Hà Nội xưa 7

Chia sẻ bởi Tuyết Nga Vđ | Ngày 26/04/2019 | 181

Chia sẻ tài liệu: Hà Nội xưa 7 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Cái áo tơi
- Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Áo tơi là áo khoác thường dùng che mưa ghép từ nhiều lớp lá (lá gồi hay cọ...), dùng chỉ móc khâu lại, dài đến bắp chân, không có tay áo, trên cổ có dây buộc. Áo tơi mặc gọn, không vướng víu khi lao động (cày, bừa, cấy ...) được dùng phổ biến ở nông thôn Viêt Nam thời gian trước. Một số nơi, áo tơi còn có công dụng che nắng, gió”. Áo tơi dùng phổ biến ở nông thôn, hoặc những lao động nông thôn vào thị thành làm việc. “Trời mưa thì mặc trời mưa/ Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi” (ca dao). Trong văn chương, áo tơi cũng biểu thị tính cách thảnh thơi của người không màng danh lợi: “Chi bằng cần trúc, áo tơi/ Danh cương, lợi toả mặc đời đua tranh” (ca dao).
 


Vợ chồng người nông phu ở ngoại thành Hà Nội



Người kéo xe khoác áo tơi

 Về sau mới có vải tráng cao su rồi nilon làm áo mưa. Người thành thị che mưa chủ yếu vẫn bằng nón hoặc ô, dù. Đến nay rất hiếm mới gặp loại trang phục rất thân thiện với thiên nhiên này. Dương Trung Quốc  
(Còn nữa-trang riêng)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tuyết Nga Vđ
Dung lượng: | Lượt tài: 11
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)