H noi tiet
Chia sẻ bởi Lý Minh Tuấn |
Ngày 18/03/2024 |
9
Chia sẻ tài liệu: h noi tiet thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
Trường ĐH Sài Gòn
Khoa SP KHTN
Lớp DSI 1081
HỆ NỘI TIẾT
Thạch Cảnh Trung Lý Minh Tuấn
Nguyễn Thị Trần Quyên Nguyễn Huỳnh Minh Ngọc
Phạm Nguyễn Huệ Linh Trương Phước Kháng
Huỳnh Diệp Đoan Hạnh Nguyễn Kim Hương
Giảng viên: Đặng Thị Ngọc Thanh
Thực hiện : nhóm 4
ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
Đặc điểm chung của tuyến nội tiết là nhỏ, không có ống tiết, có mạng lưới dày các mạch máu và thần kinh tiếp cận với các tế bào tiết. Khác với tuyến ngoại tiết, tuyến nội tiết đổ chất tiết ( hay còn gọi là hormone ) ra ngoài không qua ống dẫn mà thấm thẳng vào máu để đi đến các cơ quan. Các nội tiết tố do chúng tiết ra tuy có số lượng nhỏ nhưng có tác dụng lớn trong việc điều hòa sự chuyển hóa, phát triển và sinh sản của cơ thể.
Tuyến yên
CÁC TUYẾN NỘI TIẾT CHÍNH Ở NGƯỜI
Tuyến giáp
Tuyến cận giáp
Tuyến thượng thận
Tuyến tụy
Tuyến sinh dục
VỊ TRÍ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
1) Tuyến yên
Tuyến yên nằm trong hố yên của thân xương bướm, trong 1 hố màng cứng được đậy bởi hoành yên. Đây là 1 tuyến nhỏ, kích thước khoảng 1-1,2cm.
Thùy trước lớn còn gọi là tuyến yên tuyến, có nguồn gốc từ ngoại bì ở thành trên của hầu. Cấu tạo chủ yếu bởi mô liên kết có vách ngăn bên trong có nhiều mạch máu bạch huyết. Thùy trước được chia làm 3 phần : phần phễu, phần trung gian và phần xa. Thùy sau (tuyến yên thần kinh) nhỏ hơn, phát triển từ đáy não thất III. Cấu tạo bởi thần kinh giao, bên trong có sợi và tế bào thần kinh.
Vùng dưới đồi
Là một vùng nhỏ trong não chứa nhiều trung tâm kiểm soát các chức năng và cảm xúc của cơ thể. Nó có thành phần là chất xám (mô não gồm những tế bào thần kinh không có lớp vỏ bảo vệ bên trong), có kích thước khoảng bằng một quả hạnh và có trọng lượng chỉ bằng khoảng 1/300 tổng trọng lượng của não.
Não
Vùng hạ đồi
Tuyến yên
Cuống não
Tiểu não
2) Tuyến giáp
Lớn nhất trong các tuyến nội tiết. Tuyến giáp hình chữ H gồm có 2 thùy bên, hầu như bằng nhau, hình tháp 3 mặt. Hai thùy bên của tuyến nối với nhau bằng 1 eo trung gian. Từ eo mọc một chồi thẳng lên trên có thể tới xương móng hàm gọi là thùy tháp. Hai thùy bên phủ lên 1 phần phải, trái sụn giáp, phía sau giáp thanh hầu, thực quản, 2 bên là gốc động mạch cảnh chung.
Tuyến giáp được bao bọc bằng 1 bao xơ và được cố định vào thanh-khí quản bởi các dây chằng nên di động khi nuốt. Nhu mô tuyến giáp gồm các túi vây quanh bởi các tế bào thượng mô tuyến thay đổi hình dạng tùy theo tình trạng chế tiết của nang. Bên trong có 1 chất keo màu vàng nhạt. Các túi được bao quanh bởi 1 mạng mao mạch phong phú.
3) Tuyến cận giáp
Gồm 2 cặp tuyến trên và dưới, nhỏ bằng hạt gạo nếp màu nâu vàng.
Nằm ở cực trên của mỗi thận, tuyến thượng thận phải hình tam giác có 3 mặt là mặt gan, mặt hoành và mặt thận. Tuyến thượng thận phải hình bán nguyệt cũng có 3 mặt là mặt tụy, mặt hoành và mặt thận.
Mỗi tuyến thượng thận đều nằm trong 1 ổ thượng thận, phần trên ổ giới hạn bởi mạc quanh thận. Tuyến được treo giữ khá chặt vào cơ hoành và gan bởi những cuống mạch thần kinh và các dải mô liên kết.
4) Tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận họp thành bởi 2 phần : vỏ thượng thận và tủy thượng thận.
Vỏ thượng thận
Tủy thượng thận
- Vỏ thượng thận cấu tạo bởi các tế bào xếp thành dây, với 3 lớp khác nhau : lớp cung, lớp bó trong lớp này các tế bào xếp thành các cột song song, và lớp lưới có những tế bào biểu hiện cấu trúc không đều nhau.
- Tủy thượng thận cấu tạo bởi những tế bào ưa crôm, khi nhuộm bằng muối crôm thì bắt màu nâu hoặc vàng, xen kẽ giữa những tế bào này là các mao mạch hình xoang, các sợi thần kinh giao cảm, và cả những tế bào thần kinh giao cảm.
5) Tuyến sinh dục
- Nữ : Buồng trứng là 1 tuyến vừa là ngoại tiết ( tiết ra trứng ) vừa là nội tiết ( tiết ra các nội tiết tố quyết định giới tính sinh dục phụ ).
- Nam : Tinh hoàn là cơ quan sản xuất ra tinh trùng và đồng thời cũng là những tuyến nội tiết sản xuất ra các hormone sinh dục nam. Trong mô liên kết giữa các ống sinh tinh xoắn có những tế bào kẽ của tinh hoàn hoặc tế bào Leydig thực hiện chức năng nội tiết của tinh hoàn.
6) Tuyến tụy
Gồm những đảo Langerhans, nằm rải rác ở khắp nhu mô tụy. Các đảo Langerhans được cấu tạo bởi những dải tế bào xen kẽ bởi những mao mạch máu, trong các tế bào của tụy nội tiết có những tế bào beta chế tiết insulin và tế bào alpha chế tiết glucagon và yếu tố lipocaic ( yếu tố có tác dụng ngăn ngừa mỡ lắng đọng ở gan ).
Ngoài ra còn có một số tuyến khác :
TUYẾN ỨC :
Có 2 thùy phải, trái nối với nhau bằng mô liên kết sợi xốp. Tuyến được bọc bằng 1 màng liên kết, từ màng này tách ra các vách vào trong chia tuyến thành nhiều thùy nhỏ, mỗi thùy nhỏ có phần tủy màu sáng và vỏ thẫm hơn. Trong phần vỏ có nhiều tế bào limpho. Kích thước tuyến thay đổi theo tuổi.
TUYẾN TÙNG :
Là 1 cấu trúc hình nón thuộc vùng trên đồi, kích thước khoảng 5 – 8mm, nằm ngay trên các lồi não trên, sau dậy thì thường tích tụ muối canxi. Ở trẻ em, tuyến lớn, người lớn teo lại, ở nam nhỏ hơn nữ.
III.CHỨC NĂNG TUYẾN NỘI TIẾT
1.Vùng hạ đồi
Vùng hạ đồi là một trung khu thần kinh cao cấp chi phối mọi hoạt động của hệ thần kinh tự chủ của cơ thể. Trong đó các chức năng điều hoà thân nhiệt, điều hoà lượng thức ăn vào, thăng bằng lượng nước của cơ thể, điều hoà nội tiết tuyến yên bước đầu đã được xác định
2.Tuyến Yên
Bên cạnh sự tăng trưởng, tuyến yên còn kiểm soát sự thành thục sinh dục. Chín hormone của tuyến yên có thể được chia thành hai nhóm chính, tùy thuộc vào tuyến hoặc mô mà chúng tác động.
Nhóm thứ nhất bao gồm các hormone : hormone kích thích vỏ thượng thận (ACTH = adrenocorticotropin); hormone kích thích tuyến giáp (TSH = thyroid-stimulating hormone); hormone lutein (LH); hormone kích thích bao noãn (FSH = follicle-stimulating hormone), tất cả đều là sản phẩm của thùy trước . Các hormone này tác động lên các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục để điều phối chức năng của những tuyến này.
Nhóm thứ hai bao gồm : hormone tăng trưởng (GH= growth hormone), hormone kích thích tế bào hắc tố (MSH = melanocyte-stimulating hormone), prolactin (PR : kích thích sản xuất sữa ở tuyến vú ),oxytoxin (tăng co bóp tử cung) và vasopressin(ADH = hormone kháng niệu) tác động trực tiếp trên các mô đích không phải là mô nội tiết.
3.Tuyến Giáp
Tác dụng chủ yếu của hoocmon tuyến giáp là tham gia vào việc giữ chuyển hóa cơ bản.
Thiểu năng tuyến giáp ở người lớn sẽ làm giảm chuyển hóa cơ bản,thân nhiệt hạ,mạch chậm,mặt phị và người đờ đẫn,chậm chạp do thiểu năng tâm thần.Ở trẻ em, thiếu hoocmon giáp trạng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả về hình thái lẫn tâm thần gây nên chứng lùn và đần độn
Nếu khẩu phần thiếu iod, tuyến giáp sẽ đáp ứng bằng cách gia tăng kích thước, gây ra bệnh bướu cổ (hypothyroid goiter). Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được TSH kiểm soát hoạt động của tuyến giáp. Sau khi cắt bỏ tuyến yên, thyroxine chỉ còn lại trong máu dưới dạng vết, và tuyến giáp có những biểu hiện suy giảm hoạt động rất rõ
4.Tuyến Cận Giáp
PTH cần cho sự sống và các chức năng trong sự điều hòa cân bằng calci-phosphate giữa máu và các mô khác. Nếu thiếu PTH sẽ làm giảm canxi trong máu gây rối loạn hoạt động của cơ và hệ thần kinh trong bệnh têtani,làm co quắp bàn tay.Vì vậy trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cần chú ý giữ lại tuyến cận giáp.
Ngược lại nếu thừa PTH thì tỉ lệ canxi trong máu sẽ tăng lên do canxi từ xương chuyển vào,kết quả làm xương dễ bị gãy.Thông thường,PTH là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi (môi trường dịch mô trong cơ thể)
5.Tuyến Thượng Thận
Phần tủy tiết ra 80% epinephrine tên thương mại là adrenaline phần còn lại là norepinephrine (noradrenaline). Khi được phóng thích vào dòng máu, epinephrine tạo ra một tình trạng cho cơ thể động vật sẵn sàng chiến đấu hoặc chạy trốn, nghĩa là khi động vật gặp tình huống căng thẳng. Sự phóng thích đột ngột epinephrine (chẳng hạn như để đáp ứng với sự giận dữ hay sợ hãi) làm tăng huyết áp, tăng lượng máu cung cấp tới gan và cơ, tăng nồng độ đường huyết, kích thích sự hô hấp, làm giãn nỡ đường hô hấp và làm tăng nhịp tim. Không giống như phần lớn các hormone khác, epinephrine có thể đạt hiệu quả chỉ trong vài giây.
Phần vỏ tiết ra hai nhóm hormone: glucocorticoids như là cortisol và mineralocorticoids như là aldosterone tham gia vào sự chuyển hóa đường và các chất điện giải.
Sự thiếu các hormone vỏ thượng thận thường dẫn đến tình trạng suy nhược cơ, giảm nồng độ đường huyết, giảm huyết áp và nhiệt độ cơ thể, mất nước, nồng độ các tế bào máu cao hơn bình thường, suy thận .
Thoái hóa tuyến thượng thận sẽ gây nên bênh addison làm bệnh nhân đen xạm da,ói mửa,suy nhược cơ.Ngược lại nếu quá sản hoặc u vỏ thượng thận làm sản sinh quá nhiều hoocmon steroit gây nên dậy thì sớm ở trẻ em và thay đổi giới tính ở người lớn v.v
6.Tuyến Ức
Tuyến ức giống như các mô lympho,phát triển mạnh ở người trẻ.Tuy nhiên tính chất nội tiết của nó còn chưa rõ ràng và đang bàn cãi.Ở động vật,tuyến ức rất cần cho sự phát triển các tế bào lympho trong các mô lympho và là nguồn cung cấp các tế bào có chức năng tạo ra kháng thể,do đó đóng vao trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch.
7.Tuyến Tùng
Giống tuyến ức,tuyến tùng được coi là tuyến nội tiết nhưng chức năng chưa rõ ràng.Hormone tuyến tùng được gọi là melatonin ”hormone của bóng tối”, được tổng hợp từ tryptophan ở tùng bào và tiết ngay sau tạo.
Melatonin tuyến tùng được tổng hợp nhiều nhất trong đêm tối. Khi có ánh sáng sẽ dẫn đến giảm tổng hợp melatonin.
Melatonin được tiết vào máu, tác động lên vùng dưới đồi và tuyến yên, ức chế tiết gonadotropin và GH, gây ngủ. Một thực tiễn chưa rõ cơ chế là melatonin gây ngủ khi tắt đèn
8.Tuyến Sinh Dục
Testosterone là hormone sinh dục nam, được tiết ra bởi dịch hoàn, kích động sự phát triển của các đặc tính sinh dục thứ cấp ở giới đực trong khi estradiol, một estrogen được sản sinh từ buồng trứng, cần thiết cho sự phát triển của các đặc tính sinh dục thứ cấp ở giới cái. Sự tiết của các hormone sinh dục được điều hòa bởi các hormone của thùy trước tuyến yên (trong trường hợp này là FSH và LH) và các yếu tố giải phóng được tạo ra từ vùng dưới đồi
Một hormone sinh dục steroid khác là progesterone được sản xuất bởi một mô đặc biệt trong buồng trứng gọi là thể vàng (corpus luteum). Progesterone rất quan trọng trong việc duy trì sự mang thai. Nhau thai hoặc dạ con cũng có chức năng như một tuyến nội tiết,sản sinh ra gonadotropin estrogen và progestin trong suốt quá trình mang thai.
9.Tuyến Tụy
Insulin ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều loại quá trình sinh hóa. Chức năng chính của chúng là kích thích sự tổng hợp glycogen ở thận và cơ và làm cho tất cả các tế bào dễ dàng sử dụng glucose. Thêm vào đó, insulin còn làm tăng sự chuyển axit amin và glucose vào trong tế bào và kích thích sự tổng hợp protein và lipid.
Cấu trúc không gian Insulin
Một hormone khác của tuyến tụy là glucagon kiểm soát sự sử dụng đường theo một cách khác. Như là một chất đối kháng với insulin, glucagon kích thích sự phân giải của glycogen trong gan và làm tăng nồng độ đường huyết. Vì vậy insulin và glucagon có ảnh hưởng trái ngược nhau trong việc duy trì mức glucose trong máu ở một giới hạn bình thường.
Cấu trúc không gian Glucagon
Khoa SP KHTN
Lớp DSI 1081
HỆ NỘI TIẾT
Thạch Cảnh Trung Lý Minh Tuấn
Nguyễn Thị Trần Quyên Nguyễn Huỳnh Minh Ngọc
Phạm Nguyễn Huệ Linh Trương Phước Kháng
Huỳnh Diệp Đoan Hạnh Nguyễn Kim Hương
Giảng viên: Đặng Thị Ngọc Thanh
Thực hiện : nhóm 4
ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
Đặc điểm chung của tuyến nội tiết là nhỏ, không có ống tiết, có mạng lưới dày các mạch máu và thần kinh tiếp cận với các tế bào tiết. Khác với tuyến ngoại tiết, tuyến nội tiết đổ chất tiết ( hay còn gọi là hormone ) ra ngoài không qua ống dẫn mà thấm thẳng vào máu để đi đến các cơ quan. Các nội tiết tố do chúng tiết ra tuy có số lượng nhỏ nhưng có tác dụng lớn trong việc điều hòa sự chuyển hóa, phát triển và sinh sản của cơ thể.
Tuyến yên
CÁC TUYẾN NỘI TIẾT CHÍNH Ở NGƯỜI
Tuyến giáp
Tuyến cận giáp
Tuyến thượng thận
Tuyến tụy
Tuyến sinh dục
VỊ TRÍ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
1) Tuyến yên
Tuyến yên nằm trong hố yên của thân xương bướm, trong 1 hố màng cứng được đậy bởi hoành yên. Đây là 1 tuyến nhỏ, kích thước khoảng 1-1,2cm.
Thùy trước lớn còn gọi là tuyến yên tuyến, có nguồn gốc từ ngoại bì ở thành trên của hầu. Cấu tạo chủ yếu bởi mô liên kết có vách ngăn bên trong có nhiều mạch máu bạch huyết. Thùy trước được chia làm 3 phần : phần phễu, phần trung gian và phần xa. Thùy sau (tuyến yên thần kinh) nhỏ hơn, phát triển từ đáy não thất III. Cấu tạo bởi thần kinh giao, bên trong có sợi và tế bào thần kinh.
Vùng dưới đồi
Là một vùng nhỏ trong não chứa nhiều trung tâm kiểm soát các chức năng và cảm xúc của cơ thể. Nó có thành phần là chất xám (mô não gồm những tế bào thần kinh không có lớp vỏ bảo vệ bên trong), có kích thước khoảng bằng một quả hạnh và có trọng lượng chỉ bằng khoảng 1/300 tổng trọng lượng của não.
Não
Vùng hạ đồi
Tuyến yên
Cuống não
Tiểu não
2) Tuyến giáp
Lớn nhất trong các tuyến nội tiết. Tuyến giáp hình chữ H gồm có 2 thùy bên, hầu như bằng nhau, hình tháp 3 mặt. Hai thùy bên của tuyến nối với nhau bằng 1 eo trung gian. Từ eo mọc một chồi thẳng lên trên có thể tới xương móng hàm gọi là thùy tháp. Hai thùy bên phủ lên 1 phần phải, trái sụn giáp, phía sau giáp thanh hầu, thực quản, 2 bên là gốc động mạch cảnh chung.
Tuyến giáp được bao bọc bằng 1 bao xơ và được cố định vào thanh-khí quản bởi các dây chằng nên di động khi nuốt. Nhu mô tuyến giáp gồm các túi vây quanh bởi các tế bào thượng mô tuyến thay đổi hình dạng tùy theo tình trạng chế tiết của nang. Bên trong có 1 chất keo màu vàng nhạt. Các túi được bao quanh bởi 1 mạng mao mạch phong phú.
3) Tuyến cận giáp
Gồm 2 cặp tuyến trên và dưới, nhỏ bằng hạt gạo nếp màu nâu vàng.
Nằm ở cực trên của mỗi thận, tuyến thượng thận phải hình tam giác có 3 mặt là mặt gan, mặt hoành và mặt thận. Tuyến thượng thận phải hình bán nguyệt cũng có 3 mặt là mặt tụy, mặt hoành và mặt thận.
Mỗi tuyến thượng thận đều nằm trong 1 ổ thượng thận, phần trên ổ giới hạn bởi mạc quanh thận. Tuyến được treo giữ khá chặt vào cơ hoành và gan bởi những cuống mạch thần kinh và các dải mô liên kết.
4) Tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận họp thành bởi 2 phần : vỏ thượng thận và tủy thượng thận.
Vỏ thượng thận
Tủy thượng thận
- Vỏ thượng thận cấu tạo bởi các tế bào xếp thành dây, với 3 lớp khác nhau : lớp cung, lớp bó trong lớp này các tế bào xếp thành các cột song song, và lớp lưới có những tế bào biểu hiện cấu trúc không đều nhau.
- Tủy thượng thận cấu tạo bởi những tế bào ưa crôm, khi nhuộm bằng muối crôm thì bắt màu nâu hoặc vàng, xen kẽ giữa những tế bào này là các mao mạch hình xoang, các sợi thần kinh giao cảm, và cả những tế bào thần kinh giao cảm.
5) Tuyến sinh dục
- Nữ : Buồng trứng là 1 tuyến vừa là ngoại tiết ( tiết ra trứng ) vừa là nội tiết ( tiết ra các nội tiết tố quyết định giới tính sinh dục phụ ).
- Nam : Tinh hoàn là cơ quan sản xuất ra tinh trùng và đồng thời cũng là những tuyến nội tiết sản xuất ra các hormone sinh dục nam. Trong mô liên kết giữa các ống sinh tinh xoắn có những tế bào kẽ của tinh hoàn hoặc tế bào Leydig thực hiện chức năng nội tiết của tinh hoàn.
6) Tuyến tụy
Gồm những đảo Langerhans, nằm rải rác ở khắp nhu mô tụy. Các đảo Langerhans được cấu tạo bởi những dải tế bào xen kẽ bởi những mao mạch máu, trong các tế bào của tụy nội tiết có những tế bào beta chế tiết insulin và tế bào alpha chế tiết glucagon và yếu tố lipocaic ( yếu tố có tác dụng ngăn ngừa mỡ lắng đọng ở gan ).
Ngoài ra còn có một số tuyến khác :
TUYẾN ỨC :
Có 2 thùy phải, trái nối với nhau bằng mô liên kết sợi xốp. Tuyến được bọc bằng 1 màng liên kết, từ màng này tách ra các vách vào trong chia tuyến thành nhiều thùy nhỏ, mỗi thùy nhỏ có phần tủy màu sáng và vỏ thẫm hơn. Trong phần vỏ có nhiều tế bào limpho. Kích thước tuyến thay đổi theo tuổi.
TUYẾN TÙNG :
Là 1 cấu trúc hình nón thuộc vùng trên đồi, kích thước khoảng 5 – 8mm, nằm ngay trên các lồi não trên, sau dậy thì thường tích tụ muối canxi. Ở trẻ em, tuyến lớn, người lớn teo lại, ở nam nhỏ hơn nữ.
III.CHỨC NĂNG TUYẾN NỘI TIẾT
1.Vùng hạ đồi
Vùng hạ đồi là một trung khu thần kinh cao cấp chi phối mọi hoạt động của hệ thần kinh tự chủ của cơ thể. Trong đó các chức năng điều hoà thân nhiệt, điều hoà lượng thức ăn vào, thăng bằng lượng nước của cơ thể, điều hoà nội tiết tuyến yên bước đầu đã được xác định
2.Tuyến Yên
Bên cạnh sự tăng trưởng, tuyến yên còn kiểm soát sự thành thục sinh dục. Chín hormone của tuyến yên có thể được chia thành hai nhóm chính, tùy thuộc vào tuyến hoặc mô mà chúng tác động.
Nhóm thứ nhất bao gồm các hormone : hormone kích thích vỏ thượng thận (ACTH = adrenocorticotropin); hormone kích thích tuyến giáp (TSH = thyroid-stimulating hormone); hormone lutein (LH); hormone kích thích bao noãn (FSH = follicle-stimulating hormone), tất cả đều là sản phẩm của thùy trước . Các hormone này tác động lên các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục để điều phối chức năng của những tuyến này.
Nhóm thứ hai bao gồm : hormone tăng trưởng (GH= growth hormone), hormone kích thích tế bào hắc tố (MSH = melanocyte-stimulating hormone), prolactin (PR : kích thích sản xuất sữa ở tuyến vú ),oxytoxin (tăng co bóp tử cung) và vasopressin(ADH = hormone kháng niệu) tác động trực tiếp trên các mô đích không phải là mô nội tiết.
3.Tuyến Giáp
Tác dụng chủ yếu của hoocmon tuyến giáp là tham gia vào việc giữ chuyển hóa cơ bản.
Thiểu năng tuyến giáp ở người lớn sẽ làm giảm chuyển hóa cơ bản,thân nhiệt hạ,mạch chậm,mặt phị và người đờ đẫn,chậm chạp do thiểu năng tâm thần.Ở trẻ em, thiếu hoocmon giáp trạng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả về hình thái lẫn tâm thần gây nên chứng lùn và đần độn
Nếu khẩu phần thiếu iod, tuyến giáp sẽ đáp ứng bằng cách gia tăng kích thước, gây ra bệnh bướu cổ (hypothyroid goiter). Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được TSH kiểm soát hoạt động của tuyến giáp. Sau khi cắt bỏ tuyến yên, thyroxine chỉ còn lại trong máu dưới dạng vết, và tuyến giáp có những biểu hiện suy giảm hoạt động rất rõ
4.Tuyến Cận Giáp
PTH cần cho sự sống và các chức năng trong sự điều hòa cân bằng calci-phosphate giữa máu và các mô khác. Nếu thiếu PTH sẽ làm giảm canxi trong máu gây rối loạn hoạt động của cơ và hệ thần kinh trong bệnh têtani,làm co quắp bàn tay.Vì vậy trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cần chú ý giữ lại tuyến cận giáp.
Ngược lại nếu thừa PTH thì tỉ lệ canxi trong máu sẽ tăng lên do canxi từ xương chuyển vào,kết quả làm xương dễ bị gãy.Thông thường,PTH là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi (môi trường dịch mô trong cơ thể)
5.Tuyến Thượng Thận
Phần tủy tiết ra 80% epinephrine tên thương mại là adrenaline phần còn lại là norepinephrine (noradrenaline). Khi được phóng thích vào dòng máu, epinephrine tạo ra một tình trạng cho cơ thể động vật sẵn sàng chiến đấu hoặc chạy trốn, nghĩa là khi động vật gặp tình huống căng thẳng. Sự phóng thích đột ngột epinephrine (chẳng hạn như để đáp ứng với sự giận dữ hay sợ hãi) làm tăng huyết áp, tăng lượng máu cung cấp tới gan và cơ, tăng nồng độ đường huyết, kích thích sự hô hấp, làm giãn nỡ đường hô hấp và làm tăng nhịp tim. Không giống như phần lớn các hormone khác, epinephrine có thể đạt hiệu quả chỉ trong vài giây.
Phần vỏ tiết ra hai nhóm hormone: glucocorticoids như là cortisol và mineralocorticoids như là aldosterone tham gia vào sự chuyển hóa đường và các chất điện giải.
Sự thiếu các hormone vỏ thượng thận thường dẫn đến tình trạng suy nhược cơ, giảm nồng độ đường huyết, giảm huyết áp và nhiệt độ cơ thể, mất nước, nồng độ các tế bào máu cao hơn bình thường, suy thận .
Thoái hóa tuyến thượng thận sẽ gây nên bênh addison làm bệnh nhân đen xạm da,ói mửa,suy nhược cơ.Ngược lại nếu quá sản hoặc u vỏ thượng thận làm sản sinh quá nhiều hoocmon steroit gây nên dậy thì sớm ở trẻ em và thay đổi giới tính ở người lớn v.v
6.Tuyến Ức
Tuyến ức giống như các mô lympho,phát triển mạnh ở người trẻ.Tuy nhiên tính chất nội tiết của nó còn chưa rõ ràng và đang bàn cãi.Ở động vật,tuyến ức rất cần cho sự phát triển các tế bào lympho trong các mô lympho và là nguồn cung cấp các tế bào có chức năng tạo ra kháng thể,do đó đóng vao trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch.
7.Tuyến Tùng
Giống tuyến ức,tuyến tùng được coi là tuyến nội tiết nhưng chức năng chưa rõ ràng.Hormone tuyến tùng được gọi là melatonin ”hormone của bóng tối”, được tổng hợp từ tryptophan ở tùng bào và tiết ngay sau tạo.
Melatonin tuyến tùng được tổng hợp nhiều nhất trong đêm tối. Khi có ánh sáng sẽ dẫn đến giảm tổng hợp melatonin.
Melatonin được tiết vào máu, tác động lên vùng dưới đồi và tuyến yên, ức chế tiết gonadotropin và GH, gây ngủ. Một thực tiễn chưa rõ cơ chế là melatonin gây ngủ khi tắt đèn
8.Tuyến Sinh Dục
Testosterone là hormone sinh dục nam, được tiết ra bởi dịch hoàn, kích động sự phát triển của các đặc tính sinh dục thứ cấp ở giới đực trong khi estradiol, một estrogen được sản sinh từ buồng trứng, cần thiết cho sự phát triển của các đặc tính sinh dục thứ cấp ở giới cái. Sự tiết của các hormone sinh dục được điều hòa bởi các hormone của thùy trước tuyến yên (trong trường hợp này là FSH và LH) và các yếu tố giải phóng được tạo ra từ vùng dưới đồi
Một hormone sinh dục steroid khác là progesterone được sản xuất bởi một mô đặc biệt trong buồng trứng gọi là thể vàng (corpus luteum). Progesterone rất quan trọng trong việc duy trì sự mang thai. Nhau thai hoặc dạ con cũng có chức năng như một tuyến nội tiết,sản sinh ra gonadotropin estrogen và progestin trong suốt quá trình mang thai.
9.Tuyến Tụy
Insulin ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều loại quá trình sinh hóa. Chức năng chính của chúng là kích thích sự tổng hợp glycogen ở thận và cơ và làm cho tất cả các tế bào dễ dàng sử dụng glucose. Thêm vào đó, insulin còn làm tăng sự chuyển axit amin và glucose vào trong tế bào và kích thích sự tổng hợp protein và lipid.
Cấu trúc không gian Insulin
Một hormone khác của tuyến tụy là glucagon kiểm soát sự sử dụng đường theo một cách khác. Như là một chất đối kháng với insulin, glucagon kích thích sự phân giải của glycogen trong gan và làm tăng nồng độ đường huyết. Vì vậy insulin và glucagon có ảnh hưởng trái ngược nhau trong việc duy trì mức glucose trong máu ở một giới hạn bình thường.
Cấu trúc không gian Glucagon
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lý Minh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)