Gợi ý đáp án môn Ngữ văn đề thi vào lớp 10 (2013-2014)
Chia sẻ bởi Vũ Văn Nhạ |
Ngày 17/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Gợi ý đáp án môn Ngữ văn đề thi vào lớp 10 (2013-2014) thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
GỢI Ý LỜI GIẢI MÔN NGỮ VĂN
Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2013-2014
PHẦN I ( 6 điểm)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Trích Ngữ văn 9, tập hai- NXB Giáo dục, 2012)
1. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì?
Gợi ý:
1. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi từ loại: danh từ “ mùa xuân” và tính từ “nho nhỏ”.
Việc kết hợp giữa các từ loại trên có tác dụng tạo nên nhan đề có cấu tạo là một cụm danh từ. Nhan đề này mới lạ, độc đáo, gây được sự hấp dẫn, chú ý của bạn đọc và thể hiện được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, khát vọng hòa nhập, cống hiến những phần đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của cuộc đời mình để góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước.
2. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả?
Gợi ý:
Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng là: Không véo von, cao giọng mà trầm lắng, thiếu nó bản nhạc sẽ mất đi giai điệu sâu lắng. Nốt nhạc trầm biểu tượng cho sự cống hiến khiêm nhường nhỏ bé, khát vọng sống hòa nhập làm nên mùa xuân chung đất nước của nhà thơ Thanh Hải nói riêng và những con người lao động nói chung.
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế ( gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế)
Gợi ý:
a. Về hình thức:
- Học sinh trình bày đúng đoạn nghị luận, có đủ ba phần mở- thân- kết, chữ đầu dòng thụt lùi vào 1 ô và viết hoa, các dòng sau viết sát mép lề, nét chữ rõ ràng, dễ đọc, không bị lỗi chính tả.
b. Nội dung:
* Câu mở:
- Giới thiệu khổ thơ “Một mùa xuân nho nhỏ…..Dù là khi tóc bạc” trích từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
- Ý chính: Bạn đọc thấy được tâm niệm sống, khát vọng được hòa nhập và cống hiến làm nên mùa xuân chung cho đất nước của nhà thơ.
*Thân đoạn:
- Nếu như ở khổ trước, tâm niệm của nhà thơ được thể hiện một cách chân thành, khiêm nhường, nhỏ bé qua điệp ngữ “ ta làm” và qua những hình ảnh thiên nhiên đẹp tự nhiên, giản dị: con chim hót, một cành hoa…thì khổ thơ tiếp theo, nhà thơ tự nhận mình là “Một mùa xuân nho nhỏ”
+ Từ láy “nho nhỏ” làm định ngữ cho danh từ “mùa xuân” đã diễn tả mùa xuân là mùa đẹp nhất, mùa của sức sống, sức phát triển của vạn vật và con người.
+ Đây còn là hình ảnh ẩn dụ thể hiện sự hòa nhập, dầng hiến những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của con người, góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước.
+ Qua cụm từ “Một mùa xuân nho nhỏ”, bạn đọc thấy được mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, thấy được cái hữu hạn của con người và cái vô hạn của đất trời: Một con người- Một mùa xuân nho nhỏ, chưa thể tạo nên mùa xuân chung cho đất nước nhưng có nhiều “ Mùa xuân nho nhỏ” góp lại sẽ tạo nên được mùa xuân cho đất nước, dân tộc.
- Sự cống hiến này giống như “nốt nhạc trầm” nhỏ bé, khiêm nhường “ Lặng lẽ dâng cho đời”, không khoa trương, ầm ĩ.
- Điệp ngữ “ Dù là” với sắc thái ý nghĩa khẳng định như một lời hứa của nhà thơ với đất nước, với chính lòng mình sẽ cống hiến bền bỉ suốt cả cuộc đời, bất chấp thời gian, tuổi tác:
“Dù là tuổi đôi mươi
Dù là khi tóc bạc”
- Liên hệ hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và chỉ ít lâu sau đã qua đời mà vẫn dâng hiến cho đời bài thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”. Nhà thơ đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng bài thơ đó bất tử với thời gian, được phổ nhạc thành bài hát
Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2013-2014
PHẦN I ( 6 điểm)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Trích Ngữ văn 9, tập hai- NXB Giáo dục, 2012)
1. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì?
Gợi ý:
1. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi từ loại: danh từ “ mùa xuân” và tính từ “nho nhỏ”.
Việc kết hợp giữa các từ loại trên có tác dụng tạo nên nhan đề có cấu tạo là một cụm danh từ. Nhan đề này mới lạ, độc đáo, gây được sự hấp dẫn, chú ý của bạn đọc và thể hiện được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, khát vọng hòa nhập, cống hiến những phần đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của cuộc đời mình để góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước.
2. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả?
Gợi ý:
Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng là: Không véo von, cao giọng mà trầm lắng, thiếu nó bản nhạc sẽ mất đi giai điệu sâu lắng. Nốt nhạc trầm biểu tượng cho sự cống hiến khiêm nhường nhỏ bé, khát vọng sống hòa nhập làm nên mùa xuân chung đất nước của nhà thơ Thanh Hải nói riêng và những con người lao động nói chung.
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế ( gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế)
Gợi ý:
a. Về hình thức:
- Học sinh trình bày đúng đoạn nghị luận, có đủ ba phần mở- thân- kết, chữ đầu dòng thụt lùi vào 1 ô và viết hoa, các dòng sau viết sát mép lề, nét chữ rõ ràng, dễ đọc, không bị lỗi chính tả.
b. Nội dung:
* Câu mở:
- Giới thiệu khổ thơ “Một mùa xuân nho nhỏ…..Dù là khi tóc bạc” trích từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
- Ý chính: Bạn đọc thấy được tâm niệm sống, khát vọng được hòa nhập và cống hiến làm nên mùa xuân chung cho đất nước của nhà thơ.
*Thân đoạn:
- Nếu như ở khổ trước, tâm niệm của nhà thơ được thể hiện một cách chân thành, khiêm nhường, nhỏ bé qua điệp ngữ “ ta làm” và qua những hình ảnh thiên nhiên đẹp tự nhiên, giản dị: con chim hót, một cành hoa…thì khổ thơ tiếp theo, nhà thơ tự nhận mình là “Một mùa xuân nho nhỏ”
+ Từ láy “nho nhỏ” làm định ngữ cho danh từ “mùa xuân” đã diễn tả mùa xuân là mùa đẹp nhất, mùa của sức sống, sức phát triển của vạn vật và con người.
+ Đây còn là hình ảnh ẩn dụ thể hiện sự hòa nhập, dầng hiến những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của con người, góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước.
+ Qua cụm từ “Một mùa xuân nho nhỏ”, bạn đọc thấy được mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, thấy được cái hữu hạn của con người và cái vô hạn của đất trời: Một con người- Một mùa xuân nho nhỏ, chưa thể tạo nên mùa xuân chung cho đất nước nhưng có nhiều “ Mùa xuân nho nhỏ” góp lại sẽ tạo nên được mùa xuân cho đất nước, dân tộc.
- Sự cống hiến này giống như “nốt nhạc trầm” nhỏ bé, khiêm nhường “ Lặng lẽ dâng cho đời”, không khoa trương, ầm ĩ.
- Điệp ngữ “ Dù là” với sắc thái ý nghĩa khẳng định như một lời hứa của nhà thơ với đất nước, với chính lòng mình sẽ cống hiến bền bỉ suốt cả cuộc đời, bất chấp thời gian, tuổi tác:
“Dù là tuổi đôi mươi
Dù là khi tóc bạc”
- Liên hệ hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Nhà thơ đang nằm trên giường bệnh và chỉ ít lâu sau đã qua đời mà vẫn dâng hiến cho đời bài thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”. Nhà thơ đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng bài thơ đó bất tử với thời gian, được phổ nhạc thành bài hát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Văn Nhạ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)