Hack và bảo mật
Chia sẻ bởi Bùi Công Luân |
Ngày 06/11/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: hack và bảo mật thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
1001 lý do để crack
trang này đã được đọc lần
Nếu có thời gian để đọc các bài hướng dẫn bẻ khoá của các cracker, bạn sẽ thấy bao giờ cũng có “khúc dạo đầu”, thường là giới thiệu sơ qua về tác dụng của phần mềm, sau đó là giải thích lý do tại sao họ lại crack phần mềm này. Có rất nhiều lý do được đưa ra, có thể phân loại như sau: Crack vì tiền: Lý do này ít gặp vì nó không đúng với phương châm chung của cracker là “lấy của người giàu chia cho người nghèo”. Hơn nữa, cracker không dại gì nêu lý do này ra để tự hạ thấp uy tín của mình. Crack để nâng cao trình độ: Lý do này thường thấy rất nhiều trong các bài hướng dẫn, thường là vì muốn nâng cao trình độ về kỹ thuật debug hay khoá phần mềm, nên phải bẻ khoá phần mềm khác để “rút kinh nghiệm”. Crack vì không thể đăng ký hợp pháp với nhà sản xuất: Lý do này cũng có không hiếm, thường thì các cracker kể rằng do phần mềm được bán với giá quá đắt nên đành phải bẻ khoá để “dùng tạm”, khi nào có điều kiện sẽ đăng ký hợp pháp (có trời mới hay khi đó là khi nào!). Đối với cracker Việt Nam, còn có thêm một lý do là... không thể liên hệ được với nhà sản xuất nên đành ngồi nhà bẻ khoá để dùng các phần mềm nước ngoài! Crack để cạnh tranh tay nghề: Nhiều khi không thể hiện ra bên ngoài nhưng giữa các nhóm cracker thường có tình trạng “cạnh tranh” giữa các thành viên trong một nhóm, giữa các nhóm với nhau, xem ai bẻ khoá được nhiều nhất. Ví dụ: Nhóm Hambo/Core có một bảng đề tên các thành viên bẻ khoá được nhiều phần mềm nhất ngay tại trang chủ. Crack cho... bõ tức: Những lý do này được đưa ra rất nhiều, với nhiều lý do rất là nực cười: Nào là do tâm trạng không vui, bẻ khoá cho... giảm stress; nào ngồi buồn không có chi để làm, crack cho vui tay và giết thời gian (lý do này thường thấy ở các cracker là học sinh, sinh viên); nhìn giao diện phần mềm trông... “dễ ghét”, crack cho... bõ tức!;... Có thể kể vài trường hợp cụ thể (cam đoan có thật 100%) như sau: - Cracker hẹn bạn gái đi chơi, rồi bị cho “leo cây”, về nhà ngồi bẻ khoá cho bõ ghét. Bị “giận cá chém thớt” thường là những phần mềm giải trí (entertainment),... - Sau khi bẻ khoá phần mềm, cracker còn đưa hẳn lời nhắn của mình vào đó, đại loại như: Chúc mừng sinh nhật, Xin tha thứ,... Có một cracker nọ khi còn là sinh viên, sắp đến ngày sinh nhật của người bạn thân nhưng chàng ta lại đang trong tình trạng “cháy túi”. Khi đến nhà người bạn chơi, thấy anh bạn này đang “than trời trách đất” vì đang dùng một phần mềm xem tử vi chỉ cho cài đặt ba lần, nên khi cài lại máy lần này là lần thứ tư đành phải... la làng. Khi đó, chàng cracker nảy ra một ý tưởng mà bạn hẳn đã đoán ra: Crack cái phần mềm đó, xem như một “quà tặng sinh nhật”! Một phần mềm dùng trong ngành giáo dục (sắp xếp thời khoá biểu, quản lý hồ sơ học sinh,...) cũng bị bẻ khoá do một cracker muốn dành một món quà cho các thầy cô của mình. Không biết các giáo viên nghĩ gì khi nhận “món quà” này ?
trang này đã được đọc lần
Nếu có thời gian để đọc các bài hướng dẫn bẻ khoá của các cracker, bạn sẽ thấy bao giờ cũng có “khúc dạo đầu”, thường là giới thiệu sơ qua về tác dụng của phần mềm, sau đó là giải thích lý do tại sao họ lại crack phần mềm này. Có rất nhiều lý do được đưa ra, có thể phân loại như sau: Crack vì tiền: Lý do này ít gặp vì nó không đúng với phương châm chung của cracker là “lấy của người giàu chia cho người nghèo”. Hơn nữa, cracker không dại gì nêu lý do này ra để tự hạ thấp uy tín của mình. Crack để nâng cao trình độ: Lý do này thường thấy rất nhiều trong các bài hướng dẫn, thường là vì muốn nâng cao trình độ về kỹ thuật debug hay khoá phần mềm, nên phải bẻ khoá phần mềm khác để “rút kinh nghiệm”. Crack vì không thể đăng ký hợp pháp với nhà sản xuất: Lý do này cũng có không hiếm, thường thì các cracker kể rằng do phần mềm được bán với giá quá đắt nên đành phải bẻ khoá để “dùng tạm”, khi nào có điều kiện sẽ đăng ký hợp pháp (có trời mới hay khi đó là khi nào!). Đối với cracker Việt Nam, còn có thêm một lý do là... không thể liên hệ được với nhà sản xuất nên đành ngồi nhà bẻ khoá để dùng các phần mềm nước ngoài! Crack để cạnh tranh tay nghề: Nhiều khi không thể hiện ra bên ngoài nhưng giữa các nhóm cracker thường có tình trạng “cạnh tranh” giữa các thành viên trong một nhóm, giữa các nhóm với nhau, xem ai bẻ khoá được nhiều nhất. Ví dụ: Nhóm Hambo/Core có một bảng đề tên các thành viên bẻ khoá được nhiều phần mềm nhất ngay tại trang chủ. Crack cho... bõ tức: Những lý do này được đưa ra rất nhiều, với nhiều lý do rất là nực cười: Nào là do tâm trạng không vui, bẻ khoá cho... giảm stress; nào ngồi buồn không có chi để làm, crack cho vui tay và giết thời gian (lý do này thường thấy ở các cracker là học sinh, sinh viên); nhìn giao diện phần mềm trông... “dễ ghét”, crack cho... bõ tức!;... Có thể kể vài trường hợp cụ thể (cam đoan có thật 100%) như sau: - Cracker hẹn bạn gái đi chơi, rồi bị cho “leo cây”, về nhà ngồi bẻ khoá cho bõ ghét. Bị “giận cá chém thớt” thường là những phần mềm giải trí (entertainment),... - Sau khi bẻ khoá phần mềm, cracker còn đưa hẳn lời nhắn của mình vào đó, đại loại như: Chúc mừng sinh nhật, Xin tha thứ,... Có một cracker nọ khi còn là sinh viên, sắp đến ngày sinh nhật của người bạn thân nhưng chàng ta lại đang trong tình trạng “cháy túi”. Khi đến nhà người bạn chơi, thấy anh bạn này đang “than trời trách đất” vì đang dùng một phần mềm xem tử vi chỉ cho cài đặt ba lần, nên khi cài lại máy lần này là lần thứ tư đành phải... la làng. Khi đó, chàng cracker nảy ra một ý tưởng mà bạn hẳn đã đoán ra: Crack cái phần mềm đó, xem như một “quà tặng sinh nhật”! Một phần mềm dùng trong ngành giáo dục (sắp xếp thời khoá biểu, quản lý hồ sơ học sinh,...) cũng bị bẻ khoá do một cracker muốn dành một món quà cho các thầy cô của mình. Không biết các giáo viên nghĩ gì khi nhận “món quà” này ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Công Luân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)