H11

Chia sẻ bởi Minh duc | Ngày 27/04/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: H11 thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Chương I: SỰ ĐIỆN LI
I. SỰ ĐIỆN LI
– Sự điện li là quá trình các chất tan trong nước tách ra thành các ion dương và âm.
– Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Những chất điện li mạnh: Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, . . . các bazơ mạnh: KOH,
NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, . . . và hầu hết các muối.
Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion, phần tử còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
Chất điện li yếu: là các axit yếu và bazo yếu.
II. AXIT, BAZƠ, MUỐI
1. Axit
Theo A–re–ni–ut: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Theo Bronsted: axit là chất có khả năng cho proton.
2. Bazơ
Theo A–re–ni–ut: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.
Theo Bronsted: bazo là chất có khả năng nhận proton.
3. Hidroxit lưỡng tính
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
Thí dụ: Zn(OH)2; Al(OH)3, ... là hidroxit lưỡng tính
4. Muối
Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion là gốc axit.
III. SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. Chỉ số pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT, BAZƠ.
Tích số ion của nước là [H+].[OH–] = 10–14 (ở 25 °C). Một cách gần đúng, có thể coi giá trị tích số này là hằng số trong dung dịch loãng của các chất điện li.
Các giá trị [H+] và pH = –log [H+] đặc trưng cho các môi trường.
Môi trường trung tính: [H+] = 10–7 M hoặc pH = 7.
Môi trường axit: [H+] > 10–7 M hoặc pH < 7.
Môi trường kiềm: [H+] < 10–7 M hoặc pH > 7.
IV. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
1. Điều kiện xảy ra phản ứng
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp lại với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất kết tủa, chất bay hơi hoặc chất điện li yếu.
2. Bản chất phản ứng
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
3. Định luật bảo toàn điện tích
Khi các chất tan vào dung dịch tạo thành các ion dương và âm sao cho tổng các điện tích dương đúng bằng giá trị tuyệt đối của tổng các điện tích âm.
4. Phương trình ion thu gọn: là phương trình phản ứng hóa học viết dưới dạng ion sau khi cho các chất điện li mạnh phân li thành ion và thu gọn các ion giống nhau ở hai bên phương trình.
Ví dụ: KOH + HCl → KCl + H2O.
Phương trình ion chưa thu gọn: K+ + OH– + H+ + Cl– → K+ + Cl– + H2O.
Sau khi thu gọn: OH– + H+ → H2O.
BÀI TẬP
BÀI TẬP CƠ BẢN
Câu 1. Viết PT điện li của các chất sau:
a. HNO3, Ba(OH)2, H2SO4, BaCl2, NaHCO3.
b. CuSO4, Na2SO4, Fe2(SO4)3, Na2HPO4, H3PO4.
Câu 2. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn (nếu có) khi trộn lẫn các chất
a. dd HNO3 và CaCO3. b. dd KOH và dd FeCl3.
c. dd H2SO4 và dd NaOH. d. dd Ca(NO3)2 và dd Na2CO3.
e. dd NaOH và Al(OH)3. f. dd NaOH và Zn(OH)2.
g. FeS và dd HCl. h. dd CuSO4 và dd H2S.
i. dd NaHCO3 và HCl j. Ca(HCO3)2 và HCl.
Câu 3. Nhận biết các dung dịch cảu các chất sau bằng phương pháp hóa học.
a. NH4NO3, (NH4)2CO3, Na2SO4, NaCl.
b. NaOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3.
c. NaOH, H2SO4, BaCl2, Na2SO4, NaNO3 (chỉ dùng thêm quỳ tím).
Câu 4. Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Minh duc
Dung lượng: | Lượt tài: 30
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)