GT Windows
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Trường |
Ngày 10/05/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: GT Windows thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
BÀI GIẢNG TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Giang Thành Trung
– Trường ĐH Tây Bắc –
Email: [email protected]
PHẦN I.
HỆ ĐIỀU HÀNH
KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
Hệ điều hành (Operating System) là tập hợp các chương trình tạo sự liên hệ giữa người sử dụng máy tính và máy tính thông qua các lệnh điều khiển. Không có hệ điều hành thì máy tính không thể hoạt động được. Chức năng chính của hệ điều hành là:
- Thực hiện các lệnh theo yêu cầu của người sử dụng máy,
- Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ ,
- Điều khiển các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, máy in, bàn phím, màn hình,...
- Quản lý tập tin,...
Hiện nay có nhiều hệ điều hành khác nhau như MS-DOS, UNIX, LINUX, Windows 95, Windows 98 , Windows 2000, Windows XP, Windows Server 2003,...
KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
Hệ điều hành MS-DOS
Hệ điều hành Windows XP
CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HĐH QUẢN LÝ
1. Tập tin (File)
Tập tin là nơi lưu trữ thông tin bao gồm chương trình, dữ liệu, văn bản,... Mỗi tập tin được lưu lên đĩa với một tên riêng phân biệt. Tên tập tin thường có 2 phần: phần tên (name) và phần mở rộng (extension). Phần tên là phần bắt buộc phải có của một tập tin, còn phần mở rộng thì có thể có hoặc không.
- Phần tên: Bao gồm các ký tự chữ từ A đến Z, các chữ số từ 0 đến 9, các ký tự khác như #, $, %, ~, ^, @, (, ), !, _, khoảng trắng.
- Phần mở rộng: thường dùng 3 ký tự trong các ký tự nêu trên. Thông thường phần mở rộng do chương trình ứng dụng tự đặt vào.
- Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu chấm (.) ngăn cách.
CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HĐH QUẢN LÝ
- Tên tập tin có độ dài lên đến 255 ký tự.
Ta có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu của file:
COM, EXE, BAT: Các file khả thi và lệnh batch chạy trực tiếp được trên hệ điều hành
TXT, DOC, ... : Các file văn bản
PAS, BAS, ... : Các file chương trình PASCAL, DELPHI, BASIC, ...
WK1, XLS, ... : Các file chương trình bảng tính LOTUS, EXCEL ...
DBF, DAT, ... : Các file dữ liệu
CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HĐH QUẢN LÝ
2. Thư mục (Folder/ Directory)
Thư mục là nơi lưu giữ các tập tin theo một chủ đề nào đó theo ý người sử dụng. Đây là biện pháp giúp ta quản lý được tập tin, dễ dàng tìm kiếm chúng khi cần truy xuất. Các tập tin có liên quan với nhau có thể được xếp trong cùng một thư mục.
Trên mỗi đĩa có một thư mục chung gọi là thư mục gốc. Thư mục gốc không có tên riêng và được ký hiệu là (dấu xổ phải: backslash). Dưới mỗi thư mục gốc có các tập tin trực thuộc và các thư mục con. Trong các thư mục con cũng có các tập tin trực thuộc và thư mục con của nó. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục cha.
Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành.
Tên của thư mục tuân thủ theo cách đặt tên của tập tin.
CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HĐH QUẢN LÝ
3. Ổ đĩa (Drive)
Ổ đĩa là nơi thông tin được đọc và lưu trữ, các ổ đĩa thông dụng là:
- Ổ đĩa mềm (Floppy disk): thường có tên là ổ đĩa A:, dùng cho việc đọc và ghi thông tin lên đĩa mềm.
- Ổ đĩa cứng: (Hard disk) được đặt tên là ổ C:,D:,... có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn ổ đĩa mềm nhiều lần. Một máy tính có thể có một hoặc nhiều ổ đĩa cứng.
- Ổ đĩa CD (Compact disk ): có các loại như: loại chỉ có thể đọc còn gọi là ổ đĩa CD-ROM, loại khác còn có thể ghi dữ liệu ra đĩa CD hay còn gọi là ổ CD-RW, ngoài ra còn có thể gắn thêm ổ đĩa DVD.
CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HĐH QUẢN LÝ
4. Đường dẫn (Path)
Khi sử dụng thư mục nhiều cấp (cây thư mục) thì ta cần chỉ rõ thư mục cần truy xuất. Đường dẫn dùng để chỉ đường đi đến thư mục cần truy xuất (thư mục sau cùng). Đường dẫn là một dãy các thư mục liên tiếp nhau và được phân cách bởi ký hiệu (dấu xổ phải: backslash).
CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HĐH QUẢN LÝ
Ví dụ: Giả sử trên đĩa D có cây thư mục:
- Ly Thuyet, Thuc Hanh là 2 thư mục cùng cấp và là thư mục con của thư mục gốc D:
- Phan I, Phan II là 2 thư mục cùng cấp và là thư mục con của thư mục Ly Thuyet. Ly Thuyet là thư mục cha của Phan I, Phan II
- Đường dẫn của thư mục Phan I:
D:Ly Thuyet Phan I
- Đường dẫn của thư mục Nang Cao:
D:Thuc Hanh Word Nang Cao
GIỚI THIỆU HĐH WINDOWS XP
1. Khởi động và thoát khỏi Windows XP
a, Khởi động Windows XP
Windows XP được tự động khởi động sau khi bật máy. Nếu máy có nối mạng sẽ có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (User name) và mật khẩu (Password) của người dùng. Thao tác này gọi là đăng nhập (logging on).
Mỗi người sử dụng, sẽ có một tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (như dáng vẻ màn hình, các chương trình tự động chạy khi khởi động máy, tài nguyên/ chương trình được phép sử dụng, v.v...) gọi là user profile và được Windows XP lưu giữ lại để sử dụng cho những lần sau.
GIỚI THIỆU HĐH WINDOWS XP
1. Khởi động và thoát khỏi Windows XP
b, Đóng Windows XP:
Khi muốn thoát khỏi Windows XP, bạn phải đóng tất cả các cửa sổ đang mở. Tiếp theo bạn chọn menu Start và chọn Turn Off Computer. Sau thao tác này một hộp thoại sẽ xuất hiện như bên dưới.
Tạm nghỉ
Tắt máy
Khởi động lại
GIỚI THIỆU HĐH WINDOWS XP
2. Một vài thuật ngữ thường sử dụng
a, Các biểu tượng (icon)
Biểu tượng là các hình vẽ nhỏ đặc trưng cho một đối tượng nào đó của Windows hoặc của các ứng dụng chạy trong môi trường Windows. Phía dưới biểu tượng là tên biểu tượng. Tên này mang một ý nghĩa nhất định, thông thường nó diễn giải cho chức năng được gán cho biểu tượng (ví dụ nó mang tên của 1 trình ứng dụng).
GIỚI THIỆU HĐH WINDOWS XP
2. Một vài thuật ngữ thường sử dụng
b, Sử dụng chuột trong Windows
Click: nhấn nhanh và thả nút chuột trái.
Double Click (D_Click ): nhấn nhanh nút chuột trái hai lần liên tiếp.
Drag (kéo thả): nhấn và giữ nút chuột trái khi di chuyển đến nơi khác và buông ra.
Right Click (R_Click): nhấn nhanh và thả nút chuột phải.
GIỚI THIỆU HĐH WINDOWS XP
3. Giới thiệu màn hình nền (Desktop) của Windows XP
GIỚI THIỆU HĐH WINDOWS XP
4. Khái niệm về cửa sổ
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
Windows Explorer là một chương trình cho phép người sử dụng thao tác với các tài nguyên có trong máy tính như tập tin, thư mục, ổ đĩa và những tài nguyên khác có trong máy của bạn cũng như các máy tính trong hệ thống mạng (nếu máy tính của bạn có nối mạng).
Với Windows Explorer, các thao tác như sao chép, xóa, đổi tên thư mục và tập tin,... được thực hiện một cách thuận tiện và dễ dàng.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
1. Khởi động chương trình Windows Explorer:
Bạn có thể thực hiện một trong những cách sau:
C1: Chọn lệnh Start / Programs / Accessories / Windows Explorer
C2: R_Click lên Start, sau đó chọn Explorer
C3: R_Click lên biểu tượng My Computer, sau đó chọn Explorer …
C4: Ấn tổ hợp phím Cửa sổ + E
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
2. Cửa sổ làm việc của Windows Explorer
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
2. Cửa sổ làm việc của Windows Explorer
- Cửa sổ trái (Folder) là cấu trúc cây thư mục. Nó trình bày cấu trúc thư mục của các đĩa cứng và các tài nguyên kèm theo máy tính, bao gồm ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD...
- Những đối tượng có dấu cộng (+) ở phía trước cho biết đối tượng đó còn chứa những đối tượng khác trong nó nhưng không được hiển thị.
- Cửa sổ phải liệt kê nội dung của đối tượng được chọn tương ứng bên cửa sổ trái.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
2. Cửa sổ làm việc của Windows Explorer
- Thanh địa chỉ (Address): Cho phép nhập đường dẫn thư mục/ tập tin cần tới hoặc để xác định đường dẫn hiện hành.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
a, Chọn tập tin/ thư mục:
- Chọn một tập tin/ thư mục: Click lên biểu tượng tập tin/ thư mục.
- Chọn một nhóm tập tin/ thư mục: có thể thực hiện theo 2 cách:
Các đối tượng cần chọn là một danh sách gồm các đối tượng nằm cạnh nhau: Click lên đối tượng đầu danh sách để chọn, sau đó nhấn giữ phím Shift và Click lên đối tượng ở cuối danh sách.
Các đối tượng cần chọn nằm rời rạc nhau: nhấn giữ phím Ctrl và Click chọn các đối tượng tương ứng.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
b, Mở tập tin
Chọn lệnh mở tập tin. Có ba cách thực hiện:
Cách 1: D_Click lên biểu tượng của tập tin/ thư mục.
Cách 2: R_Click lên biểu tượng của tập tin/ thư mục và chọn mục Open.
Cách 3: Chọn tập tin/ thư mục và nhấn phím Enter.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
c, Tạo thư mục
- Chọn nơi chứa thư mục cần tạo (thư mục/ ổ đĩa ở cửa sổ bên trái).
- Chọn menu File / New / Folder hoặc R_Click / New / Folder.
- Nhập tên thư mục mới, sau đó gõ Enter để kết thúc.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
d, Sao chép thư mục và tập tin
Chọn các thư mục và tập tin cần sao chép. Sau đó có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Nhấn giữ phím Ctrl và Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần chép.
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C (hoặc Edit / Copy hoặc R_Click và chọn Copy) để chép vào Clipboard, sau đó chọn nơi cần chép đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit / Paste hoặc R_Click và chọn Paste).
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
e, Di chuyển thư mục và tập tin
Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển. Sau đó có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần di chuyển.
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X (hoặc Edit / Cut hoặc R_Click và chọn Cut) để chép vào Clipboard, sau đó chọn nơi cần di chuyển đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit / Paste hoặc R_Click và chọn Paste).
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
f, Xoá thư mục và tập tin
- Chọn các thư mục và tập tin cần xóa.
- Chọn File / Delete
hoặc: Nhấn phím Delete
hoặc: R_Click và chọn mục Delete.
- Xác nhận có thực sự muốn xoá hay không (Yes/ No)
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
g, Phục hồi thư mục và tập tin
Các đối tượng bị xóa sẽ được đưa vào Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các đối tượng đã xóa, bạn thực hiện các thao tác sau đây:
- D_Click lên biểu tượng Recycle Bin
- Chọn tên đối tượng cần phục hồi.
- Thực hiện lệnh File / Restore hoặc R_Click và chọn mục Restore.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
h, Đổi tên thư mục và tập tin
- Chọn đối tượng muốn đổi tên
- Thực hiện lệnh File / Rename hoặc nhấn phím F2 hoặc R_Click trên đối tượng và chọn mục Rename
- Nhập tên mới, sau đó gõ Enter để kết thúc.
Ghi chú: với tập tin đang sử dụng thì các thao tác di chuyển, xoá, đổi tên không thể thực hiện được.
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG WINDOWS
1. Vấn đề tiếng Việt trong Windows
Hầu hết các phiên bản của hệ điều hành Windows mà chúng ta đang sử dụng là phiên bản không hỗ trợ tiếng Việt, vì vậy để sử dụng được tiếng Việt trong Windows thì cần phải cài đặt thêm các font chữ tiếng Việt và phần mềm gõ tiếng Việt.
Các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng trong Windows như ABC, Vietware, Vietkey, Unikey trong đó phần mềm Vietkey và Unikey rất được ưa chuộng vì có nhiều ưu điểm hơn so với các phần mềm khác.
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG WINDOWS
2. Font chữ và bảng mã
Mỗi font chữ sẽ đi kèm với một bảng mã tương ứng, do đó khi soạn thảo tiếng Việt, bạn phải chọn bảng mã phù hợp với font chữ mà bạn đang sử dụng, nếu chọn không đúng thì các từ bạn nhập vào sẽ không được hiển thị như ý muốn. Các bộ font chữ thông dụng hiện nay là:
Bộ Font VNI: đây là bộ font chữ khá đẹp, cung cấp rất nhiều font chữ, tên font chữ bắt đầu bằng chữ VNI.
Bộ Font TCVN3: bộ font chữ này thường đi kèm với phần mềm gõ tiếng Việt ABC, đây là bộ font chuẩn của quốc gia, tên font chữ bắt đầu bằng ký tự "." (dấu chấm).
Bộ Font Unicode: bộ font Unicode đã cho phép tích hợp tất cả các ký tự của các ngôn ngữ trong 1 font chữ duy nhất. Hiện tại, đây là font chữ chuẩn của nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới.
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG WINDOWS
3. Các kiểu gõ Tiếng Việt
Có rất nhiều kiểu gõ tiếng Việt trong Windows. Vì bàn phím chúng ta đang dùng không có sẵn các ký tự tiếng Việt nên để gõ được các ký tự tiếng Việt như ô, ư, ê.. thì chúng ta phải sử dụng các tổ hợp phím.
Mỗi kiểu gõ tiếng Việt đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, hai kiểu gõ thông dụng nhất là kiểu gõ Telex và VNI
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG WINDOWS
* Qui tắc gõ các tổ hợp phím cho kiểu gõ Telex và VNI:
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG WINDOWS
4. Giới thiệu chương trình Vietkey
5. Giới thiệu chương trình Unikey
Phần mở rộng
Tìm kiếm thư mục, tệp tin
Nháy phải vào biểu tượng My Computer chọn Search (hoặc ấn phím F3 từ màn hình Desktop)
Chọn All files and folders ở khung bên trái
Gõ tên tệp, thư mục cần tìm vào mục All or part of the file name.
Chọn vị trí tìm kiếm trong mục Look in
Sau đó chọn Search
Thay đổi màn hình nền
Cách 1:
Nháy phải vào màn hình Desktop chọn Properties
Chọn thẻ Desktop
Chọn hình nền cần thiết lập trong mục Background
Chọn xong click OK
Cách 2:
Chọn bức ảnh cần thiết lập làm màn hình nền
Nháy phải vào bức ảnh chọn Set as Desktop background
Chức năng của thanh Taskbar
Chức năng: thanh Taskbar hiển thị những chương trình (cho phép hiển thị trên Taskbar) đang được thực hiện trong máy tính giúp người sử dụng bố trí, chuyển đổi các cửa sổ làm việc một cách dễ dàng
Mỗi khi mở 1 chương trình ứng dụng thì thường xuất hiện 1 khung nhỏ của chương trình trên thanh Taskbar
Cách ẩn thanh Taskbar: Nháy phải vào thanh Taskbar chọn Properties, chọn thẻ Taskbar và chọn Auto-hide task bar sau đó click OK
Chức năng của thùng rác
Chức năng: thùng rác được sử dụng để thể hiện những tệp, thư mục đã bị thực hiện thao tác xóa (Delete) nhưng chưa được xóa hoàn toàn khỏi máy tính -> Giúp khôi phục lại khi cần thiết.
Cách ẩn xóa dữ liệu khỏi thùng rác: Nháy phải vào biểu tượng thùng rác ngoài màn hình Desktop chọn Emty Recycle Bin xuất hiện cửa sổ xác nhận chọn Yes.
Sắp xếp dữ liệu trong Windows Explorer
Mở thư mục cần sắp xếp lại.
C1: Nháy phải vào vùng trắng chọn Arrange icon by
C2: Click vào menu View chọn Arrange icon by
Chọn:
Name: sắp xếp theo tên
Type: sắp xếp theo loại tệp
Size: sắp xếp theo kích cỡ
Modified: sắp xếp theo thời gian bị thay đổi lần cuối
Cách tìm kiếm thông tin trên Internet
Có thể sử dụng một số trang web hỗ trợ tìm kiếm trên mạng Internet như:
http://google.com
http://bing.com
…
Gõ nội dung cần tìm kiếm rồi chọn Search
Cách thiết lập bảo vệ màn hình
Nháy phải vào màn hình Desktop chọn Properties
Chọn thẻ Screen Saver:
Chọn hiệu ứng bảo vệ trong mục Screen Saver
Chọn thời gian trong mục Wait
…
Sau đó click OK
Đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin trong máy tính
Đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin trong máy tính là bit tồn tại ở 1 trong 2 trạng thái 0 hoặc 1.
Các đơn vị dẫn xuất để đo thông tin:
Chuyển đổi thập phân sang nhị phân
Đối với phần nguyên (đứng trước dấu phẩy)
B1: Chia số đó cho 2 được thương và số dư
B2: Kiểm tra xem thương có = 0 hay không
Nếu thương = 0 thì chuyển sang bước 3
Nếu thương ≠ 0 thì quay lại bước 2 nhưng chia thương cho 2.
B3: Lấy các giá trị số số dư theo chiều từ dưới lên trên ta được số nhị phân cần tìm.
Chuyển đổi thập phân sang nhị phân (tiếp)
Đối với phần thập phân (đứng sau dấu phẩy)
B1: Nhân số đó với 2 được phần nguyên và phần thập phân
B2: Kiểm tra xem phần thập phân có = 0 hay không
Nếu phần thập phân = 0 thì chuyển sang bước 3
Nếu phần thập phân ≠ 0 thì quay lại bước 2 nhưng nhân phần thập phân với 2.
B3: Lấy các giá trị phần nguyên theo chiều từ trên xuống ta được số nhị phân cần tìm
Lưu ý: thêm “0.” đứng trước dãy nhị phân tìm được
Chuyển đổi nhị phân sang thập phân
Coi vị trí đứng ngay trước dấu phẩy là vị trí 0. Các vị trí tiếp theo hướng sang trái sẽ tăng dần và hướng sang phải sẽ giảm dần.
VD: anan-1..a1a0,a-1a-2…a-m
Thực hiện bằng cách tính tổng các tích sau:
Khái niệm về mạng máy tính
Mạng máy tính là sự kết nối các máy tính lại với nhau nhằm mục đích chia sẻ tài nguyên dùng chung: máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu,…
Các dịch vụ của mạng Internet:
Chia sẻ thông tin
Chia sẻ dữ liệu
…
Cách đính kèm tệp tin qua thư điện tử
Cách đính kèm tệp tin qua thư điện tử: trong quá trình gửi thư có thể thực hiện đính kèm tệp tin theo thư bằng cách chọn Attack file hoặc Đính kèm, sau đó chọn đến tệp tin cần đính kèm chọn Open.
Cách thay đổi ngày, giờ của máy tính
C1. Nháy đúp chuột vào khung đồng hồ ở góc phải thanh Taskbar, xuất hiện cửa sổ Date time Properties, thực hiện thay đổi ngày giờ xong chọn OK
C2. Chọn Start Setting Control Panel, chọn Date and Time
Giang Thành Trung
– Trường ĐH Tây Bắc –
Email: [email protected]
PHẦN I.
HỆ ĐIỀU HÀNH
KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
Hệ điều hành (Operating System) là tập hợp các chương trình tạo sự liên hệ giữa người sử dụng máy tính và máy tính thông qua các lệnh điều khiển. Không có hệ điều hành thì máy tính không thể hoạt động được. Chức năng chính của hệ điều hành là:
- Thực hiện các lệnh theo yêu cầu của người sử dụng máy,
- Quản lý, phân phối và thu hồi bộ nhớ ,
- Điều khiển các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, máy in, bàn phím, màn hình,...
- Quản lý tập tin,...
Hiện nay có nhiều hệ điều hành khác nhau như MS-DOS, UNIX, LINUX, Windows 95, Windows 98 , Windows 2000, Windows XP, Windows Server 2003,...
KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
Hệ điều hành MS-DOS
Hệ điều hành Windows XP
CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HĐH QUẢN LÝ
1. Tập tin (File)
Tập tin là nơi lưu trữ thông tin bao gồm chương trình, dữ liệu, văn bản,... Mỗi tập tin được lưu lên đĩa với một tên riêng phân biệt. Tên tập tin thường có 2 phần: phần tên (name) và phần mở rộng (extension). Phần tên là phần bắt buộc phải có của một tập tin, còn phần mở rộng thì có thể có hoặc không.
- Phần tên: Bao gồm các ký tự chữ từ A đến Z, các chữ số từ 0 đến 9, các ký tự khác như #, $, %, ~, ^, @, (, ), !, _, khoảng trắng.
- Phần mở rộng: thường dùng 3 ký tự trong các ký tự nêu trên. Thông thường phần mở rộng do chương trình ứng dụng tự đặt vào.
- Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu chấm (.) ngăn cách.
CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HĐH QUẢN LÝ
- Tên tập tin có độ dài lên đến 255 ký tự.
Ta có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu của file:
COM, EXE, BAT: Các file khả thi và lệnh batch chạy trực tiếp được trên hệ điều hành
TXT, DOC, ... : Các file văn bản
PAS, BAS, ... : Các file chương trình PASCAL, DELPHI, BASIC, ...
WK1, XLS, ... : Các file chương trình bảng tính LOTUS, EXCEL ...
DBF, DAT, ... : Các file dữ liệu
CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HĐH QUẢN LÝ
2. Thư mục (Folder/ Directory)
Thư mục là nơi lưu giữ các tập tin theo một chủ đề nào đó theo ý người sử dụng. Đây là biện pháp giúp ta quản lý được tập tin, dễ dàng tìm kiếm chúng khi cần truy xuất. Các tập tin có liên quan với nhau có thể được xếp trong cùng một thư mục.
Trên mỗi đĩa có một thư mục chung gọi là thư mục gốc. Thư mục gốc không có tên riêng và được ký hiệu là (dấu xổ phải: backslash). Dưới mỗi thư mục gốc có các tập tin trực thuộc và các thư mục con. Trong các thư mục con cũng có các tập tin trực thuộc và thư mục con của nó. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục cha.
Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành.
Tên của thư mục tuân thủ theo cách đặt tên của tập tin.
CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HĐH QUẢN LÝ
3. Ổ đĩa (Drive)
Ổ đĩa là nơi thông tin được đọc và lưu trữ, các ổ đĩa thông dụng là:
- Ổ đĩa mềm (Floppy disk): thường có tên là ổ đĩa A:, dùng cho việc đọc và ghi thông tin lên đĩa mềm.
- Ổ đĩa cứng: (Hard disk) được đặt tên là ổ C:,D:,... có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn ổ đĩa mềm nhiều lần. Một máy tính có thể có một hoặc nhiều ổ đĩa cứng.
- Ổ đĩa CD (Compact disk ): có các loại như: loại chỉ có thể đọc còn gọi là ổ đĩa CD-ROM, loại khác còn có thể ghi dữ liệu ra đĩa CD hay còn gọi là ổ CD-RW, ngoài ra còn có thể gắn thêm ổ đĩa DVD.
CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HĐH QUẢN LÝ
4. Đường dẫn (Path)
Khi sử dụng thư mục nhiều cấp (cây thư mục) thì ta cần chỉ rõ thư mục cần truy xuất. Đường dẫn dùng để chỉ đường đi đến thư mục cần truy xuất (thư mục sau cùng). Đường dẫn là một dãy các thư mục liên tiếp nhau và được phân cách bởi ký hiệu (dấu xổ phải: backslash).
CÁC ĐỐI TƯỢNG DO HĐH QUẢN LÝ
Ví dụ: Giả sử trên đĩa D có cây thư mục:
- Ly Thuyet, Thuc Hanh là 2 thư mục cùng cấp và là thư mục con của thư mục gốc D:
- Phan I, Phan II là 2 thư mục cùng cấp và là thư mục con của thư mục Ly Thuyet. Ly Thuyet là thư mục cha của Phan I, Phan II
- Đường dẫn của thư mục Phan I:
D:Ly Thuyet Phan I
- Đường dẫn của thư mục Nang Cao:
D:Thuc Hanh Word Nang Cao
GIỚI THIỆU HĐH WINDOWS XP
1. Khởi động và thoát khỏi Windows XP
a, Khởi động Windows XP
Windows XP được tự động khởi động sau khi bật máy. Nếu máy có nối mạng sẽ có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (User name) và mật khẩu (Password) của người dùng. Thao tác này gọi là đăng nhập (logging on).
Mỗi người sử dụng, sẽ có một tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (như dáng vẻ màn hình, các chương trình tự động chạy khi khởi động máy, tài nguyên/ chương trình được phép sử dụng, v.v...) gọi là user profile và được Windows XP lưu giữ lại để sử dụng cho những lần sau.
GIỚI THIỆU HĐH WINDOWS XP
1. Khởi động và thoát khỏi Windows XP
b, Đóng Windows XP:
Khi muốn thoát khỏi Windows XP, bạn phải đóng tất cả các cửa sổ đang mở. Tiếp theo bạn chọn menu Start và chọn Turn Off Computer. Sau thao tác này một hộp thoại sẽ xuất hiện như bên dưới.
Tạm nghỉ
Tắt máy
Khởi động lại
GIỚI THIỆU HĐH WINDOWS XP
2. Một vài thuật ngữ thường sử dụng
a, Các biểu tượng (icon)
Biểu tượng là các hình vẽ nhỏ đặc trưng cho một đối tượng nào đó của Windows hoặc của các ứng dụng chạy trong môi trường Windows. Phía dưới biểu tượng là tên biểu tượng. Tên này mang một ý nghĩa nhất định, thông thường nó diễn giải cho chức năng được gán cho biểu tượng (ví dụ nó mang tên của 1 trình ứng dụng).
GIỚI THIỆU HĐH WINDOWS XP
2. Một vài thuật ngữ thường sử dụng
b, Sử dụng chuột trong Windows
Click: nhấn nhanh và thả nút chuột trái.
Double Click (D_Click ): nhấn nhanh nút chuột trái hai lần liên tiếp.
Drag (kéo thả): nhấn và giữ nút chuột trái khi di chuyển đến nơi khác và buông ra.
Right Click (R_Click): nhấn nhanh và thả nút chuột phải.
GIỚI THIỆU HĐH WINDOWS XP
3. Giới thiệu màn hình nền (Desktop) của Windows XP
GIỚI THIỆU HĐH WINDOWS XP
4. Khái niệm về cửa sổ
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
Windows Explorer là một chương trình cho phép người sử dụng thao tác với các tài nguyên có trong máy tính như tập tin, thư mục, ổ đĩa và những tài nguyên khác có trong máy của bạn cũng như các máy tính trong hệ thống mạng (nếu máy tính của bạn có nối mạng).
Với Windows Explorer, các thao tác như sao chép, xóa, đổi tên thư mục và tập tin,... được thực hiện một cách thuận tiện và dễ dàng.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
1. Khởi động chương trình Windows Explorer:
Bạn có thể thực hiện một trong những cách sau:
C1: Chọn lệnh Start / Programs / Accessories / Windows Explorer
C2: R_Click lên Start, sau đó chọn Explorer
C3: R_Click lên biểu tượng My Computer, sau đó chọn Explorer …
C4: Ấn tổ hợp phím Cửa sổ + E
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
2. Cửa sổ làm việc của Windows Explorer
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
2. Cửa sổ làm việc của Windows Explorer
- Cửa sổ trái (Folder) là cấu trúc cây thư mục. Nó trình bày cấu trúc thư mục của các đĩa cứng và các tài nguyên kèm theo máy tính, bao gồm ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD...
- Những đối tượng có dấu cộng (+) ở phía trước cho biết đối tượng đó còn chứa những đối tượng khác trong nó nhưng không được hiển thị.
- Cửa sổ phải liệt kê nội dung của đối tượng được chọn tương ứng bên cửa sổ trái.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
2. Cửa sổ làm việc của Windows Explorer
- Thanh địa chỉ (Address): Cho phép nhập đường dẫn thư mục/ tập tin cần tới hoặc để xác định đường dẫn hiện hành.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
a, Chọn tập tin/ thư mục:
- Chọn một tập tin/ thư mục: Click lên biểu tượng tập tin/ thư mục.
- Chọn một nhóm tập tin/ thư mục: có thể thực hiện theo 2 cách:
Các đối tượng cần chọn là một danh sách gồm các đối tượng nằm cạnh nhau: Click lên đối tượng đầu danh sách để chọn, sau đó nhấn giữ phím Shift và Click lên đối tượng ở cuối danh sách.
Các đối tượng cần chọn nằm rời rạc nhau: nhấn giữ phím Ctrl và Click chọn các đối tượng tương ứng.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
b, Mở tập tin
Chọn lệnh mở tập tin. Có ba cách thực hiện:
Cách 1: D_Click lên biểu tượng của tập tin/ thư mục.
Cách 2: R_Click lên biểu tượng của tập tin/ thư mục và chọn mục Open.
Cách 3: Chọn tập tin/ thư mục và nhấn phím Enter.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
c, Tạo thư mục
- Chọn nơi chứa thư mục cần tạo (thư mục/ ổ đĩa ở cửa sổ bên trái).
- Chọn menu File / New / Folder hoặc R_Click / New / Folder.
- Nhập tên thư mục mới, sau đó gõ Enter để kết thúc.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
d, Sao chép thư mục và tập tin
Chọn các thư mục và tập tin cần sao chép. Sau đó có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Nhấn giữ phím Ctrl và Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần chép.
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C (hoặc Edit / Copy hoặc R_Click và chọn Copy) để chép vào Clipboard, sau đó chọn nơi cần chép đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit / Paste hoặc R_Click và chọn Paste).
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
e, Di chuyển thư mục và tập tin
Chọn các thư mục và tập tin cần di chuyển. Sau đó có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Drag đối tượng đã chọn đến nơi cần di chuyển.
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X (hoặc Edit / Cut hoặc R_Click và chọn Cut) để chép vào Clipboard, sau đó chọn nơi cần di chuyển đến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc Edit / Paste hoặc R_Click và chọn Paste).
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
f, Xoá thư mục và tập tin
- Chọn các thư mục và tập tin cần xóa.
- Chọn File / Delete
hoặc: Nhấn phím Delete
hoặc: R_Click và chọn mục Delete.
- Xác nhận có thực sự muốn xoá hay không (Yes/ No)
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
g, Phục hồi thư mục và tập tin
Các đối tượng bị xóa sẽ được đưa vào Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các đối tượng đã xóa, bạn thực hiện các thao tác sau đây:
- D_Click lên biểu tượng Recycle Bin
- Chọn tên đối tượng cần phục hồi.
- Thực hiện lệnh File / Restore hoặc R_Click và chọn mục Restore.
QUẢN LÝ DỮ LIỆU BẰNG WINDOWS EXPLORER
3. Thao tác với các thư mục và tập tin
h, Đổi tên thư mục và tập tin
- Chọn đối tượng muốn đổi tên
- Thực hiện lệnh File / Rename hoặc nhấn phím F2 hoặc R_Click trên đối tượng và chọn mục Rename
- Nhập tên mới, sau đó gõ Enter để kết thúc.
Ghi chú: với tập tin đang sử dụng thì các thao tác di chuyển, xoá, đổi tên không thể thực hiện được.
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG WINDOWS
1. Vấn đề tiếng Việt trong Windows
Hầu hết các phiên bản của hệ điều hành Windows mà chúng ta đang sử dụng là phiên bản không hỗ trợ tiếng Việt, vì vậy để sử dụng được tiếng Việt trong Windows thì cần phải cài đặt thêm các font chữ tiếng Việt và phần mềm gõ tiếng Việt.
Các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng trong Windows như ABC, Vietware, Vietkey, Unikey trong đó phần mềm Vietkey và Unikey rất được ưa chuộng vì có nhiều ưu điểm hơn so với các phần mềm khác.
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG WINDOWS
2. Font chữ và bảng mã
Mỗi font chữ sẽ đi kèm với một bảng mã tương ứng, do đó khi soạn thảo tiếng Việt, bạn phải chọn bảng mã phù hợp với font chữ mà bạn đang sử dụng, nếu chọn không đúng thì các từ bạn nhập vào sẽ không được hiển thị như ý muốn. Các bộ font chữ thông dụng hiện nay là:
Bộ Font VNI: đây là bộ font chữ khá đẹp, cung cấp rất nhiều font chữ, tên font chữ bắt đầu bằng chữ VNI.
Bộ Font TCVN3: bộ font chữ này thường đi kèm với phần mềm gõ tiếng Việt ABC, đây là bộ font chuẩn của quốc gia, tên font chữ bắt đầu bằng ký tự "." (dấu chấm).
Bộ Font Unicode: bộ font Unicode đã cho phép tích hợp tất cả các ký tự của các ngôn ngữ trong 1 font chữ duy nhất. Hiện tại, đây là font chữ chuẩn của nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới.
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG WINDOWS
3. Các kiểu gõ Tiếng Việt
Có rất nhiều kiểu gõ tiếng Việt trong Windows. Vì bàn phím chúng ta đang dùng không có sẵn các ký tự tiếng Việt nên để gõ được các ký tự tiếng Việt như ô, ư, ê.. thì chúng ta phải sử dụng các tổ hợp phím.
Mỗi kiểu gõ tiếng Việt đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, hai kiểu gõ thông dụng nhất là kiểu gõ Telex và VNI
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG WINDOWS
* Qui tắc gõ các tổ hợp phím cho kiểu gõ Telex và VNI:
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT TRONG WINDOWS
4. Giới thiệu chương trình Vietkey
5. Giới thiệu chương trình Unikey
Phần mở rộng
Tìm kiếm thư mục, tệp tin
Nháy phải vào biểu tượng My Computer chọn Search (hoặc ấn phím F3 từ màn hình Desktop)
Chọn All files and folders ở khung bên trái
Gõ tên tệp, thư mục cần tìm vào mục All or part of the file name.
Chọn vị trí tìm kiếm trong mục Look in
Sau đó chọn Search
Thay đổi màn hình nền
Cách 1:
Nháy phải vào màn hình Desktop chọn Properties
Chọn thẻ Desktop
Chọn hình nền cần thiết lập trong mục Background
Chọn xong click OK
Cách 2:
Chọn bức ảnh cần thiết lập làm màn hình nền
Nháy phải vào bức ảnh chọn Set as Desktop background
Chức năng của thanh Taskbar
Chức năng: thanh Taskbar hiển thị những chương trình (cho phép hiển thị trên Taskbar) đang được thực hiện trong máy tính giúp người sử dụng bố trí, chuyển đổi các cửa sổ làm việc một cách dễ dàng
Mỗi khi mở 1 chương trình ứng dụng thì thường xuất hiện 1 khung nhỏ của chương trình trên thanh Taskbar
Cách ẩn thanh Taskbar: Nháy phải vào thanh Taskbar chọn Properties, chọn thẻ Taskbar và chọn Auto-hide task bar sau đó click OK
Chức năng của thùng rác
Chức năng: thùng rác được sử dụng để thể hiện những tệp, thư mục đã bị thực hiện thao tác xóa (Delete) nhưng chưa được xóa hoàn toàn khỏi máy tính -> Giúp khôi phục lại khi cần thiết.
Cách ẩn xóa dữ liệu khỏi thùng rác: Nháy phải vào biểu tượng thùng rác ngoài màn hình Desktop chọn Emty Recycle Bin xuất hiện cửa sổ xác nhận chọn Yes.
Sắp xếp dữ liệu trong Windows Explorer
Mở thư mục cần sắp xếp lại.
C1: Nháy phải vào vùng trắng chọn Arrange icon by
C2: Click vào menu View chọn Arrange icon by
Chọn:
Name: sắp xếp theo tên
Type: sắp xếp theo loại tệp
Size: sắp xếp theo kích cỡ
Modified: sắp xếp theo thời gian bị thay đổi lần cuối
Cách tìm kiếm thông tin trên Internet
Có thể sử dụng một số trang web hỗ trợ tìm kiếm trên mạng Internet như:
http://google.com
http://bing.com
…
Gõ nội dung cần tìm kiếm rồi chọn Search
Cách thiết lập bảo vệ màn hình
Nháy phải vào màn hình Desktop chọn Properties
Chọn thẻ Screen Saver:
Chọn hiệu ứng bảo vệ trong mục Screen Saver
Chọn thời gian trong mục Wait
…
Sau đó click OK
Đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin trong máy tính
Đơn vị nhỏ nhất để đo thông tin trong máy tính là bit tồn tại ở 1 trong 2 trạng thái 0 hoặc 1.
Các đơn vị dẫn xuất để đo thông tin:
Chuyển đổi thập phân sang nhị phân
Đối với phần nguyên (đứng trước dấu phẩy)
B1: Chia số đó cho 2 được thương và số dư
B2: Kiểm tra xem thương có = 0 hay không
Nếu thương = 0 thì chuyển sang bước 3
Nếu thương ≠ 0 thì quay lại bước 2 nhưng chia thương cho 2.
B3: Lấy các giá trị số số dư theo chiều từ dưới lên trên ta được số nhị phân cần tìm.
Chuyển đổi thập phân sang nhị phân (tiếp)
Đối với phần thập phân (đứng sau dấu phẩy)
B1: Nhân số đó với 2 được phần nguyên và phần thập phân
B2: Kiểm tra xem phần thập phân có = 0 hay không
Nếu phần thập phân = 0 thì chuyển sang bước 3
Nếu phần thập phân ≠ 0 thì quay lại bước 2 nhưng nhân phần thập phân với 2.
B3: Lấy các giá trị phần nguyên theo chiều từ trên xuống ta được số nhị phân cần tìm
Lưu ý: thêm “0.” đứng trước dãy nhị phân tìm được
Chuyển đổi nhị phân sang thập phân
Coi vị trí đứng ngay trước dấu phẩy là vị trí 0. Các vị trí tiếp theo hướng sang trái sẽ tăng dần và hướng sang phải sẽ giảm dần.
VD: anan-1..a1a0,a-1a-2…a-m
Thực hiện bằng cách tính tổng các tích sau:
Khái niệm về mạng máy tính
Mạng máy tính là sự kết nối các máy tính lại với nhau nhằm mục đích chia sẻ tài nguyên dùng chung: máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu,…
Các dịch vụ của mạng Internet:
Chia sẻ thông tin
Chia sẻ dữ liệu
…
Cách đính kèm tệp tin qua thư điện tử
Cách đính kèm tệp tin qua thư điện tử: trong quá trình gửi thư có thể thực hiện đính kèm tệp tin theo thư bằng cách chọn Attack file hoặc Đính kèm, sau đó chọn đến tệp tin cần đính kèm chọn Open.
Cách thay đổi ngày, giờ của máy tính
C1. Nháy đúp chuột vào khung đồng hồ ở góc phải thanh Taskbar, xuất hiện cửa sổ Date time Properties, thực hiện thay đổi ngày giờ xong chọn OK
C2. Chọn Start Setting Control Panel, chọn Date and Time
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Trường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)