Gioithieu working model

Chia sẻ bởi Nguyễn Nhạc | Ngày 25/04/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: gioithieu working model thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:



2.1 Xác định mục tiêu bài học
* ý nghĩa của việc xác định mục tiêu bài học:
Mục tiêu là cái đích cần phải đạt tới sau mỗi bài học, do chính giáo viên đề ra để định hướng hoạt động dạy học. Mục tiêu giống mục đích ở chỗ đều là cái đề ra nhằm đạt tới nhưng chúng khác nhau cơ bản ở chỗ:
- Mục đích là mục tiêu khái quát dài hạn. Ví dụ: mục đích của chương trình trung học phổ thông
- Mục tiêu là mục đích ngắn hạn, cụ thể. Ví dụ: mục tiêu của mọt bài học
Như vậy mục đích quy định mục tiêu. Mục đích chung của chương trình quy định mục tiêu cụ thể của các chương, bài cụ thể ở lớp.
Bất kì một hoạt động nào cũng cần phải đề ra mục tiêu. Nhờ vậy, hoạt động mới có định hướng đúng, tổ chức phù hợp và kết quả mới được đánh giá rõ ràng. Hoạt động dạy học cũng phải đạt đến những mục tiêu nhất định trong từng bài, từng chương, trong suốt quá trình. Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứ để tổ chức hoạt động dạy học khoa học và đánh giá khách quan, lượng hóa kết quả dạy học.
* Các nguyên tắc của việc xác định mục tiêu:
a) Mục tiêu phải phản ánh đúng mục đích giáo dục của nhà trường Việt Nam nói chung, mục đích của chương trình ở cấp học, lớp học nói riêng.
b) Mục tiêu phải phù hợp với lý luận dạy học hiện đại, cụ thể hóa vào bài dạy nguyên ly, quan điểm, nguyên tắc, tư tưởng về phương pháp dạy học và giáo dục nói chung.
c) Mục tiêu phải xác định rõ, có thể đo được mức độ hoàn thành của học sinh, tránh viết chung chung, thiếu cụ thể.
d) Mục tiêu là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể, chứ không phải đơn thuần là một chủ đề.
e) Mục tiêu không phải chỉ ra tiến trình bài học, mà phải chỉ rõ sản phảm của bài học.
g) Mỗi mục tiêu cụ thể nên diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độ học sinh phải đạt bằng hành động. Phù hợp với viết mục tiêu chung là các động từ như “ nắm đựơc“ hiểu đượcĐể viết mục tiêu cụ thể, nên dùng các động từ nhphân tích, so sánh, liên hệ, tổng hợp...
Theo B.Bloom, nhóm mục tiêu nhận thức có sáu mức độ từ thấp đến cao:
- Biết: nhận biết, ghi nhớ, tái hiện, định nghĩa khái niệm
- Hiểu: thông báo, thuyết minh, tóm tắt, thông tin, giải thích, suy rộng.
- áp dụng: vận dụng kiến thức vào tình huống mới
- Phân tích: nhận biết các bộ phận của một tổng thể, so sánh, phân tích, đối chiếu, phân loại.
- Tổng hợp: tập trung các bộ phận thành một tổng thể thống nhất, lập kế hoạch, dự đoán.
- Đánh giá: khả năng đưa ra ý kiến về một vấn đề.
* Cách xác định mục tiêu:
Đọc kỹ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nhạc
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)