Gốc
Chia sẻ bởi Ngô Quang Hớn |
Ngày 21/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Gốc thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Gốc
Mỗi lần nghe nhắc: mất gốc là người nghệ sĩ mất nguồn sáng tạo, tôi lại có cảm giác không yên ổn. Như thể mình đang là một công dân đứng đắn của quốc gia nghệ thuật, mà thỉnh thoảng đội bảo vệ cứ gõ cửa, hỏi xem mình có cần họ giúp gì không. Cũng gần giống cảm giác như khi bị nhắc, rằng nghệ thuật muốn thế nào cũng phải phát sinh từ hiện thực. Kết quả là tôi vô cùng biết ơn gốc rễ, hiện thực với mọi quê hương và căn cứ địa khác của nghệ thuật, cũng như biết ơn đội bảo vệ sốt sắng ấy, song trong thâm tâm thì bắt quả tang mình mong các quý vị đó đừng ở chơi quá ba ngày. Phần đông các nghệ sĩ không sáng tạo gì hết. Một số ít sáng tạo trong một giai đoạn ngắn. Một số vô cùng ít sáng tạo tương đối lâu dài. May ra đếm trên đầu ngón tay được những nghệ sĩ suốt đời sáng tạo trong lịch sử nhân loại. Như vậy tìm ra nguồn cơn của sáng tạo thì khó, và điều đó mãi mãi là bí ẩn, chứ một lần nữa cho sự không sáng tạo thêm một nguyên cớ nào có ích gì. Nhà văn Việt ở bên ngoài có thể cho rằng mình không viết nổi, vì thiếu nước Việt chẳng hạn. Nhà văn Việt ở bên trong, nếu viết cũng không nổi, liệu có phải vì quá thừa nước Việt chăng?
Tôi vốn tin rằng, người ta dù theo nghĩa nào cũng không thể mất gốc. Một là, nếu không có, chưa bao giờ có một gốc rễ nào đó, thì mất nó khác nào mất con cá ở ngoài lưới, một con cá thật to. Những thế hệ con cháu chúng ta ở hải ngoại, tuy được mệnh danh là người Mỹ, người Pháp... gốc Việt, nhưng chữ ‘gốc’ này cùng lắm chỉ tiết lộ đặc trưng chủng tộc chứ không phải đặc trưng văn hoá. Song chu trình con gà và quả trứng áp dụng vào chủng tộc và văn hoá đã lộ rõ nhược điểm của nó, từ ít nhất hai thập kỷ nay chúng ta coi chủng tộc không là gì khác hơn một trong những chức năng của văn hoá, chứ chiều ngược lại không vận hành. Những thế hệ ấy bắt rễ trong văn hoá của những quốc gia phát triển phương Tây, họ không thể đánh mất văn hoá Việt, là thứ họ không sở hữu. Chữ ‘gốc’ thứ hai này mới thật sự. Thậm chí chữ ‘gốc’ thứ nhất nói trên, dùng cho họ, tôi cho là đã khiên cưỡng. Chẳng những các thói quen, hay là bản năng thứ hai, mà bản năng thứ nhất ở những thế hệ ấy cũng đã thay đổi đáng kể. Chỉ cần xem da họ phản ứng thế nào với ánh nắng và độ ẩm nhiệt đới, và răng họ mắc hay không mắc những bệnh gì là đủ. Không cần phải là một chuyên gia dân tộc học cũng xác nhận được, khoảng cách giữa người Việt Kinh ở trong nước với người Mỹ gốc Việt chẳng hạn, ít nhất cũng bằng giữa người Kinh với người Mèo. Chúng ta thường cảm động trước những cố gắng tìm hiểu về Việt Nam của họ và gọi đó, một cách đầy thiện cảm và cũng đầy mơ hồ, là những cố gắng ‘tìm về cội nguồn’. Nhưng ai có thể chắc chắn nên đẩy cội nguồn đến mốc thời gian và không gian nào trong quá khứ? Đi ngược vài ba thế hệ để về đến hai đồng bằng châu thổ lớn của nước Việt, hay có thể triệt để đi tiếp, về hướng những khu rừng Đa Đảo chăng? Chúng ta lại càng nhiệt tình khích lệ họ viết tiếng Việt. Trong phần lớn các trường hợp ăn giải khuyến khích như vậy, phẩm chất văn chương mà biểu hiện hiển nhiên nhất là ở ngôn ngữ, xếp hàng cuối cùng. Tôi không muốn làm kẻ phá đám ‘khuyến Việt’, song phải nhận là thương tiếng Việt như thế cũng khổ cho tiếng Việt lắm thay!
Quyết định viết bằng một ngôn ngữ nào là kết hôn với nó cả đời, hưởng nó mà cũng chịu đựng nó, thậm chí cắn răng mà chịu, đúng theo nghĩa đến chết mới chia ly. Cuộc hôn nhân thủ cựu, hà khắc, trói buộc này thông thường không phải là phòng thí nghiệm hay hãng du lịch. Ở đa số tác giả thử viết bằng tiếng Việt nói trên, tôi có cảm tưởng đôi bên còn chưa cầm tay nhau, trong khi rất có thể họ đã ăn nằm như thế nào đó với một bản ngữ khác. Cảm giác chưa cầm tay nhau đương nhiên rất phỉnh nịnh và quyến rũ, khiến người chưa vỡ tiếng Việt có thể lâng lâng bay như trên lưng ngựa Phù Đổng, trong khi người dày dạn lại như bò lê dưới gánh nặng mà dân tộc Việt có thể trút xuống một thành viên đơn lẻ của mình. Có lẽ không cần phải quẩy trọn gánh ấy mới là mang quê hương theo, tôi biết vô số người đã trút quá nửa gánh ấy xuống dọc đường di tản mà vẫn còn nguyên là người Việt. Nhưng cưỡi ngựa mà
Mỗi lần nghe nhắc: mất gốc là người nghệ sĩ mất nguồn sáng tạo, tôi lại có cảm giác không yên ổn. Như thể mình đang là một công dân đứng đắn của quốc gia nghệ thuật, mà thỉnh thoảng đội bảo vệ cứ gõ cửa, hỏi xem mình có cần họ giúp gì không. Cũng gần giống cảm giác như khi bị nhắc, rằng nghệ thuật muốn thế nào cũng phải phát sinh từ hiện thực. Kết quả là tôi vô cùng biết ơn gốc rễ, hiện thực với mọi quê hương và căn cứ địa khác của nghệ thuật, cũng như biết ơn đội bảo vệ sốt sắng ấy, song trong thâm tâm thì bắt quả tang mình mong các quý vị đó đừng ở chơi quá ba ngày. Phần đông các nghệ sĩ không sáng tạo gì hết. Một số ít sáng tạo trong một giai đoạn ngắn. Một số vô cùng ít sáng tạo tương đối lâu dài. May ra đếm trên đầu ngón tay được những nghệ sĩ suốt đời sáng tạo trong lịch sử nhân loại. Như vậy tìm ra nguồn cơn của sáng tạo thì khó, và điều đó mãi mãi là bí ẩn, chứ một lần nữa cho sự không sáng tạo thêm một nguyên cớ nào có ích gì. Nhà văn Việt ở bên ngoài có thể cho rằng mình không viết nổi, vì thiếu nước Việt chẳng hạn. Nhà văn Việt ở bên trong, nếu viết cũng không nổi, liệu có phải vì quá thừa nước Việt chăng?
Tôi vốn tin rằng, người ta dù theo nghĩa nào cũng không thể mất gốc. Một là, nếu không có, chưa bao giờ có một gốc rễ nào đó, thì mất nó khác nào mất con cá ở ngoài lưới, một con cá thật to. Những thế hệ con cháu chúng ta ở hải ngoại, tuy được mệnh danh là người Mỹ, người Pháp... gốc Việt, nhưng chữ ‘gốc’ này cùng lắm chỉ tiết lộ đặc trưng chủng tộc chứ không phải đặc trưng văn hoá. Song chu trình con gà và quả trứng áp dụng vào chủng tộc và văn hoá đã lộ rõ nhược điểm của nó, từ ít nhất hai thập kỷ nay chúng ta coi chủng tộc không là gì khác hơn một trong những chức năng của văn hoá, chứ chiều ngược lại không vận hành. Những thế hệ ấy bắt rễ trong văn hoá của những quốc gia phát triển phương Tây, họ không thể đánh mất văn hoá Việt, là thứ họ không sở hữu. Chữ ‘gốc’ thứ hai này mới thật sự. Thậm chí chữ ‘gốc’ thứ nhất nói trên, dùng cho họ, tôi cho là đã khiên cưỡng. Chẳng những các thói quen, hay là bản năng thứ hai, mà bản năng thứ nhất ở những thế hệ ấy cũng đã thay đổi đáng kể. Chỉ cần xem da họ phản ứng thế nào với ánh nắng và độ ẩm nhiệt đới, và răng họ mắc hay không mắc những bệnh gì là đủ. Không cần phải là một chuyên gia dân tộc học cũng xác nhận được, khoảng cách giữa người Việt Kinh ở trong nước với người Mỹ gốc Việt chẳng hạn, ít nhất cũng bằng giữa người Kinh với người Mèo. Chúng ta thường cảm động trước những cố gắng tìm hiểu về Việt Nam của họ và gọi đó, một cách đầy thiện cảm và cũng đầy mơ hồ, là những cố gắng ‘tìm về cội nguồn’. Nhưng ai có thể chắc chắn nên đẩy cội nguồn đến mốc thời gian và không gian nào trong quá khứ? Đi ngược vài ba thế hệ để về đến hai đồng bằng châu thổ lớn của nước Việt, hay có thể triệt để đi tiếp, về hướng những khu rừng Đa Đảo chăng? Chúng ta lại càng nhiệt tình khích lệ họ viết tiếng Việt. Trong phần lớn các trường hợp ăn giải khuyến khích như vậy, phẩm chất văn chương mà biểu hiện hiển nhiên nhất là ở ngôn ngữ, xếp hàng cuối cùng. Tôi không muốn làm kẻ phá đám ‘khuyến Việt’, song phải nhận là thương tiếng Việt như thế cũng khổ cho tiếng Việt lắm thay!
Quyết định viết bằng một ngôn ngữ nào là kết hôn với nó cả đời, hưởng nó mà cũng chịu đựng nó, thậm chí cắn răng mà chịu, đúng theo nghĩa đến chết mới chia ly. Cuộc hôn nhân thủ cựu, hà khắc, trói buộc này thông thường không phải là phòng thí nghiệm hay hãng du lịch. Ở đa số tác giả thử viết bằng tiếng Việt nói trên, tôi có cảm tưởng đôi bên còn chưa cầm tay nhau, trong khi rất có thể họ đã ăn nằm như thế nào đó với một bản ngữ khác. Cảm giác chưa cầm tay nhau đương nhiên rất phỉnh nịnh và quyến rũ, khiến người chưa vỡ tiếng Việt có thể lâng lâng bay như trên lưng ngựa Phù Đổng, trong khi người dày dạn lại như bò lê dưới gánh nặng mà dân tộc Việt có thể trút xuống một thành viên đơn lẻ của mình. Có lẽ không cần phải quẩy trọn gánh ấy mới là mang quê hương theo, tôi biết vô số người đã trút quá nửa gánh ấy xuống dọc đường di tản mà vẫn còn nguyên là người Việt. Nhưng cưỡi ngựa mà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Quang Hớn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)