Hanhchinhcong
Chia sẻ bởi Trần Lưu Quốc Doanh |
Ngày 22/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: hanhchinhcong thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chương 2
Những quan niệm về hành chính công
Nghiên cứu hành chính công trong mối tương quan với ngành học khác
Nghiên cứu hành chính công trên quan điểm quyền lực nhà nước và sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước
Nghiên cứu hành chính công theo cách tiếp cận mô tả cơ cấu
Cách tiếp cận hành chính công trong mối tương quan chính trị
Nghiên cứu hành chính công theo cách tiếp cận tìm kiếm nguyên tắc cho khoa học hành chính
Nghiên cứu hành chính công từ tư tưởng "hành vi hành chính"
Nghiên cứu hành chính công với tư cách là khoa học thực tiễn
Nghiên cứu hành chính công theo quan điểm của khoa học quản lý
Nghiên cứu hành chính công với tư cách khoa học quản lý công
Chương 2
Những quan niệm về hành chính công
Hành chính công là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Sự quan tâm trước hết đó là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động của nhà nước và chỉ có nhà nước mới dùng thuật ngữ hành chính công.
Mặt khác, nhiều người quan tâm nghiên cứu hành chính công bởi tính không rõ ràng của thuật ngữ nầy khi đặt nó vào trong môi trường hoạt động của các cơ quan nhà nước- cơ quan xử dụng quyền lực.
Ngay như nhà nước đã được nhiều nhà nghiên cứu ngay khi nhà nước ra đời, song vẫn còn nhiều nội dung chưa có thể giải thích rõ ràng khi đặt nhà nước vào trong sự vận động chung của môi trường mà nhà nước đang tồn tại, vận động và phát triển. Ví dụ như
Những xu thế như toàn cầu hoá, khu vực hoá không chỉ trên lĩnh vực thương mại (WTO) mà còn nhiều trên lĩnh vực khác nhau kể cả hoạt động quản lý nhà nước.
Sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Au trong những năm 90 của thế kỷ XX đã làm cho các nhà nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước phải quan tâm nhiều hơn về hoạt động quản lý và cố gắng cắt nghĩa tại sao lại có sự sụp đổ của một hệ thống gồm nhiều nước. Sự việc đó thuộc về yếu tố chính trị hay quản lý hay do cả hai? (trong khi đó Châu Au lại hợp nhất?)
Lịch sử phát triển xã hội loài người trải qua các phương thức tồn tại khác nhau và gắn liền với các phương thức đó là kiểu các nhà nước khác nhau.
Sự khác nhau không chỉ ở mức độ phát triển kinh tế cũng như các phương thức hoạt động kinh tế mà còn khác nhau nhiều hơn ở phương thức hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động của hành chính nhà nước - hành chính công.
Lịch sử phát triển của nhà nước và quản lý nhà nước là nền tảng cơ bản để nghiên cứu hành chính công. Tuy nhiên, có nhiều cách tư duy về thuật ngữ nầy cả trên phương diện nội dung lẫn hình thức biểu hiện.
Nghiên cứu các cách tư duy (các tư tưởng) về hành chính công cho phép các nhà khoa học cũng như các nhà hành chính hiểu rõ hơn sự phát triển tư duy về lĩnh vực nầy và những điều không thống nhất bên trong các tư tưởng đó để
có thể vận dụng các các tư duy vào trong điều kiện môi trường cụ thể.
Những tư duy (tư tưởng) hành chính công được trình bày dưới nhiều cách khác nhau. Có thể nghiên cứu theo một số cách tư duy sau :
Cách tiếp cận quyền lực nhà nước và sự phân chia, phân công quyền lực
Cách tư duy về tổ chức nhà nước
Cách tư duy về mối liên hệ hành chính công và chính trị
Cách tư duy về hành vi
Cách tư duy theo tâm lý- xã hội
Cách tư duy về mối liên hệ hành chính công- quản lý
Cách tư duy theo nguyên tắc quản lý.
Nghiên cứu hành chính công trong mối tương quan với ngành khoa học khác
Tương quan với chính trị học
Tương quan với luật học
Tương quan với kinh tế học
Tương quan với xã hội học, tâm lý học
Tương quan giữa hành chính nhà nước và quản trị kinh doanh
Như trên đã nêu, hành chính công được thừa nhận cả ở góc độ nghệ thuật và khoa học. Nghiên cứu khoa học hành chính công hay hành chính học là một lĩnh vực khoa học có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác và đây cũng chính là điều kiện cần thiết để nghiên cứu ngành khoa học hành chính.
Tương quan với chính trị học
Khoa học chính trị nghiên cứu một cách hệ thống đời sống chính trị trước hết là đời sống nhà nước.
Các nhà khoa học chính trị tìm câu trả lời cho nhiều vấn đề như : nhà nước phục vụ lợi ích cho ai? Và các dạng khác nhau của chính phủ; các đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích, áp lực; các cuộc bầu cử; các quan hệ chính trị quốc tế và hành chính công.
Mọi hoạt động đó dù của cá nhân hay tập thể đều liên quan đến những quan hệ cơ bản của con người. Khoa học chính trị gắn liền nghiên cứu những gía trị cơ bản của con người như bình đẳng, tự do, công bằng và quyền lực.
Chính trị là một khoa học nghiên cứu về đấu tranh giai cấp, về quyền lực chính trị trong các xã hội có giai cấp. Đó là ngành khoa học đấu tranh giành quyền lực và nắm giữ quyền lực nhà nước.
Chính trị học nghiên cứu các phương thức khác nhau để thống trị xã hội, nghiên cứu các học thuyết về nhà nước và bản chất nhà nước.
Chính trị học nghiên cứu các học thuyết chính trị; các thể chế chính trị đã và đang tồn tại hiện nay trên thế giới; nghiên cứu hành vi của công chúng, các nhóm lợi ích khác nhau đối với nhà nước cũng như các mối quan hệ giữa các quốc gia.
Chính trị học nghiên cứu đến sự phát triển quốc gia thông qua việc xác định những mục tiêu mà quốc gia phải vươn đến trong từng thời kỳ; sự phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan nhà nước khác nhau cũng như cách thức liên hệ giữa các yếu tố đó (xem phần đầu của môn chính trị học)
Chính trị học cũng nghiên cứu cả những vấn đề thuộc về hoạch định các chiến lược, chính sách vĩ mô của quốc gia làm căn cứ cho việc đề ra các tác nghiệp cụ thể.
Trong thời đại ngày nay, chính trị học đang len lỏi vào nhiều lĩnh vực để nghiên cứu các quy luật của các mối quan hệ đang nẩy sinh và phát triển trong môi trường chính trị quốc tế phức tạp
Khoa học chính trị được nghiên cứu gia tăng không ngừng trong thời đại ngày nay, đặc biệt nó quan tâm nhiều đến hoạt động của chính phủ.
Khoa học chính trị nghiên cứu quy trình hoạt đông của các cơ quan chính phủ (chính phủ, các bộ, các cấp chính quyền địa phương). Khoa học chính trị cung cấp những cơ sở cần thiết cho việc xem xét, đánh giá, phê bình, chỉ trích, và cải cách hoạt động của chính phủ .
Nhiều nhà khoa học chính trị đã tham gia trong nhiều chương trình, dự án, của chính phủ như những nhà cố vấn, tư vấn. Họ cũng tham gia tư vấn (mức độ rất khác nhau giữa các nước) cả cho các nhà lập pháp và công chức. Họ tham gia vào nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ công dân.
Các nhà khoa học chính trị cũng tiến hành nghiên cứu các chính phủ nhằm so sánh thể chế chính trị và thực tiễn hoạt động của của hai hay nhiều nước. Điều đó cũng sẽ giúp các nhà hành chính hiểu tốt hơn hoạt động của mình.
Hành chính công là một bộ phận của nhà nước (chính phủ) và chính trị. Nhưng nó được tách ra khỏi nhà nước (chính phủ) và chính trị vì tính rộng lớn và phức tạp của hoạt động hành chính công :
hành chính công liên quan đến những vấn đề mà người làm việc công phải giải quyết như : kế toán (kế hoạch) (?), ngân sách, quản lý nhân sự v.v.v.
Nếu như hành chính học nghiên cứu hành chính như là cách thức khác nhau để đi đến mục tiêu thì nền tảng ban đầu của hành chính học là chính trị học, nơi các mục tiêu chiến lược, chính sách vĩ mô được đặt ra. Nhưng hành chính học phải nghiên cứu và tìm ra các cách thức khác nhau theo quy luật nhất định phối hợp nhiều nguồn lực của tổ chức nhà nước nhằm đạt mục tiêu của chính trị và nhà nước.
Một số hoạt đông mang tính tác nghiệp cụ thể lại không được đề cập đến trong chính trị học như việc sử dụng ngân sách, tài chính, thiết kế bộ máy.
Xét trên phương diện thứ nhất, có thể thừa nhận sự phụ thuộc chính trị của hành chính hay kết qủa nghiên cứu chính trị học là đầu vào của hành chính học.
Trên phương diện thứ hai, hành chính học độc lập nhưng chỉ mang tính tương đối so với chính trị học khi hành chính được quyền quyết định cách thức giải quyết để đi đến mục tiêu của tổ chức.
Tính tương đối nầy ngày càng trở nên không rõ nét khi nhiều mối quan hệ giữa hành pháp và lập pháp; giữa các nhà hoạch định chính sách và thực thi chính sách được thiết lập và củng cố. Đó cũng chính là mối quan hệ giữa chính trị và hành chính.
(ranh giới giữa các quyền)
Trong sự phát triển không ngừng của xã hội. Vai trò và mối quan hệ giữa hành chính và chính trị đã thay đổi.
Các nhà hành chính - bộ phận thực thi quyền hành pháp trong bộ máy nhà nước đã không chỉ dừng lại ở việc thi hành các quyết định chính trị (chức năng thứ nhất của hành chính), mà đã có vai trò ngày càng lớn trong việc chuẩn bị các quyết định chính trị đó thông qua việc cung cấp những điều kiện cần thiết về vật chất, thông tin cho việc ban hành các quyết định.
Và trên thực tế, nhiều sáng kiến lập pháp, sáng kiến chính sách (vĩ mô) xuất phát từ các nhà hành chính và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính sách của nhà nước, của quốc gia.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hành chính (hành pháp) đang lấn át chính trị (lập pháp) bởi những kiến thức, kỹ năng quản lý và sự nhạy cãm với môi trường. Chức năng nầy của hành chính trứơc đó bị coi là chức năng thứ hai nay đang dần trở thành đồng hành với chức năng thứ nhất.
Mối quan hệ giữa hành chính và chính trị đã thay đổi, nhận thức tính "trung lập" của công chức hành chính về chính trị đã không còn. Đây là điều đã và đang xảy ra đối với mọi quốc gia trên thế giới.
Nếu như trước đây người ta quan niệm "tính trung lập tuyệt đối" của công chức, thì ngày nay, có thể nói, Thủ tướng, Bộ trưởng, và đường lối chính trị của các nhà chính trị nầy đã có ảnh hưởng rất lớn trong bộ máy hành chính nhà nước.
Mặc dù, ngưới ta vẫn thừa nhận "tính trung lập" của hành chính trong việc quản lý quốc gia nhằm đảm bảo tính liên tục, ổn định của nền hành chính khi có những sự thay đổi chính trị của đảng cầm quyền, nhưng trong hoạt động hàng ngày khó có thể bỏ qua chính kiến của công chức lãnh đạo.
Cần lưu ý thuật ngữ "trung lập" theo khía cạnh kỹ thuật hơn là khía cạnh nội dung hoạt động. Về phương diện nầy thì:
Khi một thể chế chính trị thay đổi, đường lối vĩ mô thay đổi và cả hệ thống pháp luật cũng có thể bị thay đổi thì nền tảng kỹ thuật vẫn được áp dụng để thực hiện hoạt động quản lý hành chính.
Bên cạnh đó, các nhà chính trị và các nhà hành chính đều phải quan tâm đến nhiều vấn đề xã hội như đảng phái chính trị, nhóm lợi ích, dư luận của công chúng. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến hoạt đông chính trị và hành chính.
Tương quan với luật học:
Xét trên tổng thể, hoạt đông hành chính công đều phải trong khuôn khổ pháp luật nhà nước; trong các quy định cụ thể của Luật Hành chính cũng như các yếu tố khác của riêng hành chính.
Khoa học luật nói chung và khoa học luật hành chính nói riêng nhằm bảo vệ tất cả những ai có liên quan đến hành chính, nhằm đảm bảo cho hành chính với phạm vi quyền hạn rất lớn nhưng không xâm phạm lợi ích chung.
Trên phương diện nầy, các nhà Luật học nghiên cứu cách thức để ấn định quyền hạn của các cơ quan đó. Nghiên cứu những hành vi, tác phong và cách thức ứng xử các hoạt động của hành chính để có thể đưa ra những chế định cần thiết cho hoạt động hành chính nhằm định hướng những hành vi cho hành chính hoạt động.
Trong khi đó, hành chính lại cũng phải tìm cách để xử lý các vấn đề trực tiếp do mình phải giải quyết bằng sự vận dụng nhiều loại kiến thức khác nhau.
Mối quan hệ giữa hành chính và luật học là mối quan hệ xuất hiện khá sớm, ngay từ khi nhà nước ra đời.
Sự cai trị xã hội của nhà nước chuyển từ cai trị theo ý muốn của cá nhân (vua) sang ý muốn của nhân dân. Cai trị chuyển từ sắc lệnh sang pháp luật nhưng trong trường hợp nào thì hoạt động của hệ thống hành chính cũng được đặt trong khuôn khổ của luật pháp. Thiếu luật pháp, không thể hướng nhân dân vào cùng mục tiêu. Sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống luật pháp làm cho hoạt động của hành chính càng có hiệu lực hiệu quả hơn.
Hoạt động hành chính nhà nước là những hoạt động thực thi các quyết định hành chính.
Trong một nhà nước pháp quyền, tất cả các quyết định chính trị cũng như các quyêt định hành chính đều bị ràng buột bởi hệ thống pháp luật nhà nước. Không có ai đứng trên và ngoài pháp luật, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.
Lụât học nghiên cứu nền tảng pháp luật bắt buộc mọi chủ thể xã hội tuân theo. Trong khi đó hoạt động hành chính lại là những hoạt động chấp hành các quyết định hành chính và chính trị. Chủ (khách) thể tác động của hành chính tuy có chung với chủ (khách) thể tác động của pháp luật nhưng cách thức tác động khác nhau.
Luật học nghiên cứu những cách thức, chế định để bắt buộc xã hội tuân theo. Trong khi đó, hành chính học nghiên cứu những cách thức đạt được mục tiêu quốc gia, tổ chức một cách hiệu quả nhất.
Hành chính học nghiên cứu cách thức để con người trong bộ máy hành chính nhà nước (chủ yếu là công chức) cần có những hành vi hợp pháp và hợp lý. Luật học đưa ra quy định cấm đoán, bắt buộc hoặc thoả thuận, nhưng không bàn đến hành vi và cách thức tiến hành để đạt được hiệu năng.
Sự xuất hiện ngày càng phổ biến "Luật hành chính" ở các quốc gia đã làm cho hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước hiệu quả hơn; hạn chế được những nhược điểm vốn có của hệ thống hành chính và đặt hành chính dưới luật hành chính nhằm hạn chế sự vi quyền và việc "xét xử nội bộ" của hành chính.
Tương quan với kinh tế học
Kinh tế học nghiên cứu các quy luật kinh tế của các xã hội, các hình thức sở hữu. Kinh tế học cũng nghiên cứu những quy luật cơ bản cho hoạt động của nhà nước trên trên các lĩnh vực tài chính như ngân sách, thuế và các học thuyết kinh tế trong các giai đoạn phát triển của xã hội loài người.
Trong khi đó, hành chính công nghiên cứu các hoạt động quản lý nói chung và hoạt động hành chính nhà nước nói riêng trên lĩnh vực kinh tế. Nó nghiên cứu các hình thức tác động của quyền lực để quản lý sự vận động và phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn.
Học thuyết kinh tế cũng như kết quả nghiên cứu của khoa học kinh tế cung cấp cho các nhà hành chính những nền tảng cơ bản để tiến hành nghiên cứu và lực chọn phương thức quản lý nhà nước về kinh tế một cách hiệu quả.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa hành chính công và kinh tế học cần chú ý đến tính hai mặt của mối quan hệ nầy:
Trước hết, đó là tác động mang tính quyền lực nhà nước đối với đời sống kinh tế quốc gia trong từng giai đoạn.
Đó cũng chính là cơ sở để hình thành những tư tưởng quản lý kinh tế như: Bàn tay vô hình của Adame Smith; không thể vỗ bằng một bàn tay của Samuelson.tác động của nhà nước đến kinh tế mang tính điều tiết, can thiệp, hạn chế.
Khía cạnh đặc biệt quan tâm của các nhà hành chính là tìm những quy luật tác động đến đời sống kinh tế để thúc đẩy các quy luật khách quan của kinh tế một cách có lợi nhất cho xã hội.
Mặt khác, mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học kinh tế và hành chính công sẽ giúp các cơ quan nhà nước xác định đúng hơn vai trò trực tiếp của mình trong hoạt động kinh tế, chủ yếu là việc hình thành các chủ thể kinh tế do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tương quan với xã hội học, tâm lý học
Nghiên cứu mối tương quan giữa hành chính học và xã hội học cũng như với tâm lý học cũng chính là nghiên cứu việc áp dụng những thành quả của xã hội học và tâm lý học vào trong hành chính học và tìm ra những cơ sở tương đồng giữa hai lĩnh vực nầy.
Xã hội học là lĩnh vực khoa học nghiên cứu nhiều vấn đề đến nguồn gốc xã hội của các tổ chức xã hội; sự vận động và phát triển của các tổ chức xã hội loài người; nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và con người; con người và tổ chức và các tổ chức với nhau.
Xã hội học cũng nghiên cứu những cách thức hình thành các định chế khác nhau trong xã hội loài người. Nhiều nhà xã hội học tập trung nghiên cứu khá cụ thể những nguyên nhân (xã hội) của những hành động, hành vi, cách ứng xử của cá nhân cũng như của tập thể.
Trên khía cạnh khác, tâm lý học cũng nghiên cứu khá nhiều vấn đề tập trung xung quanh những diễn biến của các hoạt động tập thể và cố gắng cắt nghĩa tại sao các tổ chức lại có những phong cách riêng của mình. Một trong những vấn đề mà các nhà tâm lý và nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào là: cái gì là động cơ thúc đẩy con người, tổ chức hành động như họ đã hành động.
Nhà nước cũng như hành chính nhà nước là một sản phẩm của xã hội, nhưng nhà nước và hành chính nhà nước là những thiết chế đặc biệt trong xã hội. Bản thân nó không chỉ chịu tác động của chính các yếu tố xã hội mà nó còn tác động, ảnh hưởng ngược lại rất lớn đến các yếu tố xã hội, các tầng lớp, các giai cấp khác nhau trong xã hội.
Mối tác động qua lại của các yếu tố xã hội đến hành chính và ngược lại làm cho hành chính học và xã hội học cũng như tâm lý học có sự kế thừa, khai thác lẫn nhau.
Với tác động của xã hội học, đặc biệt những nghiên cứu của Weber về mối quan hệ giữa xã hội với nhà nước (các giai đoạn phát triển khác nhau), các nhà hành chính sử dụng các kiến thức đó để nghiên cứu tổ chức hành chính nhà nước cũng như quy định mà các tổ chức hành chính sử dụng để tác động đến xã hội.
Nghiên cứu xã hội học và tâm lý học sẽ làm cơ sở để các nhà hành chính có thể hiểu rõ hơn thái độ, cách thức, hành vi ứng xử của cá nhân các nhà hành chính cũng như của cơ quan hành chính trong những điều kiện môi trường khác nhau. Nhiều bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển đã thể hiện rất rõ nét trong hoạt động hành chính cũng như các nhân viên hành chính.
Các nhà hành chính học đã sử dụng khá nhiều kỹ năng, phương pháp nghiên cứu của xã hội học và tâm lý học trong nghiên cứu hành chính học.
Những phương pháp như thăm dò dư luận, điều tra xã hội học, trắc nghiệm ứng xử được các nhà hành chính học coi như những công cụ hữu hiệu để nghiên cứu những vấn đề con người, cách ứng xử của họ trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Hiện nay trên thế giới, nhiều nhà hành chính đang quan tâm nghiên cứu về phương diện văn hoá hành chính với các đặc trưng xã hội của nó. Hành chính học tác động tích cực đến nghiên cứu xã hội học và tâm lý học không chỉ là ở khía cạnh ngăn chận những cái xấu, mà còn thể hiện vai trò hỗ trợ phát triển những thuần phong mỹ tục của văn hoá địa phương hay của quôc gia.
Như vậy, hành chính cũng là một công cụ rất đắc lực để xoá bỏ những tàn tích cổ hủ và phát huy những mặt tích cực của đời sống văn hoá xã hội.
Tương quan giữa hành chính nhà nước và quản trị kinh doanh
Quản lý sản xuất, kinh doanh là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong nhiều thập kỷ qua khi các nhà nghiên cứu quản lý tập trung vào các cách thức để đạt được mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận cao trên cơ sở chi phí thấp nhất hay năng suất cao nhất trên cơ sở chi phí không đổi.
Trong qủan lý học, trường phái "quản lý theo khoa học" của F. Taylor được coi là cuộc cách mạng trong quản lý sản xuất, kinh doanh và đem lại hiệu suất lao động cao hơn trong các tổ chức kinh doanh.
Các nhà nghiên cứu quản lý sản xuất, kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm các mô hình quản lý cần thiết cho tổ chức. Những cuộc điều tra khảo sát theo kiểu Taylor đã trở thành phổ biến. Qua khảo sát, nhiều vấn đề đã được các nhà quản lý sản xuất kinh doanh áp dụng để đem lại hiệu quả. Ví dụ, môi trường làm việc; phong cách của các nhà quản lý là những yếu tố được các nhà nghiên cứu quản lý sản xuất kinh doanh chú ý.
Những thành tựu của khoa học quản lý trong khu vực sản xuất kinh doanh đã được các nhà hành chính quan tâm. Nhiều thành công của quản lý sản xuất kinh doanh theo "mô hình quản lý theo khoa học" của Taylor đã được các nhà hành chính áp dụng và ngay cả chính các nhà nghiên cứu khoa học quản lý cũng đã chuyển dần sang nghiên cứu hoạt động đặc thù của các cơ quan hành chính nhà nước để có thể áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý cho các tổ chức hành chính nhà nước.
Mặc dù trong quản lý sản xuất kinh doanh mà nhiều người coi đó là hành chính tư (gắn liền với quản lý kinh doanh để kiếm lời) thì hành chính nhà nước hoạt động không vì lợi nhuận.
Nhưng có rất nhiều cách thức hoạt động, nghệ thuật quản lý sản xuất, kinh doanh (quản trị kinh doanh) được áp dụng thành công trong nền hành chính nhà nước. Có một số nhà hành chính đã thừa nhận: nhiều mô hình qủan lý theo khoa học cần được áp dụng trong tất cả các tổ chức, không phân biệt tổ chức nhà nước hay tư nhân.
Đó cũng chính là xu thế tất yếu khi nhiều người muốn thay thế thuật ngữ hành chính nhà nước (hành chính công (Public administration) sang quản lý công (public management).
Tuy nhiên, cần chú ý đến tính chất khác biệt giữa quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý nhà nước và hành chính nhà nước đối với các thực thể hoạt động sản xuất kinh doanh (kể cả thực thể của nhà nước).
Hai phạm trù quản lý khác nhau, do đó, nội dung và phương thức quản lý khác nhau, không nhầm lẫn giữa phương thức hoạt động quản lý một đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước và quản lý nhà nước của các đơn vị trong tổng thể chung hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động qủan lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước.
Trong xã hội hiện nay, khoa học quản lý được áp dụng cho nhiều loại tổ chức, kể cả tổ chức nhà nước.
Khi xem xét hành chính theo nghĩa cung cấp dịch vụ thì đòi hỏi việc quản lý và tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ theo mô hình chi phí-kết quả là một tất yếu. Nếu không xác định rõ mối quan hệ chi phí-kết quả của hoạt động cung cấp dịch vụ của hành chính nhà nước thì khó có thể thoả mãn nhu cầu của xã hội, công dân trong điều kiện nguồn lực hạn chế.
Nghiên cứu hành chính công trên quan điểm quyền lực nhà nước và sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước
Những người nghiên cứu hành chính công theo dòng tư tưởng nầy bắt đầu từ việc nghiên cứu quyền lực nhà nước ở các quốc gia khác nhau. Đây là chủ đề quan tâm không chỉ của các nhà hành chính (khoa học hành chính) mà còn của các nhà khoa học chính trị nữa.
Nghiên cứu các mô hình nhà nước khác nhau và sự phân chia việc thực thi các loại quyền lực đã chỉ ra một xu hướng chung là các quyền hành pháp được trao cho các tổ chức khác nhau của nhà nước thực hiện.
Sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước tồn tại ở mọi quốc gia dù quốc gia đó theo mô hình tam quyền phân lập hay theo mô hình quyền lực nhà nước là thống nhất, tập trung.
Sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước tồn tại cả trong các nhà nước phong kiến hiện đại đến các nhà nước công nghiệp phát triển; từ nhà nước tư bản đến nhà nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa (Đông Au và Liên Xô cũ trước đây).
Sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước là một tất yếu, nhưng mối quan hệ giữa các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước là một trong những vấn đề mà các nhà nghiên cứu hành chính quan tâm. (cân bằng hay chấp hành?)
Các nhà nghiên cứu hành chính công căn cứ vào những quyền hợp pháp đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của quốc gia (Hiến pháp, Luật) để nghiên cứu tại sao nhà nước lại quy định như vậy và các cơ quan nhà nước được trao nhiệm vụ thực thi quyền lực nhà nước phải làm gì.
Theo cách tiếp cận nầy, các nhà nghiên cứu coi hành chính công là một công cụ bổ trợ bên cạnh Luật công trong khi nghiên cứu, tập trung nhiều hơn về sự hình thành và phát triển Luật công. Các trường đại học cũng chỉ tập trung giảng dạy các nội dung Luật công và coi hành chính công chỉ là một lĩnh vực bổ trợ. Các giáo trình hành chính công do đó bị hạn chế. (hành chính bị thiên về luật pháp=hành chính chỉ chỉ chỉ cần chấp hành luật?)
Nghiên cứu hành chính công theo cách tiếp cận đến sự phân chia thực thi quyền lực (theo cách nầy- hành pháp chỉ chấp hành luật) làm cho hành chính công trở nên bị động, lệ thuộc. Không chỉ bị động, lệ thuộc vào lập pháp (mang ý nghĩa chính trị và phụ thuộc chính trị) mà còn cả vào tư pháp.
Nghiên cứu hành chính công theo cách tiếp cận mô tả cơ cấu
Đây là cách tiếp cận phổ biến nhất trong tất cả những nghiên cứu về hành chính công.
Theo cách tiếp cận nầy, những yếu tố cấu thành của hành chính là tổ chức, quản lý nhân sự, phối hợp và kiểm soát bắt buộc đối với tài chính và pháp luật. Tư duy theo cách như vậy, hành chính công được định nghĩa là "quản lý nhân lực và vật lực trong việc thực hiện những mục tiêu của Nhà nước".
Cách tiếp cận mô tả cơ cấu chú trọng vào các vấn đề như cơ cấu tổ chức, kỹ thuật quản lý nhân sự của chính phủ và quản lý tài chính, luật hành chính và trách nhiệm hình chính.
(Chỉ quản lý công việc mà không quan tâm đến con người)
Mặc dù đây là cách tiếp cận tương đối khoa học, nhưng cách tiếp cận nầy vẫn bị chỉ trích là không chú trọng đến những vấn đề có liên quan đến môi trường của nền hành chính, chưa quan tâm một cách đầy đủ đến hoạt động hành chính như là một sự hợp tác, phối hợp của những con người nhằm đạt mục tiêu chung, mà thiếu đặc điểm nầy, "hành chính" sẽ mất đi ý nghĩa lớn.
Thêm vào đó, trong khi quá chú trọng vào các kỹ thuật đối với việc thực thi các chương trình đã được vạch sẵn, cách tiếp cận nầy đã bỏ qua những khía cạnh lý thuyết về hành chính và hoàn toàn không chú ý đến công dân, những người bị tác động ảnh hưởng trực tiếp bới các hoạt động hành chính.
Cách tiếp cận hành chính công trong mối tương quan chính trị
Tách hành chính công với chính trị
Hành chính và chính trị có cùng nguồn gốc
Mối quan hệ giữa hành chính công và chính trị được nhiều nhà nghiên cứu hành chính quan tâm. Bản chất của nhà nước cũng như lập pháp mang tính chất chính trị; còn hành chính công có mục đích phục tùng chính trị thì nó quan hệ như thế nào với chính trị?
Tách hành chính công với chính trị
Mô hình phân đôi (tách) hành chính và chính trị được Frank J Goodnow và Leonard D White đề cập đến trong tác phẩm " chính trị và hành chính" năm 1900.
Trong tác phẩm của mình, Goodnow cho rằng nhà nước có hai chức năng cơ bản: chức năng chính trị liên quan đến việc đưa ra các chính sách công; trong khi đó chức năng thứ hai là thực hiện các chính sách nầy. Chức năng thứ nhất là chính trị, chức năng thứ hai là hành chính.
Chính sự phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan khác nhau thực thi các loại quyền đó tạo nên sự khác biệt nầy, ngành lập pháp thể hiện ý chí nhà nước và lập ra cac chính sách; ngành hành pháp thực thi các chính sách nầy một cách "vô tư" và phi chính trị.
Những người tiếp cận nghiên cứu hành chính công theo hướng nầy tìm kiếm cho hành chính công....(có chấp hành tuyệt đối với chính trị?).
Theo các nhà nghiên cứu cách tiếp cận nầy, nếu hành chính bắt đầu từ pháp luật sẽ làm cho khoa học hành chính chú trọng nhiều hơn đến tính pháp lý hơn là những tác nghiệp phải có của hành chính và trong khuôn khổ chung đó, hành chính bị giới hạn nhiều vấn đề.
Hành chính công cần thoát ra khỏi sự quá lệ thuộc vào pháp luật vốn thể hiện ý chí chính trị, mà phải dựa nhiều hơn vào khoa học quản lý với các chức năng qủan lý của hành chính.
Hành chính và chính trị có cùng nguồn gốc
.. Theo Allen Schick trong cuốn "chấn thương của các quan điểm chính trị" -(the trauma of politics: public administration in the sixties) rằng "hành chính" và "chính trị" là những gì hoàn toàn không thể tách rời nhau được. Ong cho rằng hành chính công luôn luôn phục vụ quyền lực và có quyền lực, rằng sự phuc vụ quyền lực là để giúp giới quyền lực giữ vững sự cai trị có hiệu quả hơn. Theo ông, tất cả mọi người đều có lợi từ sự cai trị tốt của chính phủ.
Nghiên cứu hành chính công theo cách tiếp cận tìm kiếm nguyên tắc cho khoa học hành chính
Nguyên tắc bộ máy thư lại
Nguyên tắc quản lý theo khoa học
Nguyên tác quản lý hành chính của Henry Fayol
Nguyên tắc quản lý kỹ thuật của hành chính (Luther Gulick và Lyndall Wick)
Nguyên tắc quản lý theo quy mô, phạm vi kiểm soát của tổ chức
Xem qlhdc
Nghiên cứu hành chính công từ tư tưởng "hành vi hành chính"
!!!
carrot-and-stick
car·rot-and-stick adjective
combining reward and punishment: relating to or characterized by the use of persuasion involving a combination of rewards and punishments
• During the fast-paced negotiations, the diplomats employed a carrot-and-stick strategy.
Encarta® World English Dictionary ©
Nghiên cứu hành chính công với tư cách là khoa học thực tiễn
Nghiên cứu tình huống
Hành chính so sánh và hành chính phát triển
Dòng tư tưởng nầy của các nhà nghiên cứu hành chính công xuất phát từ tính phức tạp của các dòng tư tưởng đã nêu trên về khoa học hành chính công cũng như những khó khăn khi nghiên cứu lý thuyết của khoa học hành chính.
Các nhà nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy nhiều cách giải quyết hơn về hoạt động của hành chính công và qua đó cố gắng tìm ra những nét chung.
Có hai cách tiếp cận thực nghiêm về nghiên cứu hành chính công.
Nghiên cứu tình huống
Hành chính so sánh và hành chính phát triển
Nghiên cứu tình huống
Phương pháp nghiên cứu tình huống được áp dụng từ những năm 30 ở nhiều nước. Các công trình nghiên cứu tình huống đều do các nhà hành chính viết về những vấn đề quản lý và cách thức mà họ giải quyết chúng.
Phương pháp tình huống đã trở thành một trong những phương pháp đào tạo và nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực quản lý nói chung..và trong hành chính công........
Hành chính so sánh và hành chính phát triển
So sánh hành chính công qua các nền văn hoá khác nhau là một cách tiếp cận mới.
Hành chính công là một khoa học hay nghệ thuật, có những nguyên tắc riêng của mình hay không cũng được xem xét cụ thể qua sự so sánh các nền hành chính công của từng nền văn hoá khác nhau.
Trước đây, theo các nhà nghiên cứu hành chính công dựa trên nguyên tắc (khoa học) thì cho rằng: Những nguyên tắc "là hữu ích với tư cách hướng dẫn hành động trong các nền hành chính công của nước Nga thì cũng hữu ích đối với nền hành chính công của Vương quốc Anh, Irắc và Hợp chủng quốc Hoa kỳ" (L. White).
Tuy nhiên, các nhà hành chính công sau nầy như R. Dahl và D.C Waldo đã chỉ ra rằng các yếu tố văn hoá có thể làm cho nền hành chính ở nơi nầy khác với nền hành chính công ở nơi khác. Nghiên cứu so sánh các nền văn hoá khác nhau có thể tìm ra được những nét khác biệt về hành vi do văn hoá khác nhau đưa đến.
Hành chính so sánh chú trọng vào 5 vấn đề sau:
Nghiên cứu lý luận
Thuyết phục việc ứng dụng lý thuyết vào thực tế
Đóng góp vào lĩnh vực chính trị học so sánh
Quan tâm đến các nhà nghiên cứu được đào tạo theo truyền thống của luật hành chính
Phân tích và so sánh những vấn đề hành chính công.
Nghiên cứu hành chính so sánh để làm cơ sở nghiên cứu hành chính công cần quan tâm hai vấn đề:
Thứ nhất, hành chính công mang tính văn hoá, bị ảnh hưởng rất nhiều bới văn hoá, vì vậy, đôi khi nó mang tính chủ nghĩa địa phương.
Thứ hai, hành chính so sánh từ khi bắt đầu ra đời đã có mục đích xây dựng lý thuyết nghiên cứu so sánh giữa các nền văn hoá khác nhau sẽ tạo cơ hội để đưa ra những khái quát chung về lý thuyết của hành chính công.
Nghiên cứu hành chính công so sánh có thể tiến hành theo ba xu hướng chủ yếu như sau:
Khuynh hướng thứ nhất mang tính thực nghiệm:
Khi nghiên cứu về hành chính so sánh người ta chỉ tập trung vào những nét tốt đẹp điển hinh của một mô hinh nào đó rồi xây dựng thành điển hình để đem áp dụng cho các quốc gia hay tổ chức khác. Cách tiếp cận nầy là lấy một nước phát triển có nhiều thành công như là "tấm gương chung".
Ví dụ, nền hành chính công nghiệp của các nước phát triển Au, Mỹ - một nền hành chính gắn với kinh tế thị trường, cạnh tranh, năng động và có hiệu quả cao - đang được nhiều nhà chuyên gia hành chính chuyển tải đến cho các nước trong tiến trình chung của xu thế quốc tế hoá hiện nay.
Nếu như các nhà chuyển tải không quan tâm đến yếu tố môi trường thì các mô hình hành chính "tấm gương" khó được chấp nhận hoặc việc áp dụng sẽ rất hạn chế.
Điều nầy đã được chỉ ra trong nhiều thập kỷ qua khi các nước đang phát triển nhận được sự trợ giúp chuyển đổi mô hình hành chính công của họ từ các nhà hành chính và các chuyên gia phương Tây.
Các nghiên cưú so sánh trên chỉ mang tính bề nổi với những đề xuất thay đổi bằng cách "bắt chước" những điển hình thực tiễn thành công.
Chúng chưa nêu lên những nguyên nhân chính quyết định sự thành công hay thất bại của mô hình, để từ đó có thể đưa ra những đề xuất thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi nền hành chính. Khuynh hướng nầy mang lại kết quả nhất định nhưng nó không toàn diện nên nếu áp dụng máy móc thì có thể dẫn đến thất bại.
Khuynh hướng thứ hai cũng mang tính chất thực tế, song so với khuynh hướng thứ nhất, nó bắt đầu đặt vấn đề về việc tìm ra những lý luận chung trong phát triển hành chính.
Phương pháp tiếp cận nầy phát triển từ việc tập trung nghiên cứu những nét khái quát chung của các đạo luật, các văn bản pháp quy điều chỉnh hành vi hành chính và các mối quan hệ tương tác giữa các biến số trong hệ thống hành chính công, rồi tìm cách đưa ra những điểm chung, bao quát của các mô hình hành chính của các nước khác nhau.
Khuynh hướng nầy xuất phát từ một triết lý hết sức đơn giản được xem là chân lý: bất kỳ một nền hành chính nào cũng có một số sứ mệnh và chức năng bắt buộc mà các nhà hành chính phải thực thi.
Vậy, có những quy luật chung, những nguyên tắc chung mang tính lý luận quyết định hiệu quả của việc thực thi các sứ mệnh, các chức năng đó.
Khuynh hướng thứ ba có vẽ hợp lý và linh hoạt hơn cả là dựa trên quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn:
mỗi một quốc gia, một dân tộc, một tổ chức đều có tiếng nói riêng của mình không chỉ trong ngôn ngữ, văn hoá mà còn trong cách tổ chức và hoạt động của bộ máy công quyền thích hợp với môi trường dân tộc, chính trị, kinh tế và xã hội riêng.
Đây là khuynh hướng chú trọng nhiều vào phân tích thực tiễn ảnh hưởng của môi trường hành chính đòi hỏi các nghiên cứu phải tập trung phân tích các điều kiện tồn tại và phát triển của nền hành chính trong sự đa dạng , phong phú của các hệ thống chính trị và hệ thống hành chính nhằm giải đáp được các vấn đề như:
Những đăc điểm nào của bộ máy hành chính là quyết định và vừa phản ảnh được yêu cầu thực tế của xã hội, vừa phản ánh được toàn bộ cơ cấu khái quát của nền hành chính, sự phân chia cấp bậc trong bộ máy và khuôn khổ chuyên môn hoá cũng như các xu hướng hành vi trong hoạt động hành chính là vận dụng đúng các nguyên tắc về khoa học tổ chức có hiệu quả.
Trong phạm vi nào bộ máy hành chính được tham dự vào việc ra các chính sách, quyết định quan trọng (và trong phạm vi nào thì bộ máy hành chính có quyền thi hành các quyết định đó, bảo đảm được đường lối phát triển đất nước).
Những biện pháp quan trọng.
Nghiên cứu hành chính công theo quan điểm của khoa học quản lý
Nghiên cứu hành chính công với tư cách khoa học quản lý công
Tư duy về sự thay đổi của hành chính công
Các đặc tính của mô hình mới của quản lý công
Tư duy về sự thay đổi của hành chính công
Nghiên cứu sự thay đổi vai trò của nhà nước đối với xã hội có thể chỉ ra nhiều xu hướng khác nhau.
Đặc biệt nhà nước ngày càng gia tăng vai trò của mình trong các họat động kinh tế - xã hội, can thiệp quá sâu vào các ngành, các lĩnh vực.
Nhà nước trực tiếp làm kinh tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả những lĩnh vực tư nhân có thể đảm nhận. Nền kinh t
Những quan niệm về hành chính công
Nghiên cứu hành chính công trong mối tương quan với ngành học khác
Nghiên cứu hành chính công trên quan điểm quyền lực nhà nước và sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước
Nghiên cứu hành chính công theo cách tiếp cận mô tả cơ cấu
Cách tiếp cận hành chính công trong mối tương quan chính trị
Nghiên cứu hành chính công theo cách tiếp cận tìm kiếm nguyên tắc cho khoa học hành chính
Nghiên cứu hành chính công từ tư tưởng "hành vi hành chính"
Nghiên cứu hành chính công với tư cách là khoa học thực tiễn
Nghiên cứu hành chính công theo quan điểm của khoa học quản lý
Nghiên cứu hành chính công với tư cách khoa học quản lý công
Chương 2
Những quan niệm về hành chính công
Hành chính công là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Sự quan tâm trước hết đó là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động của nhà nước và chỉ có nhà nước mới dùng thuật ngữ hành chính công.
Mặt khác, nhiều người quan tâm nghiên cứu hành chính công bởi tính không rõ ràng của thuật ngữ nầy khi đặt nó vào trong môi trường hoạt động của các cơ quan nhà nước- cơ quan xử dụng quyền lực.
Ngay như nhà nước đã được nhiều nhà nghiên cứu ngay khi nhà nước ra đời, song vẫn còn nhiều nội dung chưa có thể giải thích rõ ràng khi đặt nhà nước vào trong sự vận động chung của môi trường mà nhà nước đang tồn tại, vận động và phát triển. Ví dụ như
Những xu thế như toàn cầu hoá, khu vực hoá không chỉ trên lĩnh vực thương mại (WTO) mà còn nhiều trên lĩnh vực khác nhau kể cả hoạt động quản lý nhà nước.
Sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Au trong những năm 90 của thế kỷ XX đã làm cho các nhà nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước phải quan tâm nhiều hơn về hoạt động quản lý và cố gắng cắt nghĩa tại sao lại có sự sụp đổ của một hệ thống gồm nhiều nước. Sự việc đó thuộc về yếu tố chính trị hay quản lý hay do cả hai? (trong khi đó Châu Au lại hợp nhất?)
Lịch sử phát triển xã hội loài người trải qua các phương thức tồn tại khác nhau và gắn liền với các phương thức đó là kiểu các nhà nước khác nhau.
Sự khác nhau không chỉ ở mức độ phát triển kinh tế cũng như các phương thức hoạt động kinh tế mà còn khác nhau nhiều hơn ở phương thức hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động của hành chính nhà nước - hành chính công.
Lịch sử phát triển của nhà nước và quản lý nhà nước là nền tảng cơ bản để nghiên cứu hành chính công. Tuy nhiên, có nhiều cách tư duy về thuật ngữ nầy cả trên phương diện nội dung lẫn hình thức biểu hiện.
Nghiên cứu các cách tư duy (các tư tưởng) về hành chính công cho phép các nhà khoa học cũng như các nhà hành chính hiểu rõ hơn sự phát triển tư duy về lĩnh vực nầy và những điều không thống nhất bên trong các tư tưởng đó để
có thể vận dụng các các tư duy vào trong điều kiện môi trường cụ thể.
Những tư duy (tư tưởng) hành chính công được trình bày dưới nhiều cách khác nhau. Có thể nghiên cứu theo một số cách tư duy sau :
Cách tiếp cận quyền lực nhà nước và sự phân chia, phân công quyền lực
Cách tư duy về tổ chức nhà nước
Cách tư duy về mối liên hệ hành chính công và chính trị
Cách tư duy về hành vi
Cách tư duy theo tâm lý- xã hội
Cách tư duy về mối liên hệ hành chính công- quản lý
Cách tư duy theo nguyên tắc quản lý.
Nghiên cứu hành chính công trong mối tương quan với ngành khoa học khác
Tương quan với chính trị học
Tương quan với luật học
Tương quan với kinh tế học
Tương quan với xã hội học, tâm lý học
Tương quan giữa hành chính nhà nước và quản trị kinh doanh
Như trên đã nêu, hành chính công được thừa nhận cả ở góc độ nghệ thuật và khoa học. Nghiên cứu khoa học hành chính công hay hành chính học là một lĩnh vực khoa học có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác và đây cũng chính là điều kiện cần thiết để nghiên cứu ngành khoa học hành chính.
Tương quan với chính trị học
Khoa học chính trị nghiên cứu một cách hệ thống đời sống chính trị trước hết là đời sống nhà nước.
Các nhà khoa học chính trị tìm câu trả lời cho nhiều vấn đề như : nhà nước phục vụ lợi ích cho ai? Và các dạng khác nhau của chính phủ; các đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích, áp lực; các cuộc bầu cử; các quan hệ chính trị quốc tế và hành chính công.
Mọi hoạt động đó dù của cá nhân hay tập thể đều liên quan đến những quan hệ cơ bản của con người. Khoa học chính trị gắn liền nghiên cứu những gía trị cơ bản của con người như bình đẳng, tự do, công bằng và quyền lực.
Chính trị là một khoa học nghiên cứu về đấu tranh giai cấp, về quyền lực chính trị trong các xã hội có giai cấp. Đó là ngành khoa học đấu tranh giành quyền lực và nắm giữ quyền lực nhà nước.
Chính trị học nghiên cứu các phương thức khác nhau để thống trị xã hội, nghiên cứu các học thuyết về nhà nước và bản chất nhà nước.
Chính trị học nghiên cứu các học thuyết chính trị; các thể chế chính trị đã và đang tồn tại hiện nay trên thế giới; nghiên cứu hành vi của công chúng, các nhóm lợi ích khác nhau đối với nhà nước cũng như các mối quan hệ giữa các quốc gia.
Chính trị học nghiên cứu đến sự phát triển quốc gia thông qua việc xác định những mục tiêu mà quốc gia phải vươn đến trong từng thời kỳ; sự phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan nhà nước khác nhau cũng như cách thức liên hệ giữa các yếu tố đó (xem phần đầu của môn chính trị học)
Chính trị học cũng nghiên cứu cả những vấn đề thuộc về hoạch định các chiến lược, chính sách vĩ mô của quốc gia làm căn cứ cho việc đề ra các tác nghiệp cụ thể.
Trong thời đại ngày nay, chính trị học đang len lỏi vào nhiều lĩnh vực để nghiên cứu các quy luật của các mối quan hệ đang nẩy sinh và phát triển trong môi trường chính trị quốc tế phức tạp
Khoa học chính trị được nghiên cứu gia tăng không ngừng trong thời đại ngày nay, đặc biệt nó quan tâm nhiều đến hoạt động của chính phủ.
Khoa học chính trị nghiên cứu quy trình hoạt đông của các cơ quan chính phủ (chính phủ, các bộ, các cấp chính quyền địa phương). Khoa học chính trị cung cấp những cơ sở cần thiết cho việc xem xét, đánh giá, phê bình, chỉ trích, và cải cách hoạt động của chính phủ .
Nhiều nhà khoa học chính trị đã tham gia trong nhiều chương trình, dự án, của chính phủ như những nhà cố vấn, tư vấn. Họ cũng tham gia tư vấn (mức độ rất khác nhau giữa các nước) cả cho các nhà lập pháp và công chức. Họ tham gia vào nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ công dân.
Các nhà khoa học chính trị cũng tiến hành nghiên cứu các chính phủ nhằm so sánh thể chế chính trị và thực tiễn hoạt động của của hai hay nhiều nước. Điều đó cũng sẽ giúp các nhà hành chính hiểu tốt hơn hoạt động của mình.
Hành chính công là một bộ phận của nhà nước (chính phủ) và chính trị. Nhưng nó được tách ra khỏi nhà nước (chính phủ) và chính trị vì tính rộng lớn và phức tạp của hoạt động hành chính công :
hành chính công liên quan đến những vấn đề mà người làm việc công phải giải quyết như : kế toán (kế hoạch) (?), ngân sách, quản lý nhân sự v.v.v.
Nếu như hành chính học nghiên cứu hành chính như là cách thức khác nhau để đi đến mục tiêu thì nền tảng ban đầu của hành chính học là chính trị học, nơi các mục tiêu chiến lược, chính sách vĩ mô được đặt ra. Nhưng hành chính học phải nghiên cứu và tìm ra các cách thức khác nhau theo quy luật nhất định phối hợp nhiều nguồn lực của tổ chức nhà nước nhằm đạt mục tiêu của chính trị và nhà nước.
Một số hoạt đông mang tính tác nghiệp cụ thể lại không được đề cập đến trong chính trị học như việc sử dụng ngân sách, tài chính, thiết kế bộ máy.
Xét trên phương diện thứ nhất, có thể thừa nhận sự phụ thuộc chính trị của hành chính hay kết qủa nghiên cứu chính trị học là đầu vào của hành chính học.
Trên phương diện thứ hai, hành chính học độc lập nhưng chỉ mang tính tương đối so với chính trị học khi hành chính được quyền quyết định cách thức giải quyết để đi đến mục tiêu của tổ chức.
Tính tương đối nầy ngày càng trở nên không rõ nét khi nhiều mối quan hệ giữa hành pháp và lập pháp; giữa các nhà hoạch định chính sách và thực thi chính sách được thiết lập và củng cố. Đó cũng chính là mối quan hệ giữa chính trị và hành chính.
(ranh giới giữa các quyền)
Trong sự phát triển không ngừng của xã hội. Vai trò và mối quan hệ giữa hành chính và chính trị đã thay đổi.
Các nhà hành chính - bộ phận thực thi quyền hành pháp trong bộ máy nhà nước đã không chỉ dừng lại ở việc thi hành các quyết định chính trị (chức năng thứ nhất của hành chính), mà đã có vai trò ngày càng lớn trong việc chuẩn bị các quyết định chính trị đó thông qua việc cung cấp những điều kiện cần thiết về vật chất, thông tin cho việc ban hành các quyết định.
Và trên thực tế, nhiều sáng kiến lập pháp, sáng kiến chính sách (vĩ mô) xuất phát từ các nhà hành chính và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính sách của nhà nước, của quốc gia.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hành chính (hành pháp) đang lấn át chính trị (lập pháp) bởi những kiến thức, kỹ năng quản lý và sự nhạy cãm với môi trường. Chức năng nầy của hành chính trứơc đó bị coi là chức năng thứ hai nay đang dần trở thành đồng hành với chức năng thứ nhất.
Mối quan hệ giữa hành chính và chính trị đã thay đổi, nhận thức tính "trung lập" của công chức hành chính về chính trị đã không còn. Đây là điều đã và đang xảy ra đối với mọi quốc gia trên thế giới.
Nếu như trước đây người ta quan niệm "tính trung lập tuyệt đối" của công chức, thì ngày nay, có thể nói, Thủ tướng, Bộ trưởng, và đường lối chính trị của các nhà chính trị nầy đã có ảnh hưởng rất lớn trong bộ máy hành chính nhà nước.
Mặc dù, ngưới ta vẫn thừa nhận "tính trung lập" của hành chính trong việc quản lý quốc gia nhằm đảm bảo tính liên tục, ổn định của nền hành chính khi có những sự thay đổi chính trị của đảng cầm quyền, nhưng trong hoạt động hàng ngày khó có thể bỏ qua chính kiến của công chức lãnh đạo.
Cần lưu ý thuật ngữ "trung lập" theo khía cạnh kỹ thuật hơn là khía cạnh nội dung hoạt động. Về phương diện nầy thì:
Khi một thể chế chính trị thay đổi, đường lối vĩ mô thay đổi và cả hệ thống pháp luật cũng có thể bị thay đổi thì nền tảng kỹ thuật vẫn được áp dụng để thực hiện hoạt động quản lý hành chính.
Bên cạnh đó, các nhà chính trị và các nhà hành chính đều phải quan tâm đến nhiều vấn đề xã hội như đảng phái chính trị, nhóm lợi ích, dư luận của công chúng. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến hoạt đông chính trị và hành chính.
Tương quan với luật học:
Xét trên tổng thể, hoạt đông hành chính công đều phải trong khuôn khổ pháp luật nhà nước; trong các quy định cụ thể của Luật Hành chính cũng như các yếu tố khác của riêng hành chính.
Khoa học luật nói chung và khoa học luật hành chính nói riêng nhằm bảo vệ tất cả những ai có liên quan đến hành chính, nhằm đảm bảo cho hành chính với phạm vi quyền hạn rất lớn nhưng không xâm phạm lợi ích chung.
Trên phương diện nầy, các nhà Luật học nghiên cứu cách thức để ấn định quyền hạn của các cơ quan đó. Nghiên cứu những hành vi, tác phong và cách thức ứng xử các hoạt động của hành chính để có thể đưa ra những chế định cần thiết cho hoạt động hành chính nhằm định hướng những hành vi cho hành chính hoạt động.
Trong khi đó, hành chính lại cũng phải tìm cách để xử lý các vấn đề trực tiếp do mình phải giải quyết bằng sự vận dụng nhiều loại kiến thức khác nhau.
Mối quan hệ giữa hành chính và luật học là mối quan hệ xuất hiện khá sớm, ngay từ khi nhà nước ra đời.
Sự cai trị xã hội của nhà nước chuyển từ cai trị theo ý muốn của cá nhân (vua) sang ý muốn của nhân dân. Cai trị chuyển từ sắc lệnh sang pháp luật nhưng trong trường hợp nào thì hoạt động của hệ thống hành chính cũng được đặt trong khuôn khổ của luật pháp. Thiếu luật pháp, không thể hướng nhân dân vào cùng mục tiêu. Sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống luật pháp làm cho hoạt động của hành chính càng có hiệu lực hiệu quả hơn.
Hoạt động hành chính nhà nước là những hoạt động thực thi các quyết định hành chính.
Trong một nhà nước pháp quyền, tất cả các quyết định chính trị cũng như các quyêt định hành chính đều bị ràng buột bởi hệ thống pháp luật nhà nước. Không có ai đứng trên và ngoài pháp luật, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.
Lụât học nghiên cứu nền tảng pháp luật bắt buộc mọi chủ thể xã hội tuân theo. Trong khi đó hoạt động hành chính lại là những hoạt động chấp hành các quyết định hành chính và chính trị. Chủ (khách) thể tác động của hành chính tuy có chung với chủ (khách) thể tác động của pháp luật nhưng cách thức tác động khác nhau.
Luật học nghiên cứu những cách thức, chế định để bắt buộc xã hội tuân theo. Trong khi đó, hành chính học nghiên cứu những cách thức đạt được mục tiêu quốc gia, tổ chức một cách hiệu quả nhất.
Hành chính học nghiên cứu cách thức để con người trong bộ máy hành chính nhà nước (chủ yếu là công chức) cần có những hành vi hợp pháp và hợp lý. Luật học đưa ra quy định cấm đoán, bắt buộc hoặc thoả thuận, nhưng không bàn đến hành vi và cách thức tiến hành để đạt được hiệu năng.
Sự xuất hiện ngày càng phổ biến "Luật hành chính" ở các quốc gia đã làm cho hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước hiệu quả hơn; hạn chế được những nhược điểm vốn có của hệ thống hành chính và đặt hành chính dưới luật hành chính nhằm hạn chế sự vi quyền và việc "xét xử nội bộ" của hành chính.
Tương quan với kinh tế học
Kinh tế học nghiên cứu các quy luật kinh tế của các xã hội, các hình thức sở hữu. Kinh tế học cũng nghiên cứu những quy luật cơ bản cho hoạt động của nhà nước trên trên các lĩnh vực tài chính như ngân sách, thuế và các học thuyết kinh tế trong các giai đoạn phát triển của xã hội loài người.
Trong khi đó, hành chính công nghiên cứu các hoạt động quản lý nói chung và hoạt động hành chính nhà nước nói riêng trên lĩnh vực kinh tế. Nó nghiên cứu các hình thức tác động của quyền lực để quản lý sự vận động và phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn.
Học thuyết kinh tế cũng như kết quả nghiên cứu của khoa học kinh tế cung cấp cho các nhà hành chính những nền tảng cơ bản để tiến hành nghiên cứu và lực chọn phương thức quản lý nhà nước về kinh tế một cách hiệu quả.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa hành chính công và kinh tế học cần chú ý đến tính hai mặt của mối quan hệ nầy:
Trước hết, đó là tác động mang tính quyền lực nhà nước đối với đời sống kinh tế quốc gia trong từng giai đoạn.
Đó cũng chính là cơ sở để hình thành những tư tưởng quản lý kinh tế như: Bàn tay vô hình của Adame Smith; không thể vỗ bằng một bàn tay của Samuelson.tác động của nhà nước đến kinh tế mang tính điều tiết, can thiệp, hạn chế.
Khía cạnh đặc biệt quan tâm của các nhà hành chính là tìm những quy luật tác động đến đời sống kinh tế để thúc đẩy các quy luật khách quan của kinh tế một cách có lợi nhất cho xã hội.
Mặt khác, mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học kinh tế và hành chính công sẽ giúp các cơ quan nhà nước xác định đúng hơn vai trò trực tiếp của mình trong hoạt động kinh tế, chủ yếu là việc hình thành các chủ thể kinh tế do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tương quan với xã hội học, tâm lý học
Nghiên cứu mối tương quan giữa hành chính học và xã hội học cũng như với tâm lý học cũng chính là nghiên cứu việc áp dụng những thành quả của xã hội học và tâm lý học vào trong hành chính học và tìm ra những cơ sở tương đồng giữa hai lĩnh vực nầy.
Xã hội học là lĩnh vực khoa học nghiên cứu nhiều vấn đề đến nguồn gốc xã hội của các tổ chức xã hội; sự vận động và phát triển của các tổ chức xã hội loài người; nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và con người; con người và tổ chức và các tổ chức với nhau.
Xã hội học cũng nghiên cứu những cách thức hình thành các định chế khác nhau trong xã hội loài người. Nhiều nhà xã hội học tập trung nghiên cứu khá cụ thể những nguyên nhân (xã hội) của những hành động, hành vi, cách ứng xử của cá nhân cũng như của tập thể.
Trên khía cạnh khác, tâm lý học cũng nghiên cứu khá nhiều vấn đề tập trung xung quanh những diễn biến của các hoạt động tập thể và cố gắng cắt nghĩa tại sao các tổ chức lại có những phong cách riêng của mình. Một trong những vấn đề mà các nhà tâm lý và nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào là: cái gì là động cơ thúc đẩy con người, tổ chức hành động như họ đã hành động.
Nhà nước cũng như hành chính nhà nước là một sản phẩm của xã hội, nhưng nhà nước và hành chính nhà nước là những thiết chế đặc biệt trong xã hội. Bản thân nó không chỉ chịu tác động của chính các yếu tố xã hội mà nó còn tác động, ảnh hưởng ngược lại rất lớn đến các yếu tố xã hội, các tầng lớp, các giai cấp khác nhau trong xã hội.
Mối tác động qua lại của các yếu tố xã hội đến hành chính và ngược lại làm cho hành chính học và xã hội học cũng như tâm lý học có sự kế thừa, khai thác lẫn nhau.
Với tác động của xã hội học, đặc biệt những nghiên cứu của Weber về mối quan hệ giữa xã hội với nhà nước (các giai đoạn phát triển khác nhau), các nhà hành chính sử dụng các kiến thức đó để nghiên cứu tổ chức hành chính nhà nước cũng như quy định mà các tổ chức hành chính sử dụng để tác động đến xã hội.
Nghiên cứu xã hội học và tâm lý học sẽ làm cơ sở để các nhà hành chính có thể hiểu rõ hơn thái độ, cách thức, hành vi ứng xử của cá nhân các nhà hành chính cũng như của cơ quan hành chính trong những điều kiện môi trường khác nhau. Nhiều bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển đã thể hiện rất rõ nét trong hoạt động hành chính cũng như các nhân viên hành chính.
Các nhà hành chính học đã sử dụng khá nhiều kỹ năng, phương pháp nghiên cứu của xã hội học và tâm lý học trong nghiên cứu hành chính học.
Những phương pháp như thăm dò dư luận, điều tra xã hội học, trắc nghiệm ứng xử được các nhà hành chính học coi như những công cụ hữu hiệu để nghiên cứu những vấn đề con người, cách ứng xử của họ trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Hiện nay trên thế giới, nhiều nhà hành chính đang quan tâm nghiên cứu về phương diện văn hoá hành chính với các đặc trưng xã hội của nó. Hành chính học tác động tích cực đến nghiên cứu xã hội học và tâm lý học không chỉ là ở khía cạnh ngăn chận những cái xấu, mà còn thể hiện vai trò hỗ trợ phát triển những thuần phong mỹ tục của văn hoá địa phương hay của quôc gia.
Như vậy, hành chính cũng là một công cụ rất đắc lực để xoá bỏ những tàn tích cổ hủ và phát huy những mặt tích cực của đời sống văn hoá xã hội.
Tương quan giữa hành chính nhà nước và quản trị kinh doanh
Quản lý sản xuất, kinh doanh là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong nhiều thập kỷ qua khi các nhà nghiên cứu quản lý tập trung vào các cách thức để đạt được mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận cao trên cơ sở chi phí thấp nhất hay năng suất cao nhất trên cơ sở chi phí không đổi.
Trong qủan lý học, trường phái "quản lý theo khoa học" của F. Taylor được coi là cuộc cách mạng trong quản lý sản xuất, kinh doanh và đem lại hiệu suất lao động cao hơn trong các tổ chức kinh doanh.
Các nhà nghiên cứu quản lý sản xuất, kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm các mô hình quản lý cần thiết cho tổ chức. Những cuộc điều tra khảo sát theo kiểu Taylor đã trở thành phổ biến. Qua khảo sát, nhiều vấn đề đã được các nhà quản lý sản xuất kinh doanh áp dụng để đem lại hiệu quả. Ví dụ, môi trường làm việc; phong cách của các nhà quản lý là những yếu tố được các nhà nghiên cứu quản lý sản xuất kinh doanh chú ý.
Những thành tựu của khoa học quản lý trong khu vực sản xuất kinh doanh đã được các nhà hành chính quan tâm. Nhiều thành công của quản lý sản xuất kinh doanh theo "mô hình quản lý theo khoa học" của Taylor đã được các nhà hành chính áp dụng và ngay cả chính các nhà nghiên cứu khoa học quản lý cũng đã chuyển dần sang nghiên cứu hoạt động đặc thù của các cơ quan hành chính nhà nước để có thể áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý cho các tổ chức hành chính nhà nước.
Mặc dù trong quản lý sản xuất kinh doanh mà nhiều người coi đó là hành chính tư (gắn liền với quản lý kinh doanh để kiếm lời) thì hành chính nhà nước hoạt động không vì lợi nhuận.
Nhưng có rất nhiều cách thức hoạt động, nghệ thuật quản lý sản xuất, kinh doanh (quản trị kinh doanh) được áp dụng thành công trong nền hành chính nhà nước. Có một số nhà hành chính đã thừa nhận: nhiều mô hình qủan lý theo khoa học cần được áp dụng trong tất cả các tổ chức, không phân biệt tổ chức nhà nước hay tư nhân.
Đó cũng chính là xu thế tất yếu khi nhiều người muốn thay thế thuật ngữ hành chính nhà nước (hành chính công (Public administration) sang quản lý công (public management).
Tuy nhiên, cần chú ý đến tính chất khác biệt giữa quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý nhà nước và hành chính nhà nước đối với các thực thể hoạt động sản xuất kinh doanh (kể cả thực thể của nhà nước).
Hai phạm trù quản lý khác nhau, do đó, nội dung và phương thức quản lý khác nhau, không nhầm lẫn giữa phương thức hoạt động quản lý một đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước và quản lý nhà nước của các đơn vị trong tổng thể chung hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động qủan lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước.
Trong xã hội hiện nay, khoa học quản lý được áp dụng cho nhiều loại tổ chức, kể cả tổ chức nhà nước.
Khi xem xét hành chính theo nghĩa cung cấp dịch vụ thì đòi hỏi việc quản lý và tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ theo mô hình chi phí-kết quả là một tất yếu. Nếu không xác định rõ mối quan hệ chi phí-kết quả của hoạt động cung cấp dịch vụ của hành chính nhà nước thì khó có thể thoả mãn nhu cầu của xã hội, công dân trong điều kiện nguồn lực hạn chế.
Nghiên cứu hành chính công trên quan điểm quyền lực nhà nước và sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước
Những người nghiên cứu hành chính công theo dòng tư tưởng nầy bắt đầu từ việc nghiên cứu quyền lực nhà nước ở các quốc gia khác nhau. Đây là chủ đề quan tâm không chỉ của các nhà hành chính (khoa học hành chính) mà còn của các nhà khoa học chính trị nữa.
Nghiên cứu các mô hình nhà nước khác nhau và sự phân chia việc thực thi các loại quyền lực đã chỉ ra một xu hướng chung là các quyền hành pháp được trao cho các tổ chức khác nhau của nhà nước thực hiện.
Sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước tồn tại ở mọi quốc gia dù quốc gia đó theo mô hình tam quyền phân lập hay theo mô hình quyền lực nhà nước là thống nhất, tập trung.
Sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước tồn tại cả trong các nhà nước phong kiến hiện đại đến các nhà nước công nghiệp phát triển; từ nhà nước tư bản đến nhà nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa (Đông Au và Liên Xô cũ trước đây).
Sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước là một tất yếu, nhưng mối quan hệ giữa các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước là một trong những vấn đề mà các nhà nghiên cứu hành chính quan tâm. (cân bằng hay chấp hành?)
Các nhà nghiên cứu hành chính công căn cứ vào những quyền hợp pháp đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của quốc gia (Hiến pháp, Luật) để nghiên cứu tại sao nhà nước lại quy định như vậy và các cơ quan nhà nước được trao nhiệm vụ thực thi quyền lực nhà nước phải làm gì.
Theo cách tiếp cận nầy, các nhà nghiên cứu coi hành chính công là một công cụ bổ trợ bên cạnh Luật công trong khi nghiên cứu, tập trung nhiều hơn về sự hình thành và phát triển Luật công. Các trường đại học cũng chỉ tập trung giảng dạy các nội dung Luật công và coi hành chính công chỉ là một lĩnh vực bổ trợ. Các giáo trình hành chính công do đó bị hạn chế. (hành chính bị thiên về luật pháp=hành chính chỉ chỉ chỉ cần chấp hành luật?)
Nghiên cứu hành chính công theo cách tiếp cận đến sự phân chia thực thi quyền lực (theo cách nầy- hành pháp chỉ chấp hành luật) làm cho hành chính công trở nên bị động, lệ thuộc. Không chỉ bị động, lệ thuộc vào lập pháp (mang ý nghĩa chính trị và phụ thuộc chính trị) mà còn cả vào tư pháp.
Nghiên cứu hành chính công theo cách tiếp cận mô tả cơ cấu
Đây là cách tiếp cận phổ biến nhất trong tất cả những nghiên cứu về hành chính công.
Theo cách tiếp cận nầy, những yếu tố cấu thành của hành chính là tổ chức, quản lý nhân sự, phối hợp và kiểm soát bắt buộc đối với tài chính và pháp luật. Tư duy theo cách như vậy, hành chính công được định nghĩa là "quản lý nhân lực và vật lực trong việc thực hiện những mục tiêu của Nhà nước".
Cách tiếp cận mô tả cơ cấu chú trọng vào các vấn đề như cơ cấu tổ chức, kỹ thuật quản lý nhân sự của chính phủ và quản lý tài chính, luật hành chính và trách nhiệm hình chính.
(Chỉ quản lý công việc mà không quan tâm đến con người)
Mặc dù đây là cách tiếp cận tương đối khoa học, nhưng cách tiếp cận nầy vẫn bị chỉ trích là không chú trọng đến những vấn đề có liên quan đến môi trường của nền hành chính, chưa quan tâm một cách đầy đủ đến hoạt động hành chính như là một sự hợp tác, phối hợp của những con người nhằm đạt mục tiêu chung, mà thiếu đặc điểm nầy, "hành chính" sẽ mất đi ý nghĩa lớn.
Thêm vào đó, trong khi quá chú trọng vào các kỹ thuật đối với việc thực thi các chương trình đã được vạch sẵn, cách tiếp cận nầy đã bỏ qua những khía cạnh lý thuyết về hành chính và hoàn toàn không chú ý đến công dân, những người bị tác động ảnh hưởng trực tiếp bới các hoạt động hành chính.
Cách tiếp cận hành chính công trong mối tương quan chính trị
Tách hành chính công với chính trị
Hành chính và chính trị có cùng nguồn gốc
Mối quan hệ giữa hành chính công và chính trị được nhiều nhà nghiên cứu hành chính quan tâm. Bản chất của nhà nước cũng như lập pháp mang tính chất chính trị; còn hành chính công có mục đích phục tùng chính trị thì nó quan hệ như thế nào với chính trị?
Tách hành chính công với chính trị
Mô hình phân đôi (tách) hành chính và chính trị được Frank J Goodnow và Leonard D White đề cập đến trong tác phẩm " chính trị và hành chính" năm 1900.
Trong tác phẩm của mình, Goodnow cho rằng nhà nước có hai chức năng cơ bản: chức năng chính trị liên quan đến việc đưa ra các chính sách công; trong khi đó chức năng thứ hai là thực hiện các chính sách nầy. Chức năng thứ nhất là chính trị, chức năng thứ hai là hành chính.
Chính sự phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan khác nhau thực thi các loại quyền đó tạo nên sự khác biệt nầy, ngành lập pháp thể hiện ý chí nhà nước và lập ra cac chính sách; ngành hành pháp thực thi các chính sách nầy một cách "vô tư" và phi chính trị.
Những người tiếp cận nghiên cứu hành chính công theo hướng nầy tìm kiếm cho hành chính công....(có chấp hành tuyệt đối với chính trị?).
Theo các nhà nghiên cứu cách tiếp cận nầy, nếu hành chính bắt đầu từ pháp luật sẽ làm cho khoa học hành chính chú trọng nhiều hơn đến tính pháp lý hơn là những tác nghiệp phải có của hành chính và trong khuôn khổ chung đó, hành chính bị giới hạn nhiều vấn đề.
Hành chính công cần thoát ra khỏi sự quá lệ thuộc vào pháp luật vốn thể hiện ý chí chính trị, mà phải dựa nhiều hơn vào khoa học quản lý với các chức năng qủan lý của hành chính.
Hành chính và chính trị có cùng nguồn gốc
.. Theo Allen Schick trong cuốn "chấn thương của các quan điểm chính trị" -(the trauma of politics: public administration in the sixties) rằng "hành chính" và "chính trị" là những gì hoàn toàn không thể tách rời nhau được. Ong cho rằng hành chính công luôn luôn phục vụ quyền lực và có quyền lực, rằng sự phuc vụ quyền lực là để giúp giới quyền lực giữ vững sự cai trị có hiệu quả hơn. Theo ông, tất cả mọi người đều có lợi từ sự cai trị tốt của chính phủ.
Nghiên cứu hành chính công theo cách tiếp cận tìm kiếm nguyên tắc cho khoa học hành chính
Nguyên tắc bộ máy thư lại
Nguyên tắc quản lý theo khoa học
Nguyên tác quản lý hành chính của Henry Fayol
Nguyên tắc quản lý kỹ thuật của hành chính (Luther Gulick và Lyndall Wick)
Nguyên tắc quản lý theo quy mô, phạm vi kiểm soát của tổ chức
Xem qlhdc
Nghiên cứu hành chính công từ tư tưởng "hành vi hành chính"
!!!
carrot-and-stick
car·rot-and-stick adjective
combining reward and punishment: relating to or characterized by the use of persuasion involving a combination of rewards and punishments
• During the fast-paced negotiations, the diplomats employed a carrot-and-stick strategy.
Encarta® World English Dictionary ©
Nghiên cứu hành chính công với tư cách là khoa học thực tiễn
Nghiên cứu tình huống
Hành chính so sánh và hành chính phát triển
Dòng tư tưởng nầy của các nhà nghiên cứu hành chính công xuất phát từ tính phức tạp của các dòng tư tưởng đã nêu trên về khoa học hành chính công cũng như những khó khăn khi nghiên cứu lý thuyết của khoa học hành chính.
Các nhà nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy nhiều cách giải quyết hơn về hoạt động của hành chính công và qua đó cố gắng tìm ra những nét chung.
Có hai cách tiếp cận thực nghiêm về nghiên cứu hành chính công.
Nghiên cứu tình huống
Hành chính so sánh và hành chính phát triển
Nghiên cứu tình huống
Phương pháp nghiên cứu tình huống được áp dụng từ những năm 30 ở nhiều nước. Các công trình nghiên cứu tình huống đều do các nhà hành chính viết về những vấn đề quản lý và cách thức mà họ giải quyết chúng.
Phương pháp tình huống đã trở thành một trong những phương pháp đào tạo và nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực quản lý nói chung..và trong hành chính công........
Hành chính so sánh và hành chính phát triển
So sánh hành chính công qua các nền văn hoá khác nhau là một cách tiếp cận mới.
Hành chính công là một khoa học hay nghệ thuật, có những nguyên tắc riêng của mình hay không cũng được xem xét cụ thể qua sự so sánh các nền hành chính công của từng nền văn hoá khác nhau.
Trước đây, theo các nhà nghiên cứu hành chính công dựa trên nguyên tắc (khoa học) thì cho rằng: Những nguyên tắc "là hữu ích với tư cách hướng dẫn hành động trong các nền hành chính công của nước Nga thì cũng hữu ích đối với nền hành chính công của Vương quốc Anh, Irắc và Hợp chủng quốc Hoa kỳ" (L. White).
Tuy nhiên, các nhà hành chính công sau nầy như R. Dahl và D.C Waldo đã chỉ ra rằng các yếu tố văn hoá có thể làm cho nền hành chính ở nơi nầy khác với nền hành chính công ở nơi khác. Nghiên cứu so sánh các nền văn hoá khác nhau có thể tìm ra được những nét khác biệt về hành vi do văn hoá khác nhau đưa đến.
Hành chính so sánh chú trọng vào 5 vấn đề sau:
Nghiên cứu lý luận
Thuyết phục việc ứng dụng lý thuyết vào thực tế
Đóng góp vào lĩnh vực chính trị học so sánh
Quan tâm đến các nhà nghiên cứu được đào tạo theo truyền thống của luật hành chính
Phân tích và so sánh những vấn đề hành chính công.
Nghiên cứu hành chính so sánh để làm cơ sở nghiên cứu hành chính công cần quan tâm hai vấn đề:
Thứ nhất, hành chính công mang tính văn hoá, bị ảnh hưởng rất nhiều bới văn hoá, vì vậy, đôi khi nó mang tính chủ nghĩa địa phương.
Thứ hai, hành chính so sánh từ khi bắt đầu ra đời đã có mục đích xây dựng lý thuyết nghiên cứu so sánh giữa các nền văn hoá khác nhau sẽ tạo cơ hội để đưa ra những khái quát chung về lý thuyết của hành chính công.
Nghiên cứu hành chính công so sánh có thể tiến hành theo ba xu hướng chủ yếu như sau:
Khuynh hướng thứ nhất mang tính thực nghiệm:
Khi nghiên cứu về hành chính so sánh người ta chỉ tập trung vào những nét tốt đẹp điển hinh của một mô hinh nào đó rồi xây dựng thành điển hình để đem áp dụng cho các quốc gia hay tổ chức khác. Cách tiếp cận nầy là lấy một nước phát triển có nhiều thành công như là "tấm gương chung".
Ví dụ, nền hành chính công nghiệp của các nước phát triển Au, Mỹ - một nền hành chính gắn với kinh tế thị trường, cạnh tranh, năng động và có hiệu quả cao - đang được nhiều nhà chuyên gia hành chính chuyển tải đến cho các nước trong tiến trình chung của xu thế quốc tế hoá hiện nay.
Nếu như các nhà chuyển tải không quan tâm đến yếu tố môi trường thì các mô hình hành chính "tấm gương" khó được chấp nhận hoặc việc áp dụng sẽ rất hạn chế.
Điều nầy đã được chỉ ra trong nhiều thập kỷ qua khi các nước đang phát triển nhận được sự trợ giúp chuyển đổi mô hình hành chính công của họ từ các nhà hành chính và các chuyên gia phương Tây.
Các nghiên cưú so sánh trên chỉ mang tính bề nổi với những đề xuất thay đổi bằng cách "bắt chước" những điển hình thực tiễn thành công.
Chúng chưa nêu lên những nguyên nhân chính quyết định sự thành công hay thất bại của mô hình, để từ đó có thể đưa ra những đề xuất thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi nền hành chính. Khuynh hướng nầy mang lại kết quả nhất định nhưng nó không toàn diện nên nếu áp dụng máy móc thì có thể dẫn đến thất bại.
Khuynh hướng thứ hai cũng mang tính chất thực tế, song so với khuynh hướng thứ nhất, nó bắt đầu đặt vấn đề về việc tìm ra những lý luận chung trong phát triển hành chính.
Phương pháp tiếp cận nầy phát triển từ việc tập trung nghiên cứu những nét khái quát chung của các đạo luật, các văn bản pháp quy điều chỉnh hành vi hành chính và các mối quan hệ tương tác giữa các biến số trong hệ thống hành chính công, rồi tìm cách đưa ra những điểm chung, bao quát của các mô hình hành chính của các nước khác nhau.
Khuynh hướng nầy xuất phát từ một triết lý hết sức đơn giản được xem là chân lý: bất kỳ một nền hành chính nào cũng có một số sứ mệnh và chức năng bắt buộc mà các nhà hành chính phải thực thi.
Vậy, có những quy luật chung, những nguyên tắc chung mang tính lý luận quyết định hiệu quả của việc thực thi các sứ mệnh, các chức năng đó.
Khuynh hướng thứ ba có vẽ hợp lý và linh hoạt hơn cả là dựa trên quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn:
mỗi một quốc gia, một dân tộc, một tổ chức đều có tiếng nói riêng của mình không chỉ trong ngôn ngữ, văn hoá mà còn trong cách tổ chức và hoạt động của bộ máy công quyền thích hợp với môi trường dân tộc, chính trị, kinh tế và xã hội riêng.
Đây là khuynh hướng chú trọng nhiều vào phân tích thực tiễn ảnh hưởng của môi trường hành chính đòi hỏi các nghiên cứu phải tập trung phân tích các điều kiện tồn tại và phát triển của nền hành chính trong sự đa dạng , phong phú của các hệ thống chính trị và hệ thống hành chính nhằm giải đáp được các vấn đề như:
Những đăc điểm nào của bộ máy hành chính là quyết định và vừa phản ảnh được yêu cầu thực tế của xã hội, vừa phản ánh được toàn bộ cơ cấu khái quát của nền hành chính, sự phân chia cấp bậc trong bộ máy và khuôn khổ chuyên môn hoá cũng như các xu hướng hành vi trong hoạt động hành chính là vận dụng đúng các nguyên tắc về khoa học tổ chức có hiệu quả.
Trong phạm vi nào bộ máy hành chính được tham dự vào việc ra các chính sách, quyết định quan trọng (và trong phạm vi nào thì bộ máy hành chính có quyền thi hành các quyết định đó, bảo đảm được đường lối phát triển đất nước).
Những biện pháp quan trọng.
Nghiên cứu hành chính công theo quan điểm của khoa học quản lý
Nghiên cứu hành chính công với tư cách khoa học quản lý công
Tư duy về sự thay đổi của hành chính công
Các đặc tính của mô hình mới của quản lý công
Tư duy về sự thay đổi của hành chính công
Nghiên cứu sự thay đổi vai trò của nhà nước đối với xã hội có thể chỉ ra nhiều xu hướng khác nhau.
Đặc biệt nhà nước ngày càng gia tăng vai trò của mình trong các họat động kinh tế - xã hội, can thiệp quá sâu vào các ngành, các lĩnh vực.
Nhà nước trực tiếp làm kinh tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả những lĩnh vực tư nhân có thể đảm nhận. Nền kinh t
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Lưu Quốc Doanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)