Giống Vật nuôi, Trâu Bò Ngựa!

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Hải Đăng | Ngày 23/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: Giống Vật nuôi, Trâu Bò Ngựa! thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NHÓM 1- K56A
Chuyên đề:
MÔN: GIỐNG VẬT NUÔI

CÁC GIỐNG VẬT NUÔI - TRÂU, BÒ VÀ NGỰA
Nhóm 1- K56A Kính chào quý thầy cô, các bạn sinh viên về dự
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
1. Trâu trên thế giới:
Trâu là gia súc lớn nhai lại hay gia súc lớn có sừng, lớp động vật có vú (Malmalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài trâu (Bubalus bubalis), giống trâu đầm lầy (Swamp buffalo), giống trâu sông (River buffalo)

Tổng số trâu thế giới đến nay khoảng 155 triệu, trong đó có trên 40 triệu trâu đầm lầy, chiếm hơn 26%, tập trung ở vùng Đông và Nam áchiếm gần 72%, tập trung ở Tây á
Ngoài ra còn có một số trâu rải rác ở các châu lục khác với số lượng khoảng 3 triệu con, chiếm xấp xỉ 2% tổng số
Trâu sống hoang dã ở Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Thái Lan và Việt Nam. Con cháu của loài này cũng xuất hiện ở phía bắc Australia. Trâu hoang dã hiện nay còn rất ít, hầu hết trong số chúng đã bị lai tạp. Thậm chí người ta còn sợ rằng hiện nay không còn loài trâu hoang dã trong tự nhiên.
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
1. Trâu trên thế giới:
2. Trâu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, những tài liệu khảo cổ đã chỉ ra rằng: người Việt cổ đại đã sớm thuần hoá trâu, bắt đầu từ hậu kỳ thời đại đồ đá mới cách đây khoảng 4-4,5 ngàn năm
Mới đây, tại Việt Nam, một bộ sừng trâu rừng lớn chưa từng thấy đã được phát hiện
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
II. Một số giống trâu
1. Một số giống trâu trên thế giới
Trâu đầm lầy (Swamp buffalo)
Chúng tập chung chủ yếu ở Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philipine, Trung Quốc.
Đặ điểm: Sừng thon, cong hình bán nguyệt, trán phẳng, hẹp, mắt lồi, mắt ngắn, mồm rộng, thân ngắn, chân thấp, vai vạm vỡ, ngực rộng, bụng to, mông thấp, đuôi ngắn, móng xòe, vú bé thích hợp cho việc cày kéo
Trâu đầm lầy Ấn Độ
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
1. Một số giống trâu trên thế giới
II. Một số giống trâu
Trâu sông (River buffalo)
Đặc điểm: Có mặt dài và thân dài thon hơn trâu đầm lầy, sừng ngắn, cong về phía dưới, ra sau rồi cong xoắn lên phía trên, khung xương sâu, rộng, chân cao và mập, đuôi dài, bầu vú phát triển, các núm vú to được sắp xếp cân đối thích hợp cho việc khai thác sữa. Trâu sông có da lông đen và bóng hơn trâu đầm lầy.
Trâu sông tập trung ở Tây Á
Các nhóm Trâu sông chính.
Nhóm trâu Murrah: có các giống Murrah, Nili-Ravi và Kundi.
Nhóm trâu Gujarak có các giống Surti, Mehsana và Jafarabadi.
Nhóm trâu Uttar Pradesh có các giống Bhadawari và Tarai.
Nhóm trâu vùng Trung Ấn có các giống là Nagpuri, Pandharpuri, Manda, Jerangi, Kalahandi và Sambalpur.
Nhóm trâu vùng Nam Ấn có các giống Toda và Nam Kanara.
Bảng: Các nước có số lượng trâu lớn nhất thế giới (triệu con)
2. Các giống trâu ở Việt Nam
10 tỉnh có số lượng đàn trâu nhiều nhất trên cả nước
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
1. Một số giống trâu trên thế giới
II. Một số giống trâu
2. Các giống trâu ở Việt Nam
2.1. Trâu Việt Nam
a. Nguồn gốc
Trâu Việt Nam thuộc loại hình trâu đầm lầy (Swamp buffalo). Tổ tiên của chúng là trâu rừng Bubalus arnee còn tồn tại ở nhiều vùng Đông Nam Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanca, có thể còn một số hiện sống ở vùng rừng núi Đông Dương, được thuần hóa từ trâu rừng hàng ngàn năm trước ở Việt Nam.
b. Ngoại hình
Phần lớn trâu có lông, da màu xám tro, phần bụng và mặt trong đùi màu nhạt hơn. Phía dưới cổ có một vệt trắng vắt ngang kéo lên phía vai. Một ít trâu toàn thân có màu trắng hồng (thường gọi là trâu trắng). Trâu có sừng dài, thon, cong hình bán nguyệt, đuôi sừng nhọn. Đầu trâu to, trán phẳng, hẹp, mặt ngắn, mõm rộng, tai to và rộng, cồ dài thẳng. Thân trâu ngắn, chân thấp và mảnh, vai đầy, ngực lép, bụng to, mông thấp, đuôi ngắn, móng xoè.
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
1. Một số giống trâu trên thế giới
II. Một số giống trâu
2. Các giống trâu ở Việt Nam
2.1. Trâu Việt Nam
a. Nguồn gốc
b. Ngoại hình
c. Phân loại
Trâu Việt Nam được chia làm 2 loại.
Trâu Ngố
Trâu Dé
d. Tính năng sản xuất
Chủ yếu là để cày kéo, khả năng cày kéo ở ruộng nước tốt.
- Tỷ lệ thịt xẻ 42 – 45%, thịt có màu đỏ sẫm, thớ thịt thô
- Tuổi phối giống lần đầu của trâu Việt Nam là 3 năm
- Thời gian mang thai 320 – 325 ngày
- Năng suất xữa thấp (2 – 3kg/ngày, khoảng 600 – 700kg/chu kỳ)
- Tỷ lệ mỡ sữa: 7 – 8%
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
1. Một số giống trâu trên thế giới
II. Một số giống trâu
2. Các giống trâu ở Việt Nam
2.1. Trâu Việt Nam
2.2. Trâu nhập nội – Trâu Murrah
a. Nguồn gốc và phân bố
Trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ. Trâu Murrah nhập vào nước ta từ những năm 1976 – 1977.
b. Ngoại hình
Trâu Murrah thuộc loại hình trâu sông (River buffalo), thường có da và lông màu đen tuyền, da mỏng, mềm mại, nhẵn bóng, có lông thưa, ở cuối đuôi có chòm lông màu trắng sát vó chân, có một tỷ lệ thấp màu xám nâu hoặc xám nâu vàng, rất ít khi có trâu trắng. sừng ngắn, quay ra sau và lên trên sau đó vòng vào trong thành hình xoắn ốc, mặt sừng phẳng
Bảng 2: Số lượng và tỷ lệ đàn trâu theo vùng sinh thái năm 2005
III. Tính năng sản xuất
III. Tính năng sản xuất
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
II. Một số giống trâu
Nuôi trâu lấy sức kéo
Trâu cung cấp nguồn sức kéo quan trọng đối với nông nghiệp và nông thôn, trâu cày kéo ở tất cả mọi địa hình: ruộng nước, bậc thang và kéo gỗ trong rừng, dưới suối.
Chăn nuôi trâu cung cấp sức kéo cho canh tác, khai thác lâm sản, đi lại, vận chuyển hàng hoá trên các vùng núi cao, đặc biệt hiểm trở nhiều dốc
Nhiều đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt tại nhiều xã, phường ở vùng nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng trâu kéo xe thay cho các loại xe đẩy, xe cơ giới chuyên dùng chở rác...
III. Tính năng sản xuất
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
II. Một số giống trâu
Nuôi trâu lấy sức kéo
2. Nuôi trâu lấy thịt
Sản lượng và tỷ lệ thịt trâu theo vùng sinh thái năm 2005 (ĐVT: tấn)
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
II. Một số giống trâu
Nuôi trâu lấy sức kéo
2. Nuôi trâu lấy thịt
III. Tính năng sản xuất
Các món ăn từ Trâu
Thịt trâu khô Tây Bắc:
Thịt trâu được lọc hết gân (nếu có), lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rộng khoảng 7-8 cm, dài khoảng 15 cm, dày khoảng 2-3 cm, dần cho thật mềm
Người ta băm nhỏ sả, gừng, tỏi, ớt khô, hạt mắc khén. Thời gian ướp khoảng 2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều, không được để thịt sát than củi tránh bên ngoài thì bị cháy, bên trong lại không chín. Thịt được sấy như thế cho đến khi vừa chín, không nên sấy khô quá ăn sẽ bị dai và cứng, mất vị ngọt
Thịt trâu luộc mẻ Cần Thơ:
Mùi vị thịt trâu ngọt, cay, tính mát, thanh nhiệt, không độc, hàm lượng đạm rất cao. Thịt thơm ngon, vừa dai vừa mềm.
“Trâu luộc mẻ” là đặc sản của miền Tây, được nhiều nhà hàng, quán ăn khai thác và biến tấu thành nhiều món ăn phong phú, nhiều kiểu cách khác nhau, trong đó cơm mẻ là thành phần không thể thiếu được khi làm các món liên quan đến thịt trâu.
Thịt trâu gác bếp Tây Bắc:
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc
“Thịt trâu nướng sả”.
Thịt trâu ướp sả, nướng trên than hoa. Người ta lấy thịt trâu thái miếng mỏng to bản. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa, cho chút muối vào xóc đều rồi rửa lại bằng nước sôi để nguội. Dứa (thơm) gọt vỏ, bỏ mắt, bổ đôi thái miếng mỏng. Rau xà lách, nhặt rửa sạch, ngâm muối, vớt ra để ráo nước. Sả bỏ bớt vỏ ngoài, rửa sạch, cho vào cối xay nhỏ. Hành tươi nhặt rửa sạch, thái nhỏ. Chanh tươi bổ vắt lấy nước cốt. Ớt đỏ rửa sạch, thái chi, để 1 quả dùng trang trí.
Thịt trâu nướng sả ăn với bánh hỏi hoặc bánh phồng tôm, chấm với nước mắm đã pha, kèm rau sống và cà rốt đã ngâm và dứa có mùi vị thật tuyệt
CÁC VỊ THUỐC TỪ THỊT TRÂU
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
II. Một số giống trâu
Nuôi trâu lấy sức kéo
2. Nuôi trâu lấy thịt
III. Tính năng sản xuất
Chữa phù, tiểu ít: thịt trâu 200g bóp dấm thanh và gừng rồi hấp chín
Phát sốt mặt kém tươi, hồi hộp, váng đầu, móng tay chân nhợt: thịt trâu (bò) 500g, hoài sơn 30g, câu kỷ tử 30g, củ hành 10g, sinh khương 10g, muối tinh 10g, rượu nhạt 20ml, nước gừng 200ml, dầu lạc 10g.
Huyết hư, nóng trong xương, mồ hôi trộm: thịt trâu hoặc tủy xương hầm làm món ăn hàng ngày với các loại khoai sắn, củ cải, ngó sen, củ súng cùng các loại rau thơm
Tay chân sưng đau: thịt trâu tươi mới, thái mỏng đắp lên. Khi khô thay cái mới.
Tắc tia sữa: thịt mũi trâu phần láng bóng quanh 2 lỗ mũi. Nấu canh với mướp khía và hành hoa cả củ và lá tươi. Có thể nấu với đu đủ, mít non… luôn có hành.
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
II. Một số giống trâu
Nuôi trâu lấy sức kéo
2. Nuôi trâu lấy thịt
III. Tính năng sản xuất
3. Sừng trâu
Sừng trâu (thủy ngưu giác) là dược liệu dễ kiếm, hầu như có sẵn ở khắp các vùng nông thôn. Nó đã được sử dụng làm thuốc từ hàng nghìn năm nay. Sách “Danh y biệt lục” viết: Sừng trâu có thể dùng chữa chứng đau đầu do thời khí nóng lạnh thất thường. Còn theo sách “Đại Minh bản thảo”, sừng trâu sắc lấy nước uống có thể trị chứng phong do nhiệt độc và sốt cao (trị nhiệt độc phong cập tráng nhiệt).
Theo sách “Hiện đại thực dụng Trung Dược học” do Quách Lan Trung chủ biên, sừng trâu có những tác dụng dược lý sau
- Làm mạnh tim, hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim
- Giảm số lượng bạch cầu, tăng lượng tiểu, cầu rút ngắn thời gian đông máu
- Ức chế mạnh đối với trực khuẩn côli
- Giảm cường độ co giật và tỷ lệ tử vong ở động vật thí nghiệm đã được tạo cơn co giật.
- Giảm tổng lượng cholesterol trong huyết thanh, đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt
A – TRÂU
I. Nguồn gốc xuất xứ
II. Một số giống trâu
Nuôi trâu lấy sức kéo
2. Nuôi trâu lấy thịt
III. Tính năng sản xuất
Sừng trâu dùng để trang trí đồ mỹ nghệ:
3. Sừng trâu
4. Da trâu
Da trâu có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Da trâu được dùng làm da trống, mặt bàn, công nghiệp giày da làm mũi giày, đế giày, valy, túi sách, bao súng, thắt lung.
Da trâu có thể dùng được nấu thành cao. Cao trâu có tác dụng chưax rất nhiều bệnh.
Động thai ra máu:
Có thai tiểu ra máu:
Băng huyết rong huyết
Động thai ra máu có tiền sử sảy thai:
Táo bón, tiểu đỏ xẻn, phù thũng:
Đau vú:
Kiết lỵ:
Sinh non huyết ra không ngừng
Da trâu dùng làm túi:
5. Mật trâu
Mật trâu được dung với nhiều tác dụng khác nhau, nhưng phải biết cách chọn loại tốt (trừ loại có bệnh) thu mật cô đặc, dàn khô, tán bột, hoặc phối hợp thêm một số dược liệu như nam tinh bán hạ, tá dược hoàn viên chữa các bệnh táo bón, ho hen, đau dạ dày (do can khí phạm vị). Còn dùng một số bệnh ngoài da như: sưng mụn, miệng khô rộp, chàm…
6. Xương trâu bò
Dùng nấu cao: đơn thuần hoặc phối hợp với các loại xương khác gà, heo, chó, dê, trăn, khỉ… thành cao xương hỗn hợp. Dùng để làm thuốc bổ gân xương, bồi bổ canxi, chất keo cho các đối tượng già yếu, trẻ em chậm biết đi.
Xương trâu đốt thành than: uống trong để cầm máu
Dùng xương tươi: mới chặt đoạn nhỏ (cả tủy) ninh ăn như làm với các loại xương khác, với bí đỏ, cà rốt, măng, để bồi bổ sức khỏe
7. Sữa trâu
Chúng có năng suất sữa từ 4 đến 7kg sữa/ngày. Mỗi kỳ cho sữa trung bình là 285 ngày với một sản lượng sữa từ 1800-4500kg so với 360-500kg sữa của các giống bò địa phương tại Ấn Độ.
Cũng như ở bò sữa, tỉ lệ chất béo, protein, và tổng số chất khô của sữa trâu giảm đi vì có sự gia tăng của năng suất sữa.
Các giống trâu sữa nổi tiếng nhất là: Murrah, Nili-Ravi, Surti, Mehsana và Jafavabadi
Khả năng cho sữa của trâu cũng rất tuyệt vời cả về sản lượng và chất lượng. Ở các nước như Ấn Độ và Ai Cập, trâu địa phương cho sản lượng 680 - 800 kg trong một chu kỳ sữa, trong khi đó sản lượng sữa của bò địa phương chỉ đạt 360 - 500 kg.
Các sản phẩm làm từ sữa trâu cũng đa dạng hơn sữa bò như bơ, dầu bơ, phomat cứng và mềm, sữa đặc, kem, sữa chua (ảnh)
Sữa trâu đặc hơn sữa bò do ít nước hơn, hàm lượng mỡ sữa đạt tới 7 - 8%, cao hơn của bò 50 - 60%, do vậy cứ 100 g sữa trâu cho 110 kcal năng lượng, trong khi sữa bò chỉ cho 66 kcal năng lượng. Hàm lượng protein trong sữa trâu cũng giàu hơn sữa bò. Hàm lượng acid béo no cao hơn sữa bò, nhưng cholesterol thì lại thấp hơ
SỮA TRÂU TRÊN THẾ GIỚI
Nói chung, sữa bò dẫn đầu với 86% sản lượng sữa trên thế giới, tiếp theo là sữa trâu chiếm 5%, phần còn lại là sữa dê cừu và sữa lạc đà, v.v....
Tại Ấn Độ, 60% sữa tiêu thụ là sữa trâu. Ở Ấn Độ con trâu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông thôn. Sữa trâu ở Ấn Độ chiếm 35% tổng sản lượng sữa các loại. Bơ sữa trâu là nguồn dầu ăn chủ yếu của Ấn Độ và Pakistan.
Tại Ai Cập, vì nhu cầu về sữa trâu quá cao trên thị trường, nên đã thôi thúc các nhà chăn nuôi ham lợi nhuận đem bán hầu hết phần lớn sữa trâu cái có thể sản xuất ra được. Tệ nạn này đã đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng ở nghé con và hậu quả là tử suất cao.
SO SÁNH SỮA TRÂU VÀ SỮA BÒ
Sữa trâu sệt hơn sữa bò, vì có chứa tới16% chất khô trong khi sữa bò chỉ có 12%-14% chất khô.
Sữa trâu chứa trên 7% chất béo tức là 50-60% nhiều hơn so với sữa bò.
Hiệu quả protein(PER, Protein efficiency ratio) sữa trâu là 2,74 trong khi sữa bò là 2,49
Tỉ lệ protein trong sữa trâu cao hơn sữa bò đến 11,42%.
Sữa trâu và sữa bò rất tương tợ nhau về mặt vitaminA, vitamin B complex và vitamin C, nhưng sữa trâu có khuynh hướng chứa ít riboflavin hơn sữa bò.
8. Phân bón
Ngoài sức kéo thì phân bón hữu cơ từ chăn nuôi trâu có ý nghĩa rất lớn đối với các loại cây trồng. Mỗi con trâu bình quân hàng năm cung cấp cho 3,5-4,0 tấn phân hữu cơ. Do đó hàng năm đàn trâu nước ta cung cấp 9-10 triệu tấn phân bón hữu cơ cho trồng trọt
Phân bón sạch từ xương trâu, bò :
Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ sạch này hoàn toàn mới ở Việt Nam và cả trên thế giới. Sản phẩm phân bón hữu cơ sạch hiện nay đang được sử dụng rộng rãi tại các tỉnh thành như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên...
9. Văn hóa và Du lịch
Du lịch bằng xe do trâu kéo : chiếc vòng bánh xe quay chầm chậm cộng với tiếng lóc cóc của mõ trâu giữa không gian hiện đại với các ngôi nhà cao tầng, những chiếc ôtô sang trọng… khiến hình ảnh chiếc xe trâu càng trở nên đắt giá.
9. Văn hóa và Du lịch
Các lễ hội chọi trâu 
Lễ hội cầu trâu ở Hương Nha, Phú Thọ :
Làng Hương Nha nằm ở huyện Tam Nông, hữu ngạn sông Hồng, cách Đền Hùng chưa đầy 10km về phía tây nam.
Lễ cầu trâu được tổ chức vào ngày mồng 2 tháng giêng âm lịch hằng năm để nhớ câu chuyện xưa nhân dân đã dâng trâu để Bà khao quân tướng khi thắng trận trở về. Từ 20 tháng Chạp, dân làng đã họp bàn để chọn mua trâu. Trâu phải là trâu đực béo khỏe. Người được nhận nuôi trâu gọi là "chứa lềnh", nhất thiết phải ăn chay từ khi rước trâu về. Lán của trâu phải làm bằng các vật liệu mới, mỗi buổi chiều, "chứa lềnh" phải đem trâu ra bến tắm, sau đó tắm cho mình. Đến 7 giờ tối ngày 2 tháng Giêng, nhà "chứa lềnh" phải làm một cỗ gà và một cỗ chay gồm: củ mài, mía ngọt, chè lam, chè kho, hoa quả và một hũ rượu mộng. Tối đến, dân làng đến nhà "chứa lềnh" rước trâu ra đền Hạ (còn gọi là Miếu Ông) nơi thờ thập bộ thần quan là những tướng sĩ khi nghe tin bà mất đã nhảy xuống hồ trẫm mình để chứng tỏ lòng trung nghĩa.
9. Văn hóa và Du lịch
Các lễ hội chọi trâu 
Lễ hội cầu trâu ở Hương Nha, Phú Thọ :
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Là một lễ hội truyền thống của người dân Đồ Sơn, Hải Phòng diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm. Sự hình thành khó xác định, lễ chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo. Thường là lễ tế thần vị thuỷ thần thường diễn ra
9. Văn hóa và Du lịch
Các lễ hội chọi trâu 
Lễ hội cầu trâu ở Hương Nha, Phú Thọ :
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu
Là một lễ hội chọi trâu diễn ra tại xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, Lập Thạch để tổ chúc đánh giặc. Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.
Lễ hội này được mở hàng năm vào ngày 17 tháng giêng.
9. Văn hóa và Du lịch
Các lễ hội chọi trâu 
Lễ hội cầu trâu ở Hương Nha, Phú Thọ :
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu
Lễ hội chọi trâu Phù Ninh
Tương truyền, khi các tướng của Vua Hùng đi săn qua chợ Hàm Rồng, thấy có 2 con hổ đang đánh nhau, họ liền giết chết 2 con hổ rồi mổ thịt ăn ngay tại chỗ. Từ đó, để tưởng nhớ những người đi săn thời các Vua Hùng, mỗi năm, vào 2 ngày chợ phiên người dân trong xã và vùng lân cận lại đem sản vật đến mua bán rất nhộn nhịp
Hội chọi trâu Hàm yên:
Nhà sừng trâu của người Minangkabau
Ở xứ sở vạn đảo Indonesia, mỗi hòn đảo là một câu chuyện, một bộ tộc kỳ thú, hấp dẫn từ đời sống văn hoá, ẩm thực, và đặc biệt trong kiến trúc nhà ở. Người Minangkabau ở phía Tây đảo Sumatra sống trong những ngôi nhà độc đáo, có mái là hình sừng trâu cong nhọn vút lên nền trời xanh.


B - BÒ
I/ Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1.1 Giống bò nội(Bò vàng Việt Nam):
Có sắc lông màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng đậm, có tên gọi theo địa danh như : Bò Thanh Hoá, bò Cao Bằng, bò Nghệ An
- Bò có tầm vóc nhỏ, sinh trưởng phát dục chậm. Khi trưởng thành bò cái có khối lượng: 160-180 kg, chỉ có khoảng 20% là có khối lượng trên 200 kg. Bò đực 250-280kg.
- Tuổi đẻ lứa đầu rất muộn, thường 36-40 tháng. Tỷ lệ đẻ hàng năm đạt 40-50%. Sữa đủ nuôi con (300-400kg), không có sữa hàng hoá. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 40%, nuôi tốt đạt 44%.Bê sơ sinh nặng 12-14kg.
1/ Bò Thanh hóa:
Khối lượng bê sơ sinh đạt bình quân 12-15 kg, bò cái trưởng thành đạt 180-200kg, bò đực con tốt đạt 250-300kg. Bò có chiều cao từ 103-105cm, vòng ngực 132cm, dài thân chéo 112-113cm.
b) Bò Nghệ An:
B - BÒ
I/ Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1.1 Giống bò nội(Bò vàng Việt Nam):
a) Bò Thanh hóa:
Là loại bò U, có khối lượng to hơn bò thanh hoá, bò có tầm vóc vạm vỡ nhưng chiều dài thân mình bị hạn chế. Cần cải tạo giống bò này bằng cách dùng bò đực giống Sind, Zebu cho lai với bò cái địa phương, khối lượng bê sơ sinh đạt bình quân 13-16kg, lúc 2 tuổi đạt 155-180kg, bò cái trưởng thành đạt 190-210kg, bò đực con tốt nặng 300-350kg
c) Bò Mèo Hà Giang:
Tầm vóc tương đối thô to, thể trọng con đực khoảng 250-350kg, con cái 220-280kg, bê sơ sinh đạt 15-16kg. Lông màu vàng nhạt, xẫm hoặc cánh dán, 1 số ít có màu đen nhánh hoặc lang trắng da mỏng, lông mịn. Đầu bò cái thanh, đầu bò đực thô, đỉnh trán có u gồ hoặc phẳng, 1số ít trán lõm, tai to đưa ngang, lưng hơi võng, mông dài hơi lép, ngực sâu, chân cao.
B - BÒ
I/ Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1.1 Giống bò nội(Bò vàng Việt Nam):
1.2 Một số giống kiêm dụng đã nhập nội:
a) Bò Sind ( Redsindhi):
Là 1 trong những giống bò Zebu được ưa chuộng, là bò kiêm dụng cho sữa, thịt và cày kéo. Bò có màu lông đỏ cánh gián, nâu thẫm, thân hình ngắn, chân cao mình lép. Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn, cổ ngắn, vạm vỡ ngực sâu không nở. Bò cái đầu và cổ nhỏ hơn, phần sau phát triển hơn phần trước, vú phát triển, núm vú to, dài, tĩnh mạch nổi rõ.
- Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 450-500kg, bò cái 300-389kg.
- Sản lượng sữa trung bình 1559kg/chu kỳ 274 ngày, tỷ lệ mỡ sữa 5,2%. Sản lượng sữa giao động từ 1400-2100kg/270-290 ngày, tỷ lệ mỡ sữa 5-5,5%.
b) Bò Lai Sind:
Đàn bò hiện nay có nhiều đặc điểm gần giống bò Xin: trán dô, tai cúp, yếm phát triển, có u ở vai, chân cao, ngực không sâu, mình ngắn, âm hộ có nhiều nếp nhăn. Lông màu vàng, vàng đậm hoặc vàng cánh gián. Da có thể rung cục bộ để đuổi ruồi, muỗi.
Khi trưởng thành, bò đực nặng 350 - 400 kg, bò cái 270 - 280 kg. Tỉ lệ đẻ 55 - 57%. Bê sơ sinh nặng 18 - 22 kg; so với bò vàng Việt Nam, BLX có khối lượng tăng 30 - 35%; sản lượng sữa tăng gấp 2 lần; tỉ lệ thịt xẻ tăng 5%.
Tăng trọng bình quân: 0,5 – 0,6 kg/ngày (giai đoạn 0-6)
Thời gian phối giống lứa đầu: 25 - 36 tháng
Đẻ lứa đầu: > 36 tháng
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ: 17 - 19 tháng
Sản lượng sữa 1200-1400kg/240-270 ngày, tỷ lệ mỡ sữa 4,5-4,8%, bò thiến có tỷ lệ thịt xẻ 48-49%. Bò cái lai sind còn được dùng để cho lai với bò đực chuyên dụng sữa thành bò lai hướng sữa; lai với bò đực chuyên dụng thịt thành bò lai hướng thịt, những con lai này đều phát triển tốt được NDân ưa thích.
b) Bò Lai Sind:
B - BÒ
I/ Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1.1 Giống bò nội(Bò vàng Việt Nam):
1.2 Một số giống kiêm dụng đã nhập nội:
a) Bò Sind ( Redsindhi):
b) Bò Lai Sind:
c) Bò Sahiwal:
- Bò có sắc lông đỏ vàng, vàng thẫm, kết cấu ngoại hình giống bò sind nhưng bầu vú phát triển hơn.
- Khi trưởng thành, bò cái có khối lượng 360-380kg, bò đực 470-500kg.
- Sản lượng sữa 2100-2300kg, nuôi tốt có thể cho đến 2700kg, tỷ lệ mỡ 5-5,5%, chu kỳ cho sữa 274 ngày.
Cũng như bò sind, giống bò này được xuất bán cho nhiều nước nhiệt đới để cải tạo giống bò địa phương, đồng thời được lai với các giống chuyên dụng sữa thành bò sữa nhiệt đới.
Đàn bò lai Sahiwal có sắc lông màu vàng, khi trưởng thành bò đực có khối lượng 420-470kg, bò cái 290-320kg, năng suất sữa 1500-1600kg/260-270 ngày, tỷ lệ mỡ sữa 4,5-4,8%.
Một số giống bò kiêm dụng khác:
1/ Bò lai F1Hà- ấn:
Là bò lai giữa bò lang trắng đen với bò sind, bò có màu đen tuyền, ở 1 số con có màu lang trắng đen, ngoại hình thiên về bò sữa.
Khối lượng bê sơ sing 19-21kg, bò cái trưởng thành nặng 300kg, sản lượng sữa/ chu kỳ 1660-1880kg ở những con chọn lọc, tỷ lệ mỡ sữa 4%.
2/ Bò lai F1 Hà-Vịêt:
Là loại bò lai giữa bò lang trắng đen với bò cái địa phương, đa số có màu đen tuyền nhưng nhạt hơn bò Hà-ấn.
Khối lượng bê sơ sinh 20kg, bò cái trưởng thành nặng 300kg, sản lượng sữa/chu kỳ từ 1000-1200kg ( con tốt), tỷ lệ mỡ sữa 4,2%.
3. Bò nâu Thuỵ Sỹ
(cg. bò Brao Xuyt), giống bò hình thành lâu đời ở vùng núi, thung lũng Thuỵ Sĩ, do nhân thuần giống gốc bò địa phương theo hướng kiêm dụng sữa, thịt. Lông màu nâu xám, hơi trắng xám ở mõm, quanh mũi và mắt, phía lưng từ u vai đến gốc đuôi có vệt lông sáng.
Khối lượng bê sơ sinh 33 - 40 kg. Bò cái trưởng thành 480 - 550 kg, bò đực 800 - 950 kg. Sản lượng sữa bình quân 3.790 kg/chu kì 305 ngày, tỉ lệ mỡ trong sữa 3,8%. Bò đực thiến nuôi thịt giết mổ khi được 18 tháng tuổi nặng 490 - 500 kg, tỉ lệ thịt xẻ 59 - 60%.
B - BÒ
I/ Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1.1 Giống bò nội(Bò vàng Việt Nam):
1.2 Một số giống kiêm dụng đã nhập nội:
1.3 Bò nhập nội :Một số giống bò Zêbu
1.Bò Red Sidhi
Hình thái: là giống bò kiêm dụng thịt sữa-màu đặc trưng của chúng là màu đỏ cánh gián nhưng cũng có thể có một số cá thể có những mảng đen ở dọc lưng, hai bên cổ hoặc có thể có một vài đốm trắng nhỏ cũng có thể được chấp nhận. Bò có tai to, rũ xuống, u to, yếm rộng, âm hộ có nhiều nếp nhăn. Da có thể rung cục bộ để đuổi ruồi - muỗi.
Khối lượng trưởng thành: Bò cái 320-350kg-bò đực 370-420kg, năng suất sữa ở bò cái bình quân 1.500-1.600kg trong một chu kỳ vắt sữa 240-270 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 52%. Khối lượng bê sơ sinh 20-21kg, tỷ lệ thịt xẻ 50%.
B - BÒ
I/ Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1.1 Giống bò nội(Bò vàng Việt Nam):
1.2 Một số giống kiêm dụng đã nhập nội:
1.3 Bò nhập nội :Một số giống bò Zêbu
1.Bò Red Sidhi
2.Bò Sahiwal
Khối lượng trưởng thành: Bò cái 350kg, bò đực 450-500kg. Năng suất sữa bình quân ở bò cái 2.100-2.200kg trong một chu kỳ vắt sữa 270-280 ngày tỷ lệ mỡ sữa trên 52%-Khối lượng bê sơ sinh 21-22kg. Tỷ lệ thịt xẻ 50%.Bò Sahiwal được nhiều nước dùng để lai tạo với bò Hà Lan tạo đàn bò sữa như ấn Độ, úc, Pakistan, Niudilân...Việt Nam đã nhận một số bò giống Sahhiwal từ Pakistan năm 1987.
3.Bò Brahman
Bò Brahman có màu lông trắng xám hoặc trắng ghi. Bò có ngoại hình thể chất chắc chắn, khoẻ mạnh, hệ cơ phát triển, u vai phát triển, tai to và cụp xuống.
Khối lượng trưởng thành: Bò cái 380kg, bò đực 600-650kg, năng suất sữa thấp:600-700kg/chu kỳ. Khối lượng bê sơ sinh 23-24kg. Tỷ lệ xẻ 52,5%.
Ngoài Bradman màu trắng, người ta cũng đã chọn lọc được các dòng Bradman màu đỏ.
http://www.sonongnghiephatinh.gov.vn/images/redsind.j
4. Bò Simmental:
B - BÒ
I/ Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1.1 Giống bò nội(Bò vàng Việt Nam):
1.2 Một số giống kiêm dụng đã nhập nội:
1.3 Bò nhập nội :Một số giống bò Zêbu
1.Bò Red Sidhi
2.Bò Sahiwal
3.Bò Brahman
Màu lông vàng, mặt trắng.
Trọng lượng trưởng thành: Đực là 700-1000 Kg.
Trọng lượng trưởng thành: Cái là 500-600 Kg.
Tỉ lệ thịt xẻ 58-60%.
II. Một số giống bò thịt phổ biến và kỹ thuật lai tạo bò thịt ở Việt Nam
B - BÒ
I. Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1. Một số giống bò thịt phổ biến trên thế giới
1.1. Bò thịt ôn đới
a) Giống bò Hereford
Bò có màu lông đỏ tối, đốm trắng ở bụng, ở ức, chót đuôi và 4 chân. Bò có kết cấu ngoại hình tiêu biểu cho giống bò chuyên dụng hướng thịt. Đầu và cổ ngắn, rộng, vai, lưng, hông nở nang, chân thấp, da dày hơi thô, bộ xương vững chắc
Khi trưởng thành, bò đực có khối lượng 1000-1200kg, bò cái 750-800kg. Thức ăn đầy đủ, nuôi dưỡng chăm sóc tốt, bê đực 1 năm tuổi đạt 520kg, bê cái 364kg. Bê 6-12 tháng tăng trọng 1300-1500g/ngày.
b) Giống bò Charolais
Bò có sắc lông trắng ánh kem. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1000-1400kg. Bò cái có 700-900kg.
Bò đã được đăng ký giống quốc gia vào năm 1864. Bò có kết cấu ngoài hình phát triển cân đối. Thân rộng, mình dày, mông không dốc. Đùi phát triển. Nuôi tốt, 12 tháng bê đực đạt 450-540kg, bê cái đạt 380kg. Ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi, bê có thể tăng trọng 1450-1550g/ngày. Giết thịt bê đực lúc 14-16 tháng tuổi tỷ lệ thịt xẻ đạt 65-69%.
c) Giống bò Lymousine
1. Một số giống bò thịt phổ biến trên thế giới
1.1. Bò thịt ôn đới
a) Giống bò Hereford
b) Giống bò Charolais
Nguồn gốc từ Pháp, màu nâu nhẹ, có thể có màu mơ, đỏ sẫm hoặc đen, có sừng, thành thục sớm, chất lượng thịt rất tốt, có tầm vóc trung bình.
Trọng lượng lúc trưởng thành: 650-850 kg/1 con bò cái, 1000-1300 kg/ 1con bò đực.
Khả năng tăng trọng: 1,3-1,4 kg/ngày. Khả năng cho thịt : Tỷ lệ xẻ thịt: 68-71%.
d) Giống bò Shorthorn
Bò có sắc lông màu đỏ thẩm, có con màu trắng, xám và xám tro nhưng hiêm. Đầu và cổ ngắn, trán rộng, sừng ngắn, vai, lưng, hông, mông rộng, ngực sâu và rộng, bụng gọn, chân ngắn, da mỏng. Bò thành thục sớm, có khả năng di truyền cao. Được dùng để lai với bò hướng thịt và bò địa phương nhằm nâng cao khả năng cho thịt của các giống này
Khi trưởng thành, bò cái có khối lượng 600-700kg, bò đực 850-1100kg. Bê đực nuôi thịt lúc 15-18 tháng đạt 500kg, tỉ lệ thịt xẻ 66 - 67%. Sản lượng sữa đạt 270-320kg/chu kì 300 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa là 3,6-3,8%. Cá biệt có con cho 5897kg sữa/300ngày với tỷ lệ mỡ sữa 3,6 %.
c) Giống bò Lymousine
1. Một số giống bò thịt phổ biến trên thế giới
1.1. Bò thịt ôn đới
a) Giống bò Hereford
b) Giống bò Charolais
d) Giống bò Shorthorn
e) Bò Aberdeen Angus:
Nguồn gốc từ Anh, duoc tao ra o vùng Aberdeen Angus của Scotland. Giống này có tầm vóc trung bình, không sừng, màu sắc chủ yếu là màu đen nhưng cũng có một loại hình màu đỏ
Giống bò này có một số đặc điểm tốt như thành thục sớm, chất lượng thịt xẻ cao, dễ đẻ. Bò Angus đã tham gia lai tạo ra giống bò thịt nhiệt đới Brangus ở Mỹ. Khối lượng bò trưởng thành: đực: 900 - 1200 kg, cái: 650 - 800 kg, tỷ lệ thịt xẻ 67 - 68%
f) Bò B.B.B (Tiếng Pháp Blanc Blue Belge)
Giống này được tạo ra ở Bỉ, có tầm vóc lớn, các phần cơ thăn, mông và đùi rất phát triển. Bò BBB có 3 sắc lông chính được di truyền từ bò Shorthorn là trắng tuyền, xanh lốm đốm, trắng lốm đốm nhưng chủ yếu là màu trắng.
Khối lượng bò trưởng thành con đực: 1000 - 1250 kg, con cái 750 - 800 kg, tỷ lệ thịt xẻ 66 - 70%.
1.2. Bò thịt nhiệt đới
II. Một số giống bò thịt phổ biến và kỹ thuật lai tạo bò thịt ở Việt Nam
B - BÒ
I. Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1. Một số giống bò thịt phổ biến trên thế giới
1.1. Bò thịt ôn đới
1.2.1. Một số giống bò thịt nhóm Zebu
Bò Brahman:
Brahman là một giống bò thịt nhiệt đới có vai trò rất quan trong trong công nghiệp chăn nuôi bò thịt, đặc biệt là ở các nước và các vùng nhiệt đới. Giống này được tạo ra ở Mỹ vào đầu những năm 1900 bằng lai giữa các giống bò Zebu: Kankrej, Ongole, Gir, Krishna valley, Hariana và Bhagnari của tiểu lục địa Ấn Độ được nhập vào Mỹ. Bò có hai loại chính: Brahman màu trắng gio và Brahman đỏ
Bò Brahman có tầm vóc lớn hơn so với các giống bò Zebu khác, có nhiều đặc điểm tốt như tốc độ tăng trọng nhanh, chịu đựng rất tốt điều kiện nhiệt đới nóng, ẩm, kháng bệnh tốt, chuyển hoá thức ăn có hàm lượng xơ cao tốt. Với những đặc điểm tốt như vậy, bò Brahman có mặt ở hầu hết các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới và là giống chủ lực để lai tạo với các giống bò thịt cao sản ôn đới tạo ra nhiều giống bò thịt nhiệt đới năng suất cao như Santa Gertrudis, Braford, Droughtmaster, Brangus... Khối lượng bò Brahman trưởng thành con đực 680 kg, con cái 450 - 630 kg, tỷ lệ thịt xẻ 52 - 58%.
1.2.2. Một số giống bò thịt nhiệt đới cao sản được lai tạo giữa bò Zebu (Bos Indicus) và bò ôn đới (Bos Taurus)
1.2. Bò thịt nhiệt đới
1. Một số giống bò thịt phổ biến trên thế giới
1.1. Bò thịt ôn đới
1.2.1. Một số giống bò thịt nhóm Zebu
Bò Santa Gertrudis
Bò nặng cân, yếm to và dày có nhiều nếp gấp, ngực sâu và rộng, lưng phẳng, da mỏng. Lông đỏ thẫm, đôi khi có đốm trắng phía dưới bụng. Có khả năng thích ứng, chịu đựng nhiệt độ và độ ẩm cao, chống chịu được bệnh kí sinh trùng đường máu.
Bò đực trưởng thành nặng 800 - 1.000 kg, bò cái 550 - 600 kg. Nuôi thịt 18 tháng tuổi: bê đực 500 kg, bê cái 370 kg; tỉ lệ thịt xẻ 61 - 62%. Dùng bò đực giống BX - G cho lai với các giống bò khác, bê lai nuôi thịt 18 tháng tuổi nặng 330 - 390 kg, tỉ lệ thịt xẻ 58 - 60%. Ở Việt Nam, trong những năm 1978 - 82, dùng BX - G cho lai với bò lai Xin, bê lai nuôi 22 - 24 tháng tuổi đạt 270 - 280 kg, tỉ lệ thịt xẻ 50 - 51
Bò Droughtmaster
Được tạo ra ở Australia bằng lai giữa bò Shorthorn và bò Brahman (1/2 máu Brahman, 1/2 máu Shorthorn).
Màu lông đỏ, có thể có sừng hoặc không có sừng nhưng phần lớn không sừng. Giống này có đặc tính chịu nóng tốt, kháng ve tốt, mắn đẻ, tính thuần. Thịt có tỷ lệ nạc cao ở bê đực thiến từ 1 - 2 năm tuổi. Khối lượng bò trưởng thành con đực 800 - 1000 kg, con cái 550 - 680 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 58 - 62%.
Bò Chabray
Giống này được tạo ra bằng lai giữa bò Charolais và bò Brahman (1/4 Brahman, 3/4 Charolais) từ năm 1930, là một trong những giống lai có thể trọng lớn nhất. Sắc lông màu kem như Charolais. Bò thích nghi với khí hậu nhiệt đới, kháng ve tốt, tăng trưởng nhanh.
Bò Braford
Được lai giữa Hereford và bò Brahman tại Mỹ, Achentina, Australia
2. Các giống bò thịt hiện có và kỹ thuật lai tạo bò thịt ở Việt Nam
II. Một số giống bò thịt phổ biến và kỹ thuật lai tạo bò thịt ở Việt Nam
B - BÒ
I. Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1. Một số giống bò thịt phổ biến trên thế giới
2.1. Các giống bò thịt hiện có ở Việt Nam
2.1.1. Các giống bò thịt nhóm Zebu: hiện ở nước ta đang có các giống bò Red Sindhi, Sahiwal, Brahman (cả hai dòng Brahman trắng gio và Brahman đỏ) được dùng rộng rãi để lai cải tạo tầm vóc và nâng cao năng suất của giống bò vàng Việt Nam, đặc biệt là tầm vóc và khả năng cho thịt của bò Việt Nam
2.1.2. Các giống bò thịt nhiệt đới năng suất cao: Năm 2002, một số địa phương như nông trường Sông Hậu (Cần Thơ), tp. HCM, tỉnh BR-VT đã nhập một số bò giống Droughtmaster thuần chủng từ Australia về nuôi thử nghiệm. Qua theo dõi bước đầu cho thấy khả năng thích nghi của giống bò này tốt, sinh sản bình thường, có khả năng nhân thuần trong sản xuất và sử dụng để lai tạo với bò lai Zebu và bò vàng Việt Nam
2.1.3. Các giống bò thịt cao sản ôn đới: hiện ta đã nhập một số lượng nhỏ bò đực giống thịt cao sản ôn đới như Charolais, Limousin, Simmental, Hereford... hiện đang được nuôi dưỡng, quản lý, khai thác tại Trung tâm tinh đông lạnh Môn Đa Ca (Ba Vì, Hà Tây) để sản xuất tinh trong nước và đã sử dụng tinh các giống bò này để lai với bò cái nền lai Zebu ở một số vùng có điều kiện
2.2. Kỹ thuật lai tạo bò thịt ở Việt Nam
2.2.1. Kỹ thuật lai tạo bò thịt theo phương thức chăn nuôi bò truyền thống có cải tiến
Đối với phương thức này, công thức lai tạo bò thịt phổ biến là dùng các giống bò nhóm Zebu như Red Sindhi, Sahiwal, Brahman sẵn có ở nước ta để lai với bò nền Việt Nam. Tuy nhiên, trong 3 giống trên thì bò Brahman có tốc độ tăng trọng cao hơn, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn, khả năng chuyển hoá thức ăn tốt hơn. Vì vậy, giống bò Brahman nên được khuyến khích dùng nhiều hơn trong việc lai tạo bò thịt ở mức độ đầu tư thấp. Tùy theo thị hiếu của nhân dân từng vùng có thể dùng Brahman trắng hoặc đỏ. Đối với bò nền đã lai Zebu có thể cho lai tiếp với bò Zebu để tăng tỷ lệ máu Zebu lên 3/4, 7/8 hoặc cao hơn. Bò lai Zebu F1, F2 nếu được vỗ béo 60 - 90 ngày trước khi xuất có thể đạt khối lượng hơi lúc 24 tháng tuổi khoảng 230 - 250 kg, tăng trong giai đoạn vỗ béo 500 - 550 gram/ngày, tỷ lệ thịt xẻ BQ 47 - 49%.
2.2.2. Kỹ thuật lai bò thịt có năng suất và chất lượng thịt cao
Những nơi có nhiều nguồn thức ăn phong phú, có khả năng đầu tư thức ăn chất lượng cao để nuôi bò thịt thâm canh, và đặc biệt là có thể tiếp cận được với thị trường có nhu cầu thịt bò chất lượng cao, có thể dùng các giống bò thịt ôn đới cao sản như Charolais, Simmental, Limousin, Hereford hoặc BBB cho lai với bò cái nền lai Zebu hoặc lai với những bò cái sữa thấp sản để sản xuất bò thịt có tỷ lệ thịt xẻ và chất lượng thịt cao
Những nơi điều kiện thức ăn trung bình, khí hậu nóng ẩm hơn, có điều kiện đầu tư thức ăn tinh và phụ phẩm vỗ béo bò giai đoạn cuối, có thị trường tiêu thụ thịt bò chất lượng cao, có thể dùng một số giống bò thịt cao sản nhiệt đới đã có máu Brahman như Sânt Gertrudis, Droughtmaster, Brangus v.v... cho lai với bò cái lai Zebu hoặc có thể cho lai với bò cái Việt Nam có chọn lọc, có khối lượng hơi trên 200 kg.
III. Giống bò hướng sữa
II. Các giống bò chuyên dụng thịt.
B - BÒ
I. Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1) Bò lai hướng sữa Việt Nam
Là con lai cấp tiến của giống bò đực Holstein Friz (Cuba, Mỹ, Canada, Pháp, Hà Lan..) với bò Lai Sind (hoặc bò Vàng Việt Nam, Zebu Cuba).
a) Nguồn gốc:Lai tạo tại Việt Nam.
b) Phân bố: Có ở nhiều nơi,tập trung nhiều tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.
c) Ngoại hình: Bò chủ yếu có màu lang trắng đen, thỉnh thoảng có lang trắng đỏ và nâu. Thân bò cái có hình nêm. Vú to. Bò đực có thân hình chữ nhật. Sừng bé. Yếm bé. Bò cái cao 135 cm, nặng: 460 kg/con, bò đực cao 140 cm, nặng: 490 kg/con.
d) Tính năng sản xuất:
- Là giống bò nuôi lấy sữa.
- Tuổi phối lần đầu: 24 tháng tuổi.
- Năng suất sữa 305 ngày đạt 2900 kg với 3,6% mỡ sữa và 3,3% protein sữa.
III. Giống bò hướng sữa
II. Các giống bò chuyên dụng thịt.
B - BÒ
I. Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
1) Bò lai hướng sữa Việt Nam
2. Bò Hà Lan (Holstein Friesian)
3. Bò Jersey
4. Bò Lang trắng đen Trung quốc:
III. Giống bò hướng sữa
II. Các giống bò chuyên dụng thịt.
B - BÒ
I. Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
IV. Các món ăn từ sản phẩm của bò
1. Thịt bò
Lẩu bò.
Hoành thánh thịt bò và phô-mai 
III. Giống bò hướng sữa
II. Các giống bò chuyên dụng thịt.
B - BÒ
I. Giống bò kiêm dụng thịt-sữa:
IV. Các món ăn từ sản phẩm của bò
1. Thịt bò
Thịt bò xào thập cẩm
Phi lê bò nướng xốt nấm và bắp non 
III. Giống bò hướng sữa
II. Các giống bò chuyên dụng thịt.
B - BÒ
I. Gi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Hải Đăng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)