GQVD

Chia sẻ bởi Lê Hải Hà | Ngày 05/10/2018 | 81

Chia sẻ tài liệu: GQVD thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

 II Giải quyết vấn đề: 1)    Đặt vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề Đặt vấn đề trong phần lớn trường hợp, là đặt ra trước học sinh một câu hỏi. Tuy nhiên, đó không phải là câu hỏi thông thường như trong đàm thoại, mà phải là câu hỏi có vấn đề. Nghĩa là, câu hỏi phải chứa đựng: - Một mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa cái đã biết và cái chưa biết cần phải khám phá, nhận thức, giữa vốn kiến thức khoa học đã có và vốn kiến thức thực tiễn đa dạng.     Khi giới thiệu bài mới, Gv đặt ra cho học sinh một vấn đề có trong thực tiễn có sự mâu thuẫn mà nội dung bài học sẽ giải quyết vấn đề đó  Ví dụ1: Để tạo sự lôi cuốn hấp dẫn HS ngay từ đầu bài học ở bài “ sự chuyển động của trái đất quanh trục” GV đưa ra một mẫu chuyện: Trong thư viện có 2 HS đang cải nhau, em học sinh lớp 7 nói rằng Trái đất chuyển đông quanh mặt trời, còn em HS lớp 6 thì nói rằng em thấy hàng ngày Mặt trời di chuyển từ hướng Đông sang hướng Tây, còn Trái đất đứng yên. Em học sinh lớp 7 không giải thích được cho em HS lớp 6 hiểu. Em có giúp được cho em HS lớp 6 hiểu vấn đề đó không. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời” (Địa 6),  Ở đây ta thấy có mâu thuẫn giữa thực tế các em quan sát thấy hàng ngày với trong lý thuyết của bài học. Cũng trong bài học này, ở mục 2 dạy về các mùa GV đưa ra câu chuyện thực tế.   Ví dụ 2: Vào 1 ngày đông giá lạnh, trên chuyến bay từ Hà Nội vào TP Hồ chí Minh có rất nhiều sinh viên Việt nam từ nước ô-xtrây-li-a về nghỉ hè. Có 1 số người thắc mẳc rằng bây giờ là mùa đông ở Việt Nam mà sao mấy anh chị sinh viên họ về Việt Nam là để nghỉ hè. Em có thể giúp các hành khách hiểu rõ vấn đề đó không. Qua phần hướng dẫn gợi ý của GV, HS sẽ đi tìm câu trả lời cho thắc mắc đó. Trong bài  “Số dân và sự gia tăng dân số” Địa 9 ,GV đưa ra 1 vấn đề  Ví dụ 3: Vì sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm, nhưng dân số vẫn tăng nhanh? . Ví dụ 4:  Thường ở nơi đông dân, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong phát triển, thế nhưng tại sao đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân, nhưng vẫn là vùng có trình độ phát triển cao so với trung bình của cả nước? (Địa 9).  2) Học sinh có một sự lựa chọn hợp lý từ nhiều nguyên nhân khác nhau Ví dụ 5: "Kiên Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng khai thác hải sản là do có nhiều tàu đánh cá nhất, do nằm gần các ngư trường giàu có nhất, do có khí hậu thuận lợi để khai thác quanh năm, do tất cả các nguyên nhân trên. Trong số đó, nguyên nhân nào đúng nhất?" (Địa 9)    3) Giáo viên có thể đưa  ra  một nghịch lí buộc HS phải suy nghỉ, đưa người học vào thế chủ động đi tìm câu trả lời.    Đó là một sự kiện bất ngờ, một điều gì không bình thường so với cách hiểu cũ của học sinh và đôi khi ban đầu thoạt nghe, tưởng chừng như vô lí làm học sinh ngạc nhiên. Ví dụ 6:  Học sinh đã biết thiên tai gây ra nhiều hậu quả xấu cho con người, nhưng tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long phải "sống chung với lũ?, ở Duyên hải miền Trung lại chủ trương "sống chung với thiên tai?" (Địa 9)     Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm lý, trong đó học sinh tiếp nhận mâu thuẫn khách quan (một khó khăn gặp phải trên bước đường nhận thức) như là mâu thuẫn chủ quan (mâu thuẫn nội tại của bản thân), bị day dứt bởi chính mâu thuẫn đó và có ham muốn giải quyết.    Để vấn đề trở thành tình huống đối với học sinh, câu hỏi đặt vấn đề phải lưu ý các điểm sau: - Trong thành phần câu hỏi, phải có phần học sinh đã biết, phần kiến thức cũ và phần học sinh chưa biết, phần kiến thức mới. Hai phần này phải có mối quan hệ với nhau, trong đó phần học sinh chưa biết là phần chính của câu hỏi, học sinh phải có nhiệm vụ tìm tòi, khám phá.    Ví dụ 7: Trong bài Thiên nhiên châu Phi, ở phần khí hậu GV đưa ra 1 câu hỏi "Thường những nơi ở gần biển thì khí hậu điều hoà, có mưa nhiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hải Hà
Dung lượng: 31.0 KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)