Hanh phuc mot tang gia

Chia sẻ bởi Trần Thị Cẩm Hương | Ngày 18/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: hanh phuc mot tang gia thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Đáp án và biểu điểm thi tuyển sinh 2007
Văn. Khối C (Đề chính thức)
Câu I: Các ý cơ bản cần có:
1. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng; nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Người khẳng định: “Văn hóa văn nghệ cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy…”
2. Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức.Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người thường đặt câu hỏi: “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?” và “Viết như thế nào?” .
3. Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải miêu tả “cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, phải chú ý đến gương “người tốt, việc tốt” uốn nắn và phê phán cái xấu.Tính chân thật vốn là cái gốc của văn chương xưa nay. Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ, nặng nề…
Biểu điểm câu I: 2 điểm
Ý 1, ý 2 mỗi ý được 0,75 điểm
Ý 3 được 0,5 điểm
Câu II: Các ý cần có:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật:
Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, quê Quảng Nam. Trong cả hai cuộc kháng chiến, ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên. Nhà văn gần gũi, hiểu biết cuộc sống và tinh thần quật khởi, yêu tự do, quí cách mạng của nhân dân các dân tộc thiểu số trên mảnh đất này…
“Rừng xà nu” được viết vào mùa hè 1965 , sau đó in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”
Tnú là nhân vật chính của tác phẩm, hình tượng tiêu biểu cho người dân Tây Nguyên anh hùng…
Phân tích nhân vật Tnú :
Tnú gan góc, trung thực, trung thành với cách mạng:
Đi tiếp tế cho cán bộ, học chữ, đi liên lạc, bị bắt không khai, trốn ngục về tiếp tục cùng với dân làng chuẩn bị khởi nghĩa, bị đốt cháy mười đầu ngón tay vẫn đi lực lượng đánh giặc…
Tnú là người biết yêu thương và biết căm thù: yêu thương vợ con, yêu thương dân làng Xô- man, yêu đất nước, căm thù giặc…
Ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
Cuộc đời và con đường cách mạng của Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng…
Nét đẹp trong phẩm chất của người anh hùng Tnú cũng là những nét đẹp của con người Tây Nguyên…
Con đường cách mạng của Tnú , của người dân Xô- man không thể là con đường nào khác là phải đứng lên đoàn kết cầm vũ khí chống giặc…
Bài học của con đường đấu tranh cách mạng miền Nam lúc bấy giờ còn là tinh thần đoàn kết, nhất tề nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Đảng…
(Mỗi ý thí sinh phải chọn và phân tích dẫn chứng tiêu biểu)
Kỹ năng cảm thụ phân tích nhân vật và viết bài nghị luận về nhân vật văn học.
Biểu điểm câu II: 5 điểm
Ý1 và ý 4 mỗi ý được 0,5điểm
Ý 2 được 3 điểm (Mỗi ý 2.1, 2.2 được 1,5 điểm )
Ý 3 được 1 điểm ( Mỗi ý 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 được 0,25 điểm )
Câu III: Những ý cần có:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí và nội dung đoạn trích:
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, quê ở Hà Tây…
“Tây Tiến” được viết 1948, tại Phù Lưu Chanh. Mới đầu có tên là “ Nhớ Tây Tiến”. In trong tập “Mây đầu ô”
Tây Tiến là một đơn vị quân đội, thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt- Lào.
Đoạn trích thuộc phần một của bài thơ: Kỷ niệm về những cuộc hành quân…
Bình giảng:
Hai câu đầu khơi nguồn nỗi nhớ cảnh, nhớ đoàn quân da diết: “Sông Mã”, “Tây Tiến”, “nhớ chơi vơi”, điệp từ “nhớ”…
Kỷ niệm về những cuộc hành quân:
Các địa danh lần lượt hiện về: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mai Châu, Mường Hịch…
Hình ảnh đoàn quân vất vả, gian
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Cẩm Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)