Goi y dap an Đia CĐ khoi C
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Hùng |
Ngày 26/04/2019 |
165
Chia sẻ tài liệu: Goi y dap an Đia CĐ khoi C thuộc Địa lý 12
Nội dung tài liệu:
Đáp án đề thi Cao đẳng môn Địa Lý khối C năm 2014
Câu 1
1. Vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam; Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Vùng nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở. - Vùng lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, với chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở. Thí sinh có thể vẽ thêm sơ đồ minh họa để thể hiện rõ hơn Tham khảo sơ đồ dưới: - Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có ý nghĩa chiến lược đối với an ninh quốc phòng của nước ta, điều này được thể hiện qua: o Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo và vùng biển, thềm lục địa xung quanh. o Là tiền tiêu góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển nước ta. 2. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất của nước ta: * Đối với đất vùng đồi núi: - Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lí: làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng. - Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn nạn du canh, du cư. * Đối với đất nông nghiệp vốn đã ít: - Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và kế hoạch mở rộng diện tích. - Thâm canh, tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, chống glây hoá. - Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất. Câu 2: * Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta: Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: - Đồng bằng sông Hồng và phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào lại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng. - Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một. - Duyên hải miền Trung: ngoài Đã Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất còn có một số trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...). - Vùng núi, vùng sâu, vùng xa công nghiệp chậm phát triển hơn; phân bố phân tán và rời rạc. Các nhân tố tác động đến sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp: sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt các nhân tố: - Vị trí địa lí. - Tài nguyên thiên nhiên. - Dân cư và nguồn lao động. - Cơ sở vật chất kĩ thuật. - Vốn. - Chính sách của nhà nước. Những vùng có giá trị (tỉ trọng) công nghiệp lớn: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. * Công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở trung du và miền núi, vì: - Vị trí địa lí và các điều kiện về mặt tự nhiên cũng như kinh tế xã hội không thuận lợi. - Địa hình đồi núi không thích hợp cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp. - Tuy một số nơi có tài nguyên khoáng sản nhưng nhìn chung là ở các mỏ nhỏ, phân tán cùng với trữ lượng thấp. Do đó ở đây qui mô và mức độ tập trung các ngành công nghiệp không lớn. - Đồng thời hệ thống cơ sở vật chất nghèo nàn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển, giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn, hệ thống điện nước chưa đồng bộ, thậm chí nhiều nơi chưa có. - Dân cư chủ yếu có trình độ thấp, chủ yếu lại thuần nông nên chưa đáp ứng được Câu 3 * Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên: Thuận lợi: • Khí hậu có tính chất cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, có sự phân hóa theo độ cao; • Địa hình có các cao nguyên xếp tầng; • Diện tích đất đỏ badan lớn có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn. • Nguồn nước đồi dào từ các hệ thống sông suối (sông Xê Xan, Xrêpốc và thượng nguồn sông Đồng Nai). Khó khăn: • Mùa khô gay gắt gây tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. • Ngoài ra còn có một số thiên tai thường xảy ra: lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng,… và các dịch bệnh
Câu 1
1. Vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam; Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Vùng nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở. - Vùng lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, với chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở. Thí sinh có thể vẽ thêm sơ đồ minh họa để thể hiện rõ hơn Tham khảo sơ đồ dưới: - Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có ý nghĩa chiến lược đối với an ninh quốc phòng của nước ta, điều này được thể hiện qua: o Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo và vùng biển, thềm lục địa xung quanh. o Là tiền tiêu góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển nước ta. 2. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất của nước ta: * Đối với đất vùng đồi núi: - Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lí: làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng. - Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn nạn du canh, du cư. * Đối với đất nông nghiệp vốn đã ít: - Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và kế hoạch mở rộng diện tích. - Thâm canh, tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, chống glây hoá. - Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất. Câu 2: * Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta: Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực: - Đồng bằng sông Hồng và phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào lại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng. - Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một. - Duyên hải miền Trung: ngoài Đã Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất còn có một số trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...). - Vùng núi, vùng sâu, vùng xa công nghiệp chậm phát triển hơn; phân bố phân tán và rời rạc. Các nhân tố tác động đến sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp: sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt các nhân tố: - Vị trí địa lí. - Tài nguyên thiên nhiên. - Dân cư và nguồn lao động. - Cơ sở vật chất kĩ thuật. - Vốn. - Chính sách của nhà nước. Những vùng có giá trị (tỉ trọng) công nghiệp lớn: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. * Công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở trung du và miền núi, vì: - Vị trí địa lí và các điều kiện về mặt tự nhiên cũng như kinh tế xã hội không thuận lợi. - Địa hình đồi núi không thích hợp cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp. - Tuy một số nơi có tài nguyên khoáng sản nhưng nhìn chung là ở các mỏ nhỏ, phân tán cùng với trữ lượng thấp. Do đó ở đây qui mô và mức độ tập trung các ngành công nghiệp không lớn. - Đồng thời hệ thống cơ sở vật chất nghèo nàn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển, giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn, hệ thống điện nước chưa đồng bộ, thậm chí nhiều nơi chưa có. - Dân cư chủ yếu có trình độ thấp, chủ yếu lại thuần nông nên chưa đáp ứng được Câu 3 * Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên: Thuận lợi: • Khí hậu có tính chất cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, có sự phân hóa theo độ cao; • Địa hình có các cao nguyên xếp tầng; • Diện tích đất đỏ badan lớn có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn. • Nguồn nước đồi dào từ các hệ thống sông suối (sông Xê Xan, Xrêpốc và thượng nguồn sông Đồng Nai). Khó khăn: • Mùa khô gay gắt gây tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. • Ngoài ra còn có một số thiên tai thường xảy ra: lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng,… và các dịch bệnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)