Hành trình về thời đại HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC (P6)

Chia sẻ bởi Lê Xuân Long | Ngày 10/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: Hành trình về thời đại HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC (P6) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Hành trình về thời đại HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC (P6)
VN Times -
Đó là những ngày hội hè của làng chạ Việt cổ diễn ra trong không khí ấm áp, lúc thời vụ rảnh rang, những đêm giữa thu, trăng thanh gió mát, rất thích hợp cho những sinh hoạt tập thể, cộng đồng tưng bừng rộn rịp trang trọng. Trống đồng Đông Sơn đã khắc vẽ nhiều hình ảnh hiện thực và sinh động về những ngày, những đêm hội mùa thu xa xưa ấy.
Hành trình về thời đại HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC (P9)
Hành trình về thời đại HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC (P5)
Sự thật về thánh hiền Lý Công Uẩn?

CHƯƠNG XI : HỘI LÀNG THỜI HÙNG VƯƠNG

Đó là những ngày hội hè của làng chạ Việt cổ diễn ra trong không khí ấm áp, lúc thời vụ rảnh rang, những đêm giữa thu, trăng thanh gió mát, rất thích hợp cho những sinh hoạt tập thể, cộng đồng tưng bừng rộn rịp trang trọng. Trống đồng Đông Sơn đã khắc vẽ nhiều hình ảnh hiện thực và sinh động về những ngày, những đêm hội mùa thu xa xưa ấy.

ÂM THANH HÙNG VĨ CỦA TRỐNG ĐỒNG VIỆT CỔ



Chung quanh ngôi nhà làng mái cong đồ sộ trang trí hình chim, hình gà, hình sừng trâu...gái trai già trẻ tụ họp đông đảo, tiếng trống đồng vang lên. Những âm thanh hùng vĩ ấy là âm thanh tiêu biểu cho hội làng Việt cổ. Hàng nghìn năm về sau khi các bản Mường, làng Việt mở hội, "vào đám", tuyệt đối không thể thiếu trống đồng.

Trống đồng không đánh từng chiếc đơn độc mà được hoà tấu từng đôi hoặc cả dàn một lúc. Trống được để trên đế, trên giàn, người đánh trống cả nam lẫn nữ đều hoá trang trong bộ lễ phục hình chim, ngồi hoặc đứng "giã" trống theo kiểu giã cối chày tay. Cùng với tiếng trống, cồng chiêng cũng được đánh liên hồi. Đánh trống là để cầu được mưa hay cầu dứt mưa, còn đánh cồng chiêng là để cầu được mùa, cầu sinh sôi nảy nở, thịnh vượng phồn vinh. Cồng chiêng cũng được hòa tấu cả bộ 7 hay 8 chiếc treo thành dàn trong ngôi "nhà cầu mùa" là chiếc nhà sàn mái tròn thấy trên trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ.



Trong những ngày hội làng mùa thu ấy cũng vang lên tiếng chày giã cối thân quen. Từng đôi gái trai cầm chày dài có trang trí lông chim đứng giã những chiếc cối rỗng, vuông, vốn là dụng cụ nông nghiệp đồng thời là nhạc cụ và là vật tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.

Giã cối chày tay với nhịp điệu đều đặn và những tiếng trầm bổng vang ra từ lòng cối và thành cối (những tiếng "khắc" cối) ở nhiều vùng Mường, Thái là một sinh hoạt phong tục và sinh hoạt âm nhạc cổ truyền khá phổ biến. Đó là tục đâm đuống hay giã cối luống. Giã cối đệm cho tiếng hát đối đáp vừa là hình thức biểu diễn và thưởng thức văn nghệ vừa là trò chơi giao duyên mang ý nghĩa cầu mong sinh sản thịnh vượng. Mãi về sau, ở nhiều vùng người Việt, tục nam nữ vừa giã cối vừa hát đối đáp vẫn còn rất phổ biến, tiêu biểu là tục hò giã gạo ở miền Trung.

Một trong những trò vui quen thuộc khác của hội làng Việt cổ là trò chồng nụ chồng hoa (còn gọi là cài hoa kết hoa) : ngồi trong nhà làng, ngôi nhà sàn đồ sộ mái cong hình thuyền, từng đôi gái trai, mặt đối mặt, lồng chân giao tay với nhau mà hát, bên cạnh có người đánh trống khẩu đệm nhịp. Đây là một hình thức giao duyên bằng trò chơi và bằng văn nghệ hàm ý cầu sinh sôi nảy nở. Mãi đến thế kỷ XV vẫn còn tục lệ gái trai người Việt vừa hát đối đáp vừa kết tay giao chân mà sách Đại Việt sử ký toàn thư gọi là hát rí ren hay hát lý liên. Ở nhiều hình thức hát đối đáp giao duyên cổ truyền như hát đúm, hát ghẹo, hát quan họ, hát ví....gái trai cũng giữ lại tục cầm tay nhau mà hát.

Trong những ngày hội làng mùa thu ấy cũng vang lên tiếng chày giã cối thân quen. Từng đôi gái trai cầm chày dài có trang trí lông chim đứng giã những chiếc cối rỗng, vuông, vốn là dụng cụ nông nghiệp đồng thời là nhạc cụ và là vật tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.



Giã cối chày tay với nhịp điệu đều đặn và những tiếng trầm bổng vang ra từ lòng cối và thành cối (những tiếng "khắc" cối) ở nhiều vùng Mường, Thái là một sinh hoạt phong tục và sinh hoạt âm nhạc cổ truyền khá phổ biến. Đó là tục đâm đuống hay giã cối luống. Giã cối đệm cho tiếng hát đối đáp vừa là hình thức biểu diễn và thưởng thức văn nghệ vừa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Xuân Long
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)