GIỐNG CÂY TRỒNG

Chia sẻ bởi Nguyễn Thụy Khánh Huyền | Ngày 23/10/2018 | 75

Chia sẻ tài liệu: GIỐNG CÂY TRỒNG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HOC PHẦN
CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
(2TC)
CHƯƠNG I
NHẬP MÔN VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG
CHƯƠNG I
NHẬP MÔN VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG
1- KHÁI NIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
Giống cây trồng (cultivar, varieti): là một quần thể cây trồng có chung những đặc điểm đặc trưng về hình thái, cấu trúc tế bào, đặc tính sinh lí, sinh hóa, đặc tính kinh tế….để phân biệt giống này với giống khác và có tính năng sử dụng nhất định (lấy hạt, lấy dầu, lấy củ…). Những đặc trưng, đặc tính của giống được bảo tồn, truyền lại cho đời sau thông qua quá trình sinh sản hữu tính hoặc nhân vô tính
2 – PHÂN LOẠI GIỐNG CÂY TRỒNG
Dựa vào cấu trúc di truyền:
Giống dòng
Giống quần thể
Giống dòng vô tính
Giống lai sử dụng ưu thế lai
Giống hỗn hợp
Dựa vào nguồn gốc lịch sử hình thành giống:
Giống địa phương
Giống tạo thành
Giống dòng: là giống được hình thành từ các dòng thuần ở cây tự thụ phấn
Giống quần thể: là giống được hình thành từ tập hợp các dòng ở cây tự thụ phần hay từ các dạng, các gia đình khác nhau ở cây giao phấn
Giống dòng vô tính: là giống được hình thành từ thế hệ sau của các dòng vô tính (clone), ở những cây trồng có khả năng sinh sản vô tính.
Giống hỗn hợp: là giống được hình thành trên nền cân bằng di truyền của nhiều dòng hay giống.
Giống lai sử dụng ưu thế lai: là giống được hình thành khi lai hai hay nhiều dòng thuần, có khả năng kết hợp cao những tính trạng kinh tế mong muốn. Đặc điểm đặc trưng của giống lai là có các tính trạng kinh tế vượt trội hơn hẳn bố mẹ chúng, hạt lai F1 chỉ sử dụng làm giống một lần trong sản xuất
Giống tạo thành: là giống được tạo thành nhờ qt lao động có mục đích, sáng tạo của con người → có mức độ đồng đều về sinh học, hình thái, đặc trưng kinh tế cao; nhưng khả năng chống chịu với dịch hại, điều kiện ngoại cảnh bất thuận thường yếu hơn giống địa phương
Giống địa phương: là một quần thể cây trồng phức tạp được hình thành dưới ảnh hưởng của qt thụ phấn tự do, đột biến tự nhiên và chọn lọc tự nhiên, được nhà nông gìn giữ, gieo trồng từ thế hệ này sang thế hệ khác, không có bất kì sự can thiệp nào của nhà chọn giống → năng suất ổn định, nhưng không cao.
3 – VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
“ Cố công không bằng tốt giống”
Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng
Phương tiện để thâm canh, tăng vụ (sd các giống cây ngắn ngày) → tăng sản lượng/ đơn vị diện tích
→ tăng việc làm, tăng thu nhập
→ góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sâu bệnh, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường
P (phenotipe) = G (genotipe) + E (enviroment)
→ G = 50%P
4 – VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHỌN TẠO GIỐNG
Tạo ra giống cây trồng mới:
Thích ứng, chống chịu cao với đk ngoại cảnh bất thuận, côn trùng, địch hại
Năng suất cao, phẩm chất tốt
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người (lương thực thực phẩm, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp, làm đẹp cuộc sống…)
“chọn giống cây trồng là qt đk sự tiến hóa của sinh giới bởi bàn tay con người” (Vavilop)
Hoàn thiện những đặc trưng đặc tính của giống hiện có
5 – VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA SẢN XUẤT GIỐNG
Chọn lọc, duy trì giống: do cơ quan nhân giống và sản xuất giống quốc gia đảm nhận:
Giữ gìn phẩm chất của giống và sản xuất giống (hạt giống, hom giống) ưu tú
Tổ chức nhân giống để có đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng hạt giống, hom giống tốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất ở mọi miền đất nước
BỘ NÔNG NGHIỆP
Chỉ đạo kế hoạch sản xuất giống
CƠ QUAN NGHIÊN CỨU GIỐNG, TRẠM TRẠI GIỐNG
Giữ giống, sản xuất giống ưu tú
CÔNG TY-XÍ NGHIỆP GIỐNG
Nhân hạt giống ưu tú cung cấp cho sản xuất
CƠ QUAN GIỐNG QUỐC GIA
Hoạch định chiến lược nhân giống, xác định diện tích nhân cho từng loại giống (phải tính tới hệ số nhân của giống, tới tỉ lệ giữa lượng giống thu hoạch với lượng giống cần gieo)
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)