Giới thiệu về thiết bị phân riêng vật liệu rời

Chia sẻ bởi Trần Trọng Trí | Ngày 11/05/2019 | 94

Chia sẻ tài liệu: Giới thiệu về thiết bị phân riêng vật liệu rời thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH
CỦA NHÓM 9
Đề tài:
Gới thiệu về thiết bị
phân riêng vật liệu rời
GVHD: Nguyễn Đức Vinh
I.GIỚI THIỆU
Kích thước và diện tích bề mặt của hạt ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng, vận tốc hòa tan của chất rắn vào chất lỏng, hiệu suất và cường độ của nhiều quá trình hóa học…
Vì vậy, trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm người ta thường tiến hành quá trình gia công hạt vật liệu để đạt được nguyên liệu có kích thước hạt mong muốn.
II.SƠ LƯỢC VỀ ĐẬP NGHIỀN
Đập nghiền là quá trình tác dụng cơ học làm cho kích thước của vật rắn nhỏ lại, để tăng diện tích bề mặt riêng của nó.
Độ nghiền: i = D/d
D-đường kính của vật liệu trước khi nghiền
d-đường kính của hạt sau khi nghiền
Tùy theo kích thước của vật trước và sau khi nghiền mà người ta phân loại ra máy nghiền thô, trung bình, nhỏ, mịn và nghiền keo.
Các loại máy đều nghiền vật liệu bằng một hoặc vài dạng tác dụng cơ học: 1.va đập, 2.nén ép, 3.mài mòn, 4.cắt, 5.chà xát
Trên thực tế, ngưới ta thường dùng cách tổng hợp các phương pháp nghiền trên, như vừa chèn ép vừa đập hoặc vừa chà xát vừa đập...tùy theo tính chất của vật liệu.
II.SƠ LƯỢC VỀ ĐẬP NGHIỀN
Phân loại vật liệu là quá trình tách riêng sản phẩm vật liệu sau nghiền thành các nhóm hạt có kích thước gần giống nhau nhằm thuận lợi cho các quá trình hoá học hoặc cơ học sau đó.
Để phân riêng các hạt rắn sau khi nghiền ra thành các hạt có kích thước gần giống nhau, người ta ứng dụng các phương pháp khác nhau


III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.1.Khái niệm, cơ sở phân loại vật liệu
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.1.Khái niệm, cơ sở phân loại vật liệu
III.2.1.Khái niệm về sàng
Phương pháp sàng thường được ứng dụng rộng rãi nhất, có thể phân loại được các hạt có đường kính từ 250 ÷ 1mm.
Sàng thường dùng các tấm lưới kim loại có lỗ tròn hoặc vuông. Mặt sàng được ký hiệu theo số chỉ chiều dài cạnh lỗ, biểu diễn bằng mm.
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.2.Phương pháp sàng
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.2.Phương pháp sàng
III.2.1.Khái niệm về sàng
Chất lượng của quá
trình sàng được biểu diễn
bởi hiệu suất sàng. Vật
liệu đến sàng là các hạt
có kích thước khác nhau,
gồm các hạt có kích thước có thể lọt qua
sàng và các hạt không thể lọt qua sàng.
III.2.2.Hiệu suất sàng
Tỉ lệ lượng hạt qua sàng với lượng hạt có thể lọt qua sàng ta gọi là hiệu suất sàng, tính bằng phần trăm:
M1-Lượng sản phẩm dưới sàng,kg
M-Lượng vật liệu ban đầu,kg
a-Lượng hạt có thể lọt qua sàng,%
Tùy thuộc vào và cấu tạo sàng, hiệu suất thường thay đổi trong khoảng 60-70%, tối đa là 90%
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.2.Phương pháp sàng
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.2.Phương pháp sàng
III.2.3.Cấu tạo sàng
Người ta có thể phân loại sàng theo các cách sau đây:
Theo cách làm việc, chia ra sàng đứng yên hoặc sàng chuyển động
Theo hình dạng của lưới, chia ra loại hình phẳng và loại hình thùng
Theo loại lưới, chia ra loại rãnh và loại lỗ
Sàng đứng yên:
Thực tế ít dùng vì năng suất thấp, cấu tạo gồm tấm thép cố các rãnh đặt nghiêng một góc 20-25%. Vật liệu được đổ vào lưới trên sàng, các hạt nhỏ đi qua lỗ sàng xuống dưới, hạt to trượt theo lỗ sàng đi ra một phía.
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.2.Phương pháp sàng
Sàng chuyển động: Có loại đĩa, loại trục lăn, loại thùng, loại xích...
Sàng đĩa: dùng để sàng các hạt vật liệu tương đối lớn. Gồm dãy đĩa lắp trên trục nằm ngang, giữa các đĩa tạo thành khe hở để các vật liệu đi qua khi đĩa quay. Kích thước các hạt vật liệu qua sàng ứng với khoảng cách giữa các đĩa.
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.2.Phương pháp sàng
Sàng xích: dùng để phân chia một lượng lớn các vật liệu có kích thước lớn, chủ yếu dùng trong khai thác quặng. Cấu tạo gồm nhiều xích chuyển động theo trục lăn. Vật liệu đi vào khe hở giữa các mắt xích. Vật liệu lớn không đi qua khe hở được đưa về đầu sàng.
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.2.Phương pháp sàng
Sàng hình thùng: thường là kiểu hình trụ đặt nghiêng một góc 2÷9o, trong đó vật liệu chuyển động theo độ dốc của thùng, có kiểu hình nón, có kiểu hình lăng trụ 6 hay 8 cạnh.
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.2.Phương pháp sàng
Sàng này có thể lắp lưới có lỗ khác nhau và lắp theo 2 cách:
Cách thứ nhất: lắp nối tiếp theo chiều dài của thùng,đầu thùng đặt lưới có lỗ bé nhất, cuối thùng lắp lưới có lỗ lớn nhất.
Cách thứ hai: lắp đồng tâm, vật liệu đi vào thùng trong cùng có lỗ lớn nhất, sau đó đi tiếp vào sàng đồng tâm phía ngoài có đường kính lớn hơn và lỗ nhỏ hơn, cứ tiếp tục như thế ra đến ngoài
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.2.Phương pháp sàng
Sàng lắc: là loại rất phổ biến, cấu tạo gồm một hộp chữ nhật trong đó có lắp lưới lỗ. Sàng chuyển động nhờ bánh xe lệch hay cơ cấu cam. Sàng đặt nghiêng một góc 7÷14o.
Ưu điểm: năng suất cao so với sàng hình thùng, chắc chắn, sử dụng và lắp ghép dễ dàng, vật liệu ít bị đập nhỏ.
Nhược điểm: cấu tạo không cân băng nên làm rung chuyền nền nhà, vì thế loại sàng này không được đặt ở các tầng trên.

III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.2.Phương pháp sàng
Khi làm việc, bề mặt sàng chuyển động làm các hạt vật liệu lọt qua các mặt sàng có lỗ nhỏ dần rồi đi xuống dưới. Sau khi sàng sẽ phân loại được các lớp sản
phẩm có kích
thước khác nhau
trên các mặt sàng.
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.2.Phương pháp sàng
Sàng rung: dần dần được thay thế cho sáng hình thùng. sàng có thể lắp phẳng hay nghiêng đi một góc . sàng rung nhờ cơ cấu đặc biệt. Số lần rung của sàng là khoảng 900 ÷ 1500 trong 1 phút ( đôi khi đên 3600),biên dộ giao động khoảng 0,5 ÷ 13mm.Một số loại sàng rung:
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.2.Phương pháp sàng
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.3.Thiết bị phân riêng điện từ
Thiết bị phân riêng điện từ để tách các vật liệu bằng thép, gang lẫn vào trong vật liệu nghiền.
Thiết bị là một cái thùng bằng đồng thau, trong đặt lệch tâm một nam châm điện cố định, dùng dòng điện một chiều đi qua cổ trục.
Sản phẩm đi vào có chứa sắt vụn, ở trong vùng từ trường mạnh sẽ bị giữ lại trên bề mặt thùng. Khi phần bề mặt thùng ra hỏi tác dụng của từ trường, vật liệu sắt không bị hút nữa nên rơi xuống dưới và được lấy ra ngoài.
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.3.Thiết bị phân riêng điện từ
III.3.1.Khái niệm
Máy rây dùng để phân loại các sản phẩm nghiền từ hạt, các loại bột mịn.
Bộ phận chủ yếu của máy là thân rây, gồm những khung gỗ (inox) xếp cái nọ lên cái kia. Trên các khung được căng những lưới nằm ngang.
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.4.Rây
Lưới được làm bằng:
Tơ đan: ưu điểm là lỗ rây nhỏ, không sinh nhiệt khi ma sát. Nhưng nhược điểm là dễ hút ẩm làm bịt kín lỗ.
Kim loại: không hút ẩm nhưng sinh nhiệt khi ma sát
Kapơzông: không sinh nhiệt và không hút ẩm nhưng đàn hồi
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.4.Rây
III.3.2.Máy rây kiểu tủ
Máy gồm tủ, cơ cấu cân bằng, động cơ điện, các bộ phận nạp phân phối và bộ phận tháo liệu. Phần chính của tủ là một ống thép trên đó được hàn bốn tấm thếp vuông góc với nhau, chia tủ ea làm bốn ngăn riêng biệt, đồng thời chúng tạo nên bộ khung chịu tải của máy rây.
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.4.Rây
Trong các máy rây, lượng hạt lọt rây (hoặc năng suất) lớn nhất đạt được khi biên độ dao động A = 25mm và số vòng quay của máy n=230 – 250 vg/ph. Trong thực tế, người ta chọn A = 45mm, và n = 210 vg/ph, vì tong máy rây ngoài bột ra còn có những sản phẩm lớn hơn nằm lại trên mặt rây nhưng với vận tốc tương đối lớn thì chúng cũng có thể lọt rây.
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.4.Rây
III.3.3.Máy rây hai tầng
Công dụng: phân loại vật liệu theo kích thước hạt về nguyên lý rây (sàng) vật liệu qua lưới
Lưới sàng và thùng được làm bằng inox.Có thể chỉnh đối trọng để phân loại các vật liệu khác nhau.
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.4.Rây
III.3.4.Máy rây ly tâm
Được sử dụng kết cấu dạng nằm, linh kiện chủ yếu sử dụng là inox AIS304 để chế tạo, chuyển động bình ổn, thao tác liên tục, đơn giản vả sử dụng tấm rây inox đặc chế, kết cấu hình búa, hiệu quả khép kín tốt, chất lượng rây tốt, là thiết bị rây lý tưởng cho các ngành lắng bột.
III.QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ PHÂN RIÊNG VẬT LIỆU RỜI

III.4.Rây
HẾT
CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trọng Trí
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)