Giun tròn
Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Danh |
Ngày 18/03/2024 |
11
Chia sẻ tài liệu: giun tròn thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG VII:
NGÀNH GIUN TRÒN (NEMATODA) VÀ CÁC NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ THỂ XOANG GIẢ KHÁC.
SVTH: tổ 1, nhóm 2
Lê Thị Hiệp
Lê Thị Hồng Danh
Trần Thị Diệu Thu
Lý Thị Bé Dung.
1
2
Chương VI: NGÀNH GIUN TRÒN VÀ CÁC NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ THỂ XOANG GIẢ KHÁC.
I. NGÀNH GIUN TRÒN ( NEMATODA )
Đặc điểm xác định:
Trưởng thành có số tế bào nhất định. Có tầng cuticun bằng keo.
Phát triển qua lột xác.
Không có nguyên đơn thận điển hình. Bao cơ chỉ có một lớp cơ dọc.
Phân tính. ấu trùng giống trưởng thành.
Ta có thể gặp giun tròn khắp nơi, trong nền đáy của các thủy vực nước mặn hay nước ngọt, trong thảm mục đang phân giải, trong đất ẩm và trong cơ thể thực vật và động vật với một mật độ và số lượng rất lớn.
Hiện biết 20000 loài nhưng con số thực của tự nhiên vẫn đang là một điều bí ẩn.
3
I.1 CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG
I.1.1 Tổ chức chung của cơ thể:
Cơ thể hình thoi dài, 2 đầu nhọn thiết diện ngang tròn. Miệng ở tận cùng phần đầu, huyệt ở cuối mặt bụng. Trên mặt bụng có lỗ bài tiết ngay sau miệng.
Về mức độ tổ chức của cơ thể:
Giun tròn là nhóm động vật có 3 lá phôi và có khoang trống giữa thành ruột và thành cơ thể gọi là khoang giả hay xoang cơ thể nguyên sinh.
Cơ thể giun tròn có đối xứng 2 bên tuy vẫn còn rõ nền đối xứng tỏa tròn của tổ tiên, thể hiện trên cấu trúc của hệ thần kinh.
Sơ đồ cấu tạo cơ thể giun tròn sống tự do
4
Về mức độ tổ chức cơ quan:
Chưa có hệ thần kinh và hô hấp chuyên hóa.
Cơ quan tiêu hóa đã có dạng ống
Hệ thần kinh có cấu tạo đối xứng tỏa tròn bậc 8 hoặc biến dạng của nó.
Hệ bài tiết hoặc không có hoặc là biến đổi của tuyến da hoặc theo kiểu nguyên đơn thận.
Phần lớn giun tròn đơn tính. Hệ sinh dục cấu tạo đơn giản, dạng ống.
5
Giun tròn có tầng cuticun bằng keo bao ngoài, có mô bì hợp bào và bao cơ chỉ có một lớp cơ dọc.
Tầng cuticun: gồm một hệ thống các sợi không co duỗi được nhưng do xếp chéo nên cơ thể có thể biến dạng tạm thời.Tầng cuticun của giun tròn cho khí và nước thấm qua. Hoạt động hô hấp tiến hành qua toàn bộ bề mặt cơ thể, tuy tác dụng giữ nước của tầng này rất hạn chế. Tầng cuticun còn là màng thấm chọn lọc cho một số hợp chất hữu cơ và ion, điều hòa trao đổi của các chất này giữa môi trường trong và ngoài cơ thể.
Tầng cuticun có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi tác động cơ học và hóa học của môi trường và được hình thành sau mỗi lần lột xác. Thường thì tầng cuticun nhẵn, có khi thêm các nhú hay gai cảm giác, vận chuyển hoặc bám vào con cái khi giao phối.
6
Lớp mô bì: dưới tầng cuticun và nổi vào phía trong thành 4 gờ. Trong mỗi gờ đều chứa dây thấn kinh, riêng 2 gờ bên chứa ống bài tiết. Gờ lưng và gờ bụng bé. Tế bào mô bì của giun tròn mất vách hình thành một lớp hợp bào nhiều nhân. 4 gờ của lớp mô bì chia lớp cơ dọc thành 4 dải.
Trường hợp đơn giản mỗi dải chỉ có từ 2 – 5 tế bào ( lớp cơ dọc có từ 8 – 20 tế bào ). Mỗi tế bào có hình thoi dài. Khoảng giữa tế bào có 1 nhánh lồi hướng về phía xoang cơ thể rồi chụm lại liên kết với dây thần kinh lưng hoặc bụng. Phần hình thoi có các sợi co duỗi còn nhân của tế bào cơ nằm trong nhánh lồi là nguyên sinh chất của tế bào.
7
I.1.2 Cách di chuyển của giun tròn:
Giun tròn có kiểu di chuyển riêng biệt. Trên nền cứng chúng uốn cong mình hình sin trên mặt phẳng lưng bụng để lách về phía trước.
Kiểu di chuyển này gắn liền với 3 cấu trúc riêng của giun tròn:
Tầng cuticun gồm các sợi không co duỗi bao ngoài.
Bao cơ chỉ gồm có lớp cơ dọc phân thành 4 dải ( 2 dải lưng và 2 dải bụng ) ở trong.
Dịch trong khoang giả luôn tạo sức căng lớn lên thành cơ thể.
8
I.1.3 Hệ tiêu hóa:
Giun tròn sống tự do có thể ăn thịt hoặc hoại sinh.thức ăn của giun tròn kí sinh là mô và dịch của vật chủ. Giun tròn kí sinh thực vật ăn mô thực vật theo kiểu tiêu hóa ngoài ruột.
Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:
Lỗ miệng ở phía trước cơ thể, có 3 môi bao quanh: 1 môi lưng và 2 môi bụng.
Ruột là ống thẳng từ lỗ miệng đến hậu môn.
Hầu có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, thường được phân thành 2 phần: khoang miệng và thực quản.
Khoang miệng có nhiều dạng, có cấu tạo thay đổi tùy cách lấy thức ăn.
Thực quản có thành cơ khỏe, có khi phình thành bầu thực quản, có khoang hình hoa thị, có lát cuticun và có tuyến tiêu hóa.
9
I.1.4 Thần kinh và giác quan:
a. Thần kinh:
Có vòng thần kinh bao quanh phần trước thực quản. Từ vị trí này thường có 6 dây thần kinh ngắn hướng phía trước và 6 dây thần kinh dài hướng phía sau. Trong đó có 2 dây lớn hơn nằm trong gờ lưng và gờ bụng của lớp mô bì. Phần cuối dây thần kinh bụng phình thành hạch nằm trước hậu môn và phát nhánh tới cơ quan giao phối của con đực. Giữa dây lưng và dây bụng có các cầu nối bán nguyệt.
Dây thần kinh không phát nhánh tới tế bào cơ mà trái lại, phần chất nguyên sinh của tế bào cơ vuốt nhỏ và cài vào dây thần kinh lưng và dây thần kinh bụng đặc trưng cho tất cả giun tròn, gặp ở một vài giun dẹp và da gai.
10
b. Giác quan:
Giác quan của giun tròn khá đa dạng, nhất là ở nhóm sống tự do. Cơ quan cảm giác hóa học là các amphid ở phần đầu, plasmid ở phần đuôi là các hốc lát bằng tế bào có lông cảm giác và các nhú các lông thường tập trung ở phần đầu và quanh lỗ sinh dục đực.
11
I.1.5 Cơ quan bài tiết:
Còn có ý kiến khác nhau về cơ quan bài tiết của giun tròn. Phần lớn các sản phẩn bài tiết của các quá trình dị hóa được thải trực tiếp qua thành cơ thể hoặc qua thành ruột. Ngoài ra còn có cơ quan thực bào bắt và tập trung các sản phẩm không hòa tan của quá trình trao đổi chất.
I.1.6 Hệ sinh dục:
Giun tròn phân tính, đực thường bé hơn cái và có gai giao phối, một số loài còn có xòe đuôi giúp bám vào con cái khi giao phối.
Hệ sinh dục dạng ống nằm trong xoang cơ thể, chứa tế bào sinh dục ở nhiều giai đoạn phát triển. Tinh trùng của giun tròn không có đuôi, dạng amip.
Giun tròn chưa có hệ tuần hoàn và hệ hô hấp chuyên hóa.
12
NGÀNH GIUN TRÒN (NEMATODA) VÀ CÁC NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ THỂ XOANG GIẢ KHÁC.
SVTH: tổ 1, nhóm 2
Lê Thị Hiệp
Lê Thị Hồng Danh
Trần Thị Diệu Thu
Lý Thị Bé Dung.
1
2
Chương VI: NGÀNH GIUN TRÒN VÀ CÁC NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ THỂ XOANG GIẢ KHÁC.
I. NGÀNH GIUN TRÒN ( NEMATODA )
Đặc điểm xác định:
Trưởng thành có số tế bào nhất định. Có tầng cuticun bằng keo.
Phát triển qua lột xác.
Không có nguyên đơn thận điển hình. Bao cơ chỉ có một lớp cơ dọc.
Phân tính. ấu trùng giống trưởng thành.
Ta có thể gặp giun tròn khắp nơi, trong nền đáy của các thủy vực nước mặn hay nước ngọt, trong thảm mục đang phân giải, trong đất ẩm và trong cơ thể thực vật và động vật với một mật độ và số lượng rất lớn.
Hiện biết 20000 loài nhưng con số thực của tự nhiên vẫn đang là một điều bí ẩn.
3
I.1 CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG
I.1.1 Tổ chức chung của cơ thể:
Cơ thể hình thoi dài, 2 đầu nhọn thiết diện ngang tròn. Miệng ở tận cùng phần đầu, huyệt ở cuối mặt bụng. Trên mặt bụng có lỗ bài tiết ngay sau miệng.
Về mức độ tổ chức của cơ thể:
Giun tròn là nhóm động vật có 3 lá phôi và có khoang trống giữa thành ruột và thành cơ thể gọi là khoang giả hay xoang cơ thể nguyên sinh.
Cơ thể giun tròn có đối xứng 2 bên tuy vẫn còn rõ nền đối xứng tỏa tròn của tổ tiên, thể hiện trên cấu trúc của hệ thần kinh.
Sơ đồ cấu tạo cơ thể giun tròn sống tự do
4
Về mức độ tổ chức cơ quan:
Chưa có hệ thần kinh và hô hấp chuyên hóa.
Cơ quan tiêu hóa đã có dạng ống
Hệ thần kinh có cấu tạo đối xứng tỏa tròn bậc 8 hoặc biến dạng của nó.
Hệ bài tiết hoặc không có hoặc là biến đổi của tuyến da hoặc theo kiểu nguyên đơn thận.
Phần lớn giun tròn đơn tính. Hệ sinh dục cấu tạo đơn giản, dạng ống.
5
Giun tròn có tầng cuticun bằng keo bao ngoài, có mô bì hợp bào và bao cơ chỉ có một lớp cơ dọc.
Tầng cuticun: gồm một hệ thống các sợi không co duỗi được nhưng do xếp chéo nên cơ thể có thể biến dạng tạm thời.Tầng cuticun của giun tròn cho khí và nước thấm qua. Hoạt động hô hấp tiến hành qua toàn bộ bề mặt cơ thể, tuy tác dụng giữ nước của tầng này rất hạn chế. Tầng cuticun còn là màng thấm chọn lọc cho một số hợp chất hữu cơ và ion, điều hòa trao đổi của các chất này giữa môi trường trong và ngoài cơ thể.
Tầng cuticun có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi tác động cơ học và hóa học của môi trường và được hình thành sau mỗi lần lột xác. Thường thì tầng cuticun nhẵn, có khi thêm các nhú hay gai cảm giác, vận chuyển hoặc bám vào con cái khi giao phối.
6
Lớp mô bì: dưới tầng cuticun và nổi vào phía trong thành 4 gờ. Trong mỗi gờ đều chứa dây thấn kinh, riêng 2 gờ bên chứa ống bài tiết. Gờ lưng và gờ bụng bé. Tế bào mô bì của giun tròn mất vách hình thành một lớp hợp bào nhiều nhân. 4 gờ của lớp mô bì chia lớp cơ dọc thành 4 dải.
Trường hợp đơn giản mỗi dải chỉ có từ 2 – 5 tế bào ( lớp cơ dọc có từ 8 – 20 tế bào ). Mỗi tế bào có hình thoi dài. Khoảng giữa tế bào có 1 nhánh lồi hướng về phía xoang cơ thể rồi chụm lại liên kết với dây thần kinh lưng hoặc bụng. Phần hình thoi có các sợi co duỗi còn nhân của tế bào cơ nằm trong nhánh lồi là nguyên sinh chất của tế bào.
7
I.1.2 Cách di chuyển của giun tròn:
Giun tròn có kiểu di chuyển riêng biệt. Trên nền cứng chúng uốn cong mình hình sin trên mặt phẳng lưng bụng để lách về phía trước.
Kiểu di chuyển này gắn liền với 3 cấu trúc riêng của giun tròn:
Tầng cuticun gồm các sợi không co duỗi bao ngoài.
Bao cơ chỉ gồm có lớp cơ dọc phân thành 4 dải ( 2 dải lưng và 2 dải bụng ) ở trong.
Dịch trong khoang giả luôn tạo sức căng lớn lên thành cơ thể.
8
I.1.3 Hệ tiêu hóa:
Giun tròn sống tự do có thể ăn thịt hoặc hoại sinh.thức ăn của giun tròn kí sinh là mô và dịch của vật chủ. Giun tròn kí sinh thực vật ăn mô thực vật theo kiểu tiêu hóa ngoài ruột.
Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:
Lỗ miệng ở phía trước cơ thể, có 3 môi bao quanh: 1 môi lưng và 2 môi bụng.
Ruột là ống thẳng từ lỗ miệng đến hậu môn.
Hầu có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, thường được phân thành 2 phần: khoang miệng và thực quản.
Khoang miệng có nhiều dạng, có cấu tạo thay đổi tùy cách lấy thức ăn.
Thực quản có thành cơ khỏe, có khi phình thành bầu thực quản, có khoang hình hoa thị, có lát cuticun và có tuyến tiêu hóa.
9
I.1.4 Thần kinh và giác quan:
a. Thần kinh:
Có vòng thần kinh bao quanh phần trước thực quản. Từ vị trí này thường có 6 dây thần kinh ngắn hướng phía trước và 6 dây thần kinh dài hướng phía sau. Trong đó có 2 dây lớn hơn nằm trong gờ lưng và gờ bụng của lớp mô bì. Phần cuối dây thần kinh bụng phình thành hạch nằm trước hậu môn và phát nhánh tới cơ quan giao phối của con đực. Giữa dây lưng và dây bụng có các cầu nối bán nguyệt.
Dây thần kinh không phát nhánh tới tế bào cơ mà trái lại, phần chất nguyên sinh của tế bào cơ vuốt nhỏ và cài vào dây thần kinh lưng và dây thần kinh bụng đặc trưng cho tất cả giun tròn, gặp ở một vài giun dẹp và da gai.
10
b. Giác quan:
Giác quan của giun tròn khá đa dạng, nhất là ở nhóm sống tự do. Cơ quan cảm giác hóa học là các amphid ở phần đầu, plasmid ở phần đuôi là các hốc lát bằng tế bào có lông cảm giác và các nhú các lông thường tập trung ở phần đầu và quanh lỗ sinh dục đực.
11
I.1.5 Cơ quan bài tiết:
Còn có ý kiến khác nhau về cơ quan bài tiết của giun tròn. Phần lớn các sản phẩn bài tiết của các quá trình dị hóa được thải trực tiếp qua thành cơ thể hoặc qua thành ruột. Ngoài ra còn có cơ quan thực bào bắt và tập trung các sản phẩm không hòa tan của quá trình trao đổi chất.
I.1.6 Hệ sinh dục:
Giun tròn phân tính, đực thường bé hơn cái và có gai giao phối, một số loài còn có xòe đuôi giúp bám vào con cái khi giao phối.
Hệ sinh dục dạng ống nằm trong xoang cơ thể, chứa tế bào sinh dục ở nhiều giai đoạn phát triển. Tinh trùng của giun tròn không có đuôi, dạng amip.
Giun tròn chưa có hệ tuần hoàn và hệ hô hấp chuyên hóa.
12
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Danh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)