nhìn phục vụ việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc trong giờ học ngoại ngữ. Tích cực đầu tư vào việc sáng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Vũ Hiệp
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)