Giới thiệu tác giả trong chương trình Ngữ văn THCS

Chia sẻ bởi Hồ Thị Kim Hoa | Ngày 21/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Giới thiệu tác giả trong chương trình Ngữ văn THCS thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

các tác giả văn học
trong chương trình thcs
Giáo viên : Phạm Quang Vũ
Tố Hữu
(1920- 2002)
Nhà văn
Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành .
Sinh ngày 4-10- 1920, quê ở làng Phù Lai, nay là Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, mất năm 2002 tại Hà Nội.
Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng lấy thơ làm vũ khí, làm phương tiện và đã có thành tựu thơ xuất sắc. Ông từng được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại với giọng điệu hào hùng, thiết tha khi ngợi ca đất nước và con người Việt Nam anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, thể hiện một phong cách trữ tình chính trị độc đáo, hấp dẫn. Về sau thơ ông nghiêng về hướng suy ngẫm cảm khái về thời thế, nhân tình .
Nhà thơ là đại biểu ưu tú của thơ Việt Nam thế kỷ XX.
Trong nhiều năm ông từng giữ cương vị cao trong cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam (Uỷ viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Chính phủ...).
Nhà thơ đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (1996), Giải thưởng văn học ASEAN (1996).
Tác phẩm chính của Tố Hữu :
Từ ấy (Thơ - 1946), Việt Bắc (Thơ - Giải nhất về thơ của Hội văn nghệ Việt Nam - 1954), Gió lộng (Thơ - 1961), Ra trận (Thơ - 1972), Máu và hoa (Thơ - 1977), Một tiếng đờn (Thơ - 1992), Ta với ta (Thơ - 2000), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đấng với nhân dân ta, thời đại ta (Tiểu luận - 1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (Tiểu luận - 1981).
minh huệ
Nhà thơ
Tên khai sinh : Nguyễn Đức Thái, tên gọi khác : Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái .
Sinh ngày 3-10-1927 tại Bến Thuỷ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, hiện đang viết văn tại quê.
Nhà thơ từng là Chủ tịch Hội Văn nghệ Nghệ - Tĩnh . Ông làm thơ từ hồi kháng chiến chống Pháp. Đề tài chính yếu trong sáng tác của ông là Bác Hồ và cách mạng. Bài Đêm nay Bác không ngủ (1951) là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.
Nhà thơ đã nhận được giải nhất (Thơ - Giòng máu Việt Hoa) do Chi Hội Văng nhgệ kháng chiến khu IV và sở thông tin tuyên truyền khu IV trao tặng năm 1954.
Tác phẩm chính :
Tiếng hát quê hương (Thơ - 1959), Đất chiến hào (Thơ- 1970), Đêm nay Bác không ngủ (Thơ - 1985), Ngọn cờ Bến Thuỷ (Truyện kí - 1974, 1979), Người mẹ và mùa xuân (Truyện kí - 1981), Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (Tiểu luận - 1992), Ngôi sao bầu bạn (Truyện - 1999).
i. ê ren bua
(1891- 1967)
Nhà văn Ucraina
Sinh ngày 14- 1 - 1891 tại Kiep (Ucraina) trong một gia đình Do Thái, mất tại Matxcơva ngày 31- 8 - 1967.
I. Ê ren bua còn là nhà hoạt động xã hội tích cực. Ông từng làm phóng viên mặt trận, từng sáng tác thơ, nhưng tiểu thuyết và chân dung văn học là hai thể loại khiến ông lừng danh. Xuyên suốt tác phẩm của ông là sự phê phán chủ nghĩa tư bản với hoạ phát xít tàn bạo, là sự miêu tả và ngợi ca lòng yêu nước thiết tha trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Xô viết.
Một số tác phẩm nổi tiếng của I. Ê ren bua là các tiểu thuyết : Mười ba cái tẩu thuốc (1923), Ngày hôm sau(1933- 1934), Pa ri sụp đổ (1941), Bão táp (1946-1947), Làn sóng thứ chín (1943),Tuyết tan (1944), Một thị trấn yên tĩnh ...
Và tập hồi ký - Chân dung văn học Con người, năm tháng, cuộc đời (1961- 1965), Phóng sự Tây Ban Nha ...
Nguyễn tuân
(1910- 1987)
Nhà văn
Các bút danh khác : Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc, Tuân.
Sinh ngày 10-7-1910. Quê ở xã Nhân Mục, nay là xã Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, mất ngày 28- 7 - 1987 tại Hà Nội.
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài danh. Ông đứng trong văn học Việt Nam đương thời như một cây văn xuôi hàng đầu, nhất là ở thể truyện ngắn và bút ký, tuỳ bút, như là một con người có phong độ và cốt cách quyết thể hiện tấm lòng thiết tha với cội nguồn dân tộc bằng việc trau dồi tiếng Việt khi viết về những nhân cách cao thượng, những nét tinh hoa trong bản sắc văn hoá Việt Nam.
ông từng là Tôngtr thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (1948- 1958), Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá I và khoá II. Nhà văn đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I (1996).
Tác phẩm chính gồm các tập :
Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự - 1939), Vang bóng một thời (Truyện ngắn - 1940), Chiếc lư đồng mắt cua (Tuỳ bút - 1941), Tóc chị Hoài (Tuỳ bút - 1943), Chùa Đàn (Truyện - 1946), Tình chiến dịch (Bút ký - 1950), Tuỳ bút kháng chiến và hoà bình (1956), Sông Đà (Tuỳ bút - 1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (Tuỳ bút - 1972), Tuyển tập Nguyễn Tuân (Tập 1- 1981, tập 2- 1982, tập 3- 1983), Nguyễn Tuân toàn tập (5 tập - 2000), trong đó, bên cạnh truyện và kí, ông cũng có một số bài phê bình khảo luận và chân dung văn học đặc sắc.
duy khán
(1934- 1993)
Nhà thơ
Tên khai sinh : Nguyễn Duy Khán.
Sinh ngày 6- 8 - 1934, quê ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, mất ngày 29- 1 - 1993.
Trưởng thành cùng đời sống chiến đấu của quân đội, từ một chiến sĩ, một giáo viên, một phóng viên... rồi một đại tá, sáng tác của Duy Khán đã nói lên được tâm sự của người lính thật chân thành, cảm động.
Ông đã được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng Giải thưởng Văn học (1987) với tác phẩm: Tuổi thơ im lặng.
Tác phẩm đã xuất bản : Trận mới (Thơ- 1972), Tâm sự người đi (Thơ- 1987), Tuổi thơ im lặng (Truyện - 1986).
thép mới
(1925- 1991)
Nhà văn
Tên khai sinh : Hà Văn Lộc, bút danh khác : ánh Hồng. Sinh ngày 15- 2 - 1925 tại thành phố Nam Định, mất ngày 28-8-1991.
Nét văn chương tươi tắn và đậm đà trong trang viết của một nhà báo kì cựu đã đưa Thép Mới đến với làng văn . Văn của ông có sự kết hợp tự nhiên giữa chất chính luận sắc sảo với cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp và sức sống mạnh liệt của thiên nhiên và con người Việt Nam .
Nhà văn từng là Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá II, III.
Các tác phẩm chính :
- Các thuyết minh phim : Cây tre Việt Nam (1958), Đường về Tổ quốc (1980), Nguyễn ái Quốc đến với Lênin (1980).
- Các tập bút kí : Hiên ngang Cuba (1962), Điện Biên Phủ - một danh từ Việt Nam (1965), Trường Sơn hùng tráng (1967), Hữu nghị, Lý Tự Trọng.
Võ quảng
Nhà văn
Sinh ngày 1-3-1930, quê ở xã Đại Hoà, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, hiện sống tại Hà Nội .
Võ Quảng tham gia cách mạng từ tuổi thiếu niên và đã trải qua nhiều cương vị công tác (phụ trách nhà xuất bản Kim Đồng, Xưởng phim hoạt hình...)
Văn của ông trong sáng, nhẹ nhàng giàu chất thơ. Thơ của ông viết về những chuyện nhỏ bình thường với giọng điệu hóm hỉnh, ngộ nghĩnh.
Tác phẩm chính :
- Truyện: Cái Thăng (1961), Chỗ cây đa làng (1964), Cái Mai (1967), Những chiếc áo ấm (1970), Quê nội (1973), Bài học tốt (1975), Tảng sáng (1978), Vượn hú (1993), Kinh tuyến và vĩ tuyến (1994), Ngày tết của trâu xe(1998)...
- Thơ : Gà mái hoa (1957), Thấy cái hoa nở (1962), Anh đom đóm (1970), Quả đỏ (1980), ánh nắng sớm (1993)...
- Kịch bản phim: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (1970), Con 2 (1971), Những chiếc áo ấm (1972).
Tô hoài
Nhà văn
Tên khai sinh : Nguyễn Sen .
Sinh ngày 27-9-1920 tại Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm (nay là quận Cầu Giấy), Hà Nội, hiện sống và viết văn ở Hà Nội.
Tô Hoài sớm nổi tiếng với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký từ năm 1942 và đến nay vẫn dẻo dai đều đặn viết, vẫn được mọi người chờ đón, tìm đọc. Tác phẩm của ông tinh tế trong cách quan sát, mô tả cảnh vật thiên nhiên, loài vật, đậm đà chất phong tục, thế sự với giọng văn thâm trầm, hóm hỉnh, thường thấm thía cái âm vị buồn nhớ da diết và giàu tính hướng thiện . Nhà văn là một tác giả văn xuôi ưu tú của Việt Nam ở thế kỷ XX.
Ông từng là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội. Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I (1996).
Đến nay Tô Hoài đã viết chừng 160 cuốn sách, nổi bật lên từ đó là cuốn truyện và kí:
Dế Mèn phiêu lưu kí (1942), Quê người (1943), Cứu đất cứu mường (1954), Truyện Tây Bắc (Giải thưởng về tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam- 1954), Miền Tây (Giải thưởng của Hội nhà văn á Phi - 1960), Tự truyện (1965), Quê nhà (1970), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1973), Cát bụi chân ai (1991), Tuyển tập Tô Hoài (4 tập - 1987- 1993), Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài (3 tập - 1994), Tuyến tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi (2 tập - 1994), Chiều chiều (1998).
Nhiều tác phẩm của ông đã được tái bản nhiều lần tới độc giả cả nước.
Hồ xuân hương ( ? - ?)
Nhà thơ
Hiện chưa rõ Hồ Xuân Hương sinh, mất năm nào, chỉ biết : Bà từng là bạn thơ của Phạm Đình Hổ ()1768-1839, và quen biết Nguyễn Du (1765-1820).
Vốn người họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu và từng du ngoạn đến nhiều nơi . Thơ Hồ Xuân Hương vừa cứng cỏi, thẳng thắn lại vừa ý nhị, dí dỏm . Tiếng Việt trong thơ của bà là sự kết tinh, nâng cao thứ tiếng Việt bình dân lên mức tinh diệu, đa nghĩa, vượt qua được sự làm dáng cầu kỳ. Bà lf cả một phong cách sống, phong cách thơ độc đáo vào bậc nhất nước ta bởi tinh thần phản phong mạnh mẽ . Bà được suy tôn là: " Bà chúa thơ Nôm" (Xuân Diệu).
Hồ Xuân Hương viết nhiều, tự nhiên mà thanh thoát sinh động, nhưng đến nay mới sưu tầm được chừng dăm chục bài, mà dường như bài nào đọc lên cũng gây ra bàn tán , và càng bàn tán thì càng thấy hay.
Ngoài thơ Nôm, tương truyền Bà còn là tác giả của tập thơ Lưu hương kí bằng chữ Hán.
Nguyễn Khuyến
(1835-1909)
Nhà thơ
Biệt hiệu là Quế Sơn
Sinh ngày 15-12- 1835 tại Hoàng Xá, ý Yên, tỉnh Nam Định, nhưng sống nhiều ở quê cha, làng Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam, mất ngày 5-2-1909.
Ông học giỏi, ba lần đỗ đầu, nên dân gian quen gọi là Tam Nguyên Yên Đổ . Là người có danh vọng, vì chán cảnh thời thế mà bỏ quan về ở ẩn, làm thơ, nên thi phẩm của ông càng chứa chan nỗi niềm yêu nước thương dân và nỗi buồn thế sự .
Làng quê Việt Nam (vùng Bắc Bộ) trong thơ ông đẹp vẻ đẹp bình lặng và như có gì đầy phấp phỏng âu lo trong cảnh lụt lội, mất mùa và thuế khoá nặng nề. Ông cũng viết nhiều bài thơ trào phúng châm biếm sâu cay bọn xu thời , tham nhũng, vô liêm sỉ.
Nguyễn Khuyến để lại chừng vai trăm bài thơ chữ Hán và một trăm bài thơ Nôm trong tập Quế Sơn thi tập. Nhiều bài thơ trong số này được chọn in lại trong các tuyển tập Thơ văn Nguyễn Khuyến gần đây.
bµ huyÖn thanh quan
( ? - ?)
Nhµ th¬
Tªn thËt lµ: NguyÔn ThÞ Hinh.
HiÖn ch­a râ bµ sinh, mÊt n¨m nµo. ChØ biÕt bµ quª ë ph­êng Nghi Tµm, huyÖn VÜnh ThuËn, nay lµ quËn T©y Hå , Hµ Néi.
Thña nhá bµ ham häc, lín lªn ®· næi tiÕng hay ch÷ giái th¬, tõng vµo cung d¹y cho c¸c cung phi vµ c«ng chóa thêi Minh MÖnh . Tõ khi lµm vî Tri huyÖn Thanh Quan lµ «ng L­u Nguyªn ¤n (1804-1877), ng­êi ®êi quen gäi lµ Bµ huyÖn Thanh Quan.
Th¬ Bµ huyÖn Thanh Quan hiÖn chØ cßn l¹i m­¬i bµi, vµ ®Òu lµ nh÷ng bµi hay v× nghÖ thuËt th¬ ®iªu luyÖn, v× ®iÖu nhí nhung hoµi cæ trong ®ã phï hîp víi t©m tr¹ng cña nhiÒu ng­êi sèng li h­¬ng, nã gîi cho hä mét t×nh yªu quª nhµ thiÕt tha, s©u l¾ng .
Mét sè bµi th¬ næi tiÕng cña bµ lµ : Th¨ng Long hoµi cæ , Qua §Ìo Ngang, ChiÒu h«m nhí nhµ , Chïa TrÊn B¾c , Tøc c¶nh chiÒu thu , Ch¬i ®µi kh¸n xu©n TrÊn Vâ ...
Lý bạch
(701- 762)
Nhà thơ cổ điển Trung Quốc kiệt xuất
Tên tự là Thái Bạch , tên hiệu là Thanh liên cư sĩ.
Ông sinh trưởng trong một gia đình buôn bán ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tuổi thanh niên ông ham đọc sách, thích giao du với các đạo sĩ và đủ các hạng người. Ông ôm ấp lý tưởng phò vua giúp đời của đấng quân tử nhưng không toại nguyện .
Thơ Lý Bạch thường ngợi ca vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên, vẻ đẹp tráng sĩ của con người coi thường phú quý, danh lợi tầm thường, chỉ mong làm điều thiện, bất chấp gian nguy, đồng thời thơ ông cũng bày tỏ sự chán ghét cảnh đời ô trọc, coi khinh kẻ luồn cúi nơi cung đình.
Lịch sử thi ca Phương Đông xếp Lý Bạch là một trong những tác gia lãng mạn vĩ đại nhất. Trong số gần 1000 bài thơ ông để lại, có hàng trăm bài đã dịch sang tiếng Việt . Một số bài nổi tiếng là : Hành lộ nan, Tương tiến tửu, Thu Phố ca, Quan sơn nguyệt , xuân tứ, Giang hạ hành, Trường can hành, Tí dạ ngô ca, Chiêu thành nam, Tảo phát Bạch Đế thành...
Đỗ phủ
(712- 770)
Nhà thơ cổ điển Trung Quốc
Đỗ Phủ tự là Tử Mĩ .
Ông xuất thân trong một gia đình quan lại ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam , Trung Quốc. Năm lên 7 ông đã biết làm thơ. Thời tráng niên ông từng du ngoạn nhiều nơi. Tuy có nhận chức quan nhỏ, nhưng suốt đời ông sống cảnh nghèo túng, bệnh tật.
Đỗ Phủ là một nhà thơ kiệt xuất có lòng yêu nước thương dân sâu sắc . Thơ ông có giá trị hiện thực lớn , từng được ví là bức tranh chân thực về trăm nỗi đau khổ của dân chúng trong cảnh đói rét, li loạn. Tiếng thơ ấy cũng thường bày tỏ nỗi oán giận, phê phán bọn quan lại mọt dân.
Trong số chừng 1500 bài thơ còn lại của ông có rất nhiều bài tuyệt bút như : Binh xa hành , Thương đầu sông, Trông xuân, Đêm trăng, Lên Bắc, Làng Khương, Tam lại, Tam biệt, Từ Kinh qua Phụng Tiên...
Phạm Duy tốn
(1883- 1924)
Nhà văn, Nhà báo
Bút danh khác: Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An.
Sinh năm 1883 ở Hà Nội, vốn quê ở làng Phượng Vũ , tỉnh Hà Tây, mất ngày 25-2-1924.
Ông là một trong những nhà báo, nhà văn tiên phong với lối viết hiện thực chủ nghĩa hồi đầu thế kỷ XX ở nước ta.
Tác phẩm của Phạm Duy Tốn là bức tranh về xã hội Việt Nam đen tối đương thời : dân lành thì khốn khổ, quan lại thì vô trách nhiệm ...
Tác phẩm của Phạm Duy Tốn lúc đầu thường đăng ở các báo chí như: Đông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Nam Phong tạp chí, Trung Bắc tân văn, Đăng cổ tùng báo...
Nổi bật từ đó là những truyện ngắn như : Bực mình (1914), Sống chết mặc bay (1918), Con người Sở Khanh (1919), Nước đời lắm nỗi...
Ông cũng là tác giả sách : Tiếu lâm quảng ký (3tập - 1921...)
Nguyễn ái quốc - Hồ chí minh
( 1890-1969)
Nhà văn, Nhà thơ lớn,
Danh nhân văn hoá thế giới, Anh hùng dân tộc.
Tên gọi quen thuộc: Bác Hồ , bút danh khác : Line. Trần Lực, C.B.Đ.X.L.T, Trần Lan, T.L, T. Lan, Chiến sĩ ...
Nguyễn ái Quốc sinh ngày 19-5-1890 tại Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Là nhà yêu nước vĩ đại, nhà cách mạng lỗi lạc, Người được dân tộc và bạn bè thế giới suy tôn là Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thé giới. Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng cộng sản Đông Dương, Chủ tịch Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Sáng tác và hoạt động văn học của Người thật phong phú đã tạo ra một phong cách trong sáng, có sức hấp dẫn đặc biệt.
Các tác phẩm văn học nổi tiếng của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh là : Bản án chế độ thực dân Pháp (kí sự - tiếng Pháp - xuất bản lần đầu năm 1925), Đường kách mệnh (viết năm 1925, xuất bản 1927), Nhật ký trong tù (Thơ chữ Hán, viết năm 1942-1943, dịch và xuất bản lần đầu năm 1960), và rất nhiều áng văn xuôi nghị luận (như Tuyên ngôn độc lập - 1945), rất nhiều thơ chữ Hán và quốc ngữ, rất nhiều truyện và kí khác...
Nam 1995 các tác phẩm của Người được sưu tập lại trong bộ Tuyển tập văn học gồm 3 tập.
nguyên hồng
( 1918 - 1982)
Nhà văn
Tên khai sinh: Nguyễn Nguyên Hồng.
Sinh ngày 5-11-1918 tại phố Hàng Cau, Nam Định, mất ngày 2-5-1982 tại Yên Thế, Bắc Giang.
Nguyên Hồng dạy học tư, sáng tác và hoạt động cách mạng từ năm 1937. Ông từng là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá I, II, trong ban phụ trách tuần báo Văn, phụ trách Trường bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ, Chủ tịch Hội văn nghệ Hải Phòng...
Ông đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I (1996).
Nguyên Hồng chuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết, ông là một tác gia văn xuôi tiêu biểu của nước ta ở thế kỉ XX với một phong cách hiện thực nghiêm ngặt và lòng yêu thương dạt dào đối với những người cùng khổ...
Tác phẩm chính : Bỉ vỏ (1938), Bảy Hựu (1941), Những ngày thơ ấu (1941), Quán Nải (1943), Miếng bánh (1945), Địa ngục và lò lửa (1946-1951), Sóng gầm (1961), Cơn bão đã đến (1968), Thời kì đen tối (1973), Khi đứa con ra đời (1976), Núi rừng Yên Thế (tập I- Thù nhà nợ nước, 1981, tập II - 1983)... và : Trời xanh (thơ - 1960), Bước đường viết văn của tôi (Hồi kí - 1971), Những nhân vật ấy đã sống với tôi ( hồi kí - 1978), Sức sống của ngòi bút ( tạp văn - 1963), Tuyển tập Nguyên Hồng (tập I - 1983, tập II- 1984, tập III- 1985).
Nam cao
( 1917 - 1951)
Nhà văn
Tên khai sinh : Trần Hữu Tri, các bút danh khác : Thuý Rư, Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu Khê ...
Sinh ngày 29-10-1917 tại làng Đại Hoàng (nay là xã Hoà Hậu), huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, hi sinh ngày 30-11- 1951 tại Hoàng Đan, tỉnh Ninh Bình trên đường đi công tác.
Dạy học tư và viết văn từ 1936. Ông là một phong cách văn xuôi đặc sắc của Việt Nam thế kỷ XX. Nam Cao có khả năng phân tích tâm lý tinh tế để thể hiện những triết lí nhân sinh sâu sắc trong các đề tài nhỏ bé, bình thường, và ở cả cái quan niệm "Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những người chưa ai khơi , và sáng tạo những gì chưa có" mà ông đã nêu ra rồi thực hiện. Nhà văn đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I (1996).
Tác phẩm chính là các tập :
Đôi lứa xứng đôi (1941), Nửa đêm(1944), Chí Phèo (1957), Đôi mắt (1954), Nam Cao truyện ngắn tuyển chọn (1995)... và các tập: Sống mòn (truyện dài - 1956,1970), ở rừng (nhật kí - 1948), và các cuốn : Đóng góp (kịch- 1951), Địa dư các nước châu Âu, châu á, châu Phi, Việt Nam (viết chung với Văn Tân - 1948, 1951).
Năm 1999 tác phẩm của Nam Cao được in lại trong Toàn tập Nam Cao (3 tập).
ngô tất tố
( 1894 - 1954)
Nhà văn, Nhà báo
Một số bút danh khi viết báo : Lộc Hà, Phó Chi, Thôn Dân, Xứ Tố, Khẩu Thiết Nhi, Lộc Đình, Thục Điểu, Đạm Hiên.
Sinh năm 1894, quê ở làng Lộc Hà, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông mất ngày 20-4-1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.
Ông là một nhà văn - nhà báo lão thành, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học - báo chí nước nhà. Ngòi bút sắc sảo của ông luôn đấu tranh đòi cải thiện đời sống cho lớp người nghèo khổ ở thôn quê dưới ách thực dân, phong kiến. Ông đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I (1996), và trước đó là giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam (1949-1952).
Tác phẩm của Ngô Tất Tố khá đồ sộ và phong phú, bao gồm sáng tác, dịch, biên khảo, phóng sự ... Một số cuốn nổi tiếng : Tắt đèn (tiểu thuyết - 1937), Lều chõng (tiểu thuyết - 1939), Việc làng (phóng sự - 1940), Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (truyện kí lịch sử - 1935), Kinh dịch (chú giải - 1953), Đường thi(tuyển dịch - 1940), Thi văn bình chú (1941), Văn học đời Lý và Văn học đời Trần (tuyển dịch, giới thiệu - 1942), Hoàng Lê nhất thống chí (dịch - 1942), Nữ chiến sĩ Bùi Thị Phác (chèo - 1951), ... và Toàn tập Ngô Tất Tố.
h.c. an đecxen
( 1805 - 1875)
Nhà văn Đan Mạch
An đecxen sinh ngày 2-4-1805 trong một gia đình thợ giày, mất ngày 4-8- 1875. Ông là văn hào người Đan Mạch nổi tiếng thế giới về những truyện kể cho thiếu nhi mà người lớn cúng thích đọc.
Nói theo Pau xtôpxki thì : " ông là ca sĩ bình dân", là " nhà thơ của người nghèo, mặc dầu vậy, nhưng đức vua vẫn coi việc được bắt bàn tay gầy guộc của ông là một vinh dự" .
Truyện của An đecxen gần gũi với thiên nhiên và với cảm nghĩ cùng ước mơ của những cuộc đời bình thường, đông thời chúng cũng là niềm an ủi đối với những ai chưa may mắn, là sự phê phán nhẹ nhàng mà sâu cay những thói xấu như hợm của, cậy thần cậy thế, dốt mà còn lười...
Các tác phẩm nổi tiếng của ông là :
Cuộc du lịch từ kênh Hômen đến phía đông đảo Amaghê (1829), Tưởng tượng và phác hoạ (1831), Angiơnet và thuỷ thần (1834), Truyện kể cho trẻ em (3 tập, 1835-1837), Chú lính chì dũng cảm (1835), Bầy thiên nga(1838), Chim hoạ mi (1843), Truyện kể mới (1843), Nữ thần băng giá (1844), Cô bé bán diêm (1848), Chuyện đời tôi (1846-1850), Hai bà bá tước (1850).
tr. ai ma tôp
Nhà văn Kưrơgưxtan
Tr. aimatôp sinh ngày 12-12-1928, tại bản Sêke, vùng thung lũng sông Talax thuộc nước cộng hoà Kưrơgưxtan.
Ông bắt đầu viết truyện ngắn khi học năm cuối đại học (1952) và thực sự bước vào làng văn trước sự trầm trồ của mọi người vào năm 1958 với hai tác phẩm xuất sắc là Mặt giáp mặt và Giamilia.
Tác phẩm của Tr. aimatôp đậm đã chất suy tưởng triết lí và thường cho thấy vẻ đẹp cao thượng của con người trong quá trình vươn lên làm chủ đời mình, vượt qua mọi hủ tục và thói tị hiềm ích kỉ, độc ác.
Ngoài hai tác phẩm trên, ông còn viết một số cuốn khác cũng được chú ý tìm đọc như : Cây phong non trùm khăn đỏ (1961), Người thầy đầu tiên(1962), Cánh động mẹ (1963), Vĩnh biệt Gunxarư(1966- giải thưởng quốc gia Nga), Con tàu trắng (1969), Sếu đầu mùa (1975), Con chó khoang chạy ven bờ biển (1977), Một ngày dài hơn thế kỉ (1980)...
o` henry
( 1862 - 1910)
Nhà văn Mĩ
O` Henry tên khai sinh là Uyliam Xitnây Potơ.
Ông sinh ngày 11-9-1862 ở vùng bắc Carôlina, Hoa Kì và mất tại Niu Yooc ngày 5-6-1910.
O` Henry từng làm nhiều nghề khác nhau, từng bị tù tội vì sổ sách luộm thuộm để hụt công quỹ. Ông vào nghề viết muộn, nhưng viết đều và khoẻ. Trong khoảng 10 năm câm bút, ông đã sáng tác hàng trăm truyện ngắn. Hầu hết truyện của O` Henry là sự miêu tả đời sống nghèo khổ của lớp bình dân, có sức phê phán xã hội tư sản tàn bạo, vô lương và gieo vào lòng người đọc một niềm cảm thông, xót xa.
Một số tập truyện nổi tiếng của ông là:
Bắp cải và vua chúa (1904), Bốn triệu (1906), Trung tâm miền Tây (1907), Tiếng nói của thành phố (1908), Những sự lựa chọn(1909), Những con đường của số phận (1909), Hỗn loạn (1911), Đá lăn (1913), trong đó có một số truyện ngắn quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như: Chiếc lá cuối cùng, Những giả định phá sản...
Từ năm 1918, Hội nghệ thuật và khoa học Hoa Kì đã lập giải thưởng O` Henry để tặng cho các truyện ngắn đặc sắc hàng năm ở nước này.
Phan Châu trinh
( 1872 - 1926)
Nhà thơ, Nhà yêu nước, cách mạng.
Tên hiệu Tây Hồ, tên tự: Tử Cán, biệt hiệu : Hy Mã.
Sinh ngày 9-9-1872 tại Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay là huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng nam, mất ngày 24-3- 1926 tại Sài Gòn.
Văn thơ Phan Châu Trinh dạt dào lòng yêu nước, thể hiện ý chí của nhà cách mạng đấu tranh không mệt mỏi. Chúng có giá trị nâng cao dân trí, cổ vũ đấu tranh cho nền độc lập, tự do của dân tộc.
Các tác phẩm nổi tiến của ông là :
Chí thành thông thánh (thơ-1905), Đầu Pháp chính phủ thư, Tỉnh quốc hồn ca (1907-1922), Tây Hồ thi tập (1904-1914), Xăng tê thi tập (1915), Thư thất điều (1922).
Phan bội châu
( 1867 - 1940)
Nhà văn, Nhà yêu nước, cách mạng.
Tên khai sinh : Phan Văn San, biệt hiệu : Hải Thu, Sào Nam, Độc Tỉnh Tử...
Sinh ngày 26-12-1867 tại làng Đan Nhiệm (nay là xã Nam Hoa), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An , mất tại Huế ngày 29-10-1940.
Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn của một nhà yêu nước sôi nổi, nhiệt thành - một nhà cách mạng và tư tưởng kiệt xuất của Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Những " câu thơ dậy sóng " (Tố Hữu) của ông không chỉ có giá trị dẫn đường tranh đấu với đương thời, mà còn có ý nghĩa thúc giục, động viên nhiều thế hệ con dân nước Việt hăng hái ra trận chiến đấu quên mình vì sự tồn vong của quốc gia, dân tộc nhiều năm về sau.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: Việt Nam quốc vong sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Thư gửi Phan Châu Trinh (1907), Trùng Quang tâm sử (1913-1917), Chân tướng quân(1917), Phậm Hồng Thái (1924), Phan Bội Châu niên biểu (1937-1940), Phan Sào Nam văn tập, Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập...
Gần đây các tác phẩm của ông được tuyển chọn trong các bộ sách : Phan Bội Châu tuyển tập, Phan Bội Châu toàn tập.
tản đà
( 1888 - 1939)
Nhà thơ
Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu.
Sinh ngày : 8-5-1888 tại Khê Thượng, huyện Bất Bạt (nay thuộc huyện Ba Vì), tỉnh Hà Tây , mất ngày 7-6-1939 tại Ngã Tư Sở , Hà Nội.
Tản Đà nổi danh là nhà thơ tài hoa, sống phóng túng bằng sáng tác và sự hâm mộ của công chúng.
Thơ ông vừa có phong vị cổ điển ngàn xưa, vừa thể hiện một sự cách tân về thi liệu, nội dung, có ý nghĩa mở màn cho phong trào Thơ mới phát triển sôi nổi về sau. Văn xuôi của ông đầy tâm trạng ngổn ngang với chất giọng triết lý - trữ tình cũng là sự báo hiệu cho dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam những năm 30và 40 của thế kỷ XX.
Tản Đà viết nhiều, cả luận thuyết, truyện kí, cả thơ ca, biên khảo, dịch thuật và tiểu thuyết.
Một số tác phẩm chính của ông là : Giấc mộng con (tiểu thuyết - 1917), Thề non nước (truyện-1932), Kinh thi(dịch), Giấc mộng lớn (hồi kí-1928), Lên tám (thơ dạy trẻ - 1921), Liêu trai chí dị (dịch - 1939- 1940), Vương Thuý Kiều chú giải tân truyện (biên khảo - 1940).
Vũ đình liên
( 1913 - 1996)
Nhà thơ

Sinh ngày 12-11-1913, quê ở Châu Khê, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, mất ngày 18-1-1996 tại Hà Nội.
Ông viết không nhiều kể từ ngày nổi danh với bài thơ Ông đồ trong phong trào Thơ mới. Tuy thế, nhắc đến ông, là nhắc đến một nhà giáo, nhà dịch thuật cần mẫn, uyên bác, một nhà thơ đầy đam mê và đôn hậu.
Ông từng được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng cho công trình dịch thơ Bôđơle năm 1996.
Tác phẩm chính :
Đôi mắt (Thơ- 1957), Sơ thảo lịch sử văn hoạc Việt Nam (nghiên cứu, viết chung trong nhóm Lê Quý Đôn - 1957), Nguyễn Đình Chiểu (nghiên cứu - 1957), Thơ Bôđơle (dịch - 1995).
Thế lữ
( 1907 - 1989)
Nhà thơ, Nhà hoạt động sân khấu.
Tên khai sinh: Nguyễn Thứ Lễ, bút danh khác : Lê Ta.
Sinh ngày : 6-10-1907 tại ấp Thái Hà, Hà Nội, quê ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, mất ngày 3-6-1989 tại Hà Nội.
Ông là một nhà Thơ mới lừng danh, một nhà báo, nhà văn sôi nổi và là một nhà hoạt động sân khấu có nhiều đóng góp không chỉ ở cương vị Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu mà ở cả phương diện sửa sang và viết mới các kịch bản hay chỉ đạo dàn dựng vở diễn.
Các tác phẩm chính :
- Thơ văn: Mấy vần thơ (1935), Vàng và máu (truyện- 1934), Lê Phong phóng viên (truyện-1937), Gió trăng ngàn (truyện - 1941), Trại Bồ Tùng Linh (Truyện - 1941), Dương Quý Phi(truyện- 1942), Tay đại bợm (truyện vừa - 1953)...
- Kịch bản : Cụ Đạo sư ông (1946), Đoàn biệt động (1947), Đợi chờ (1949), Tin chiến thắng Nhĩa Lộ (1952), Tiếng sấm Tây Nguyên.
- Dịch: kịch của Sec xpia, Gớt, Sinle, Pôgôđin...
trần quốc tuấn
( 1232 - 1300)
Nhà văn, Nhà quân sự kiệt xuất.
Tên gọi khác: Trần Hưng Đạo, Hưng Đạo Đại Vương.
Sinh năm: 1232, người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc huyện Xuân Trường), Nam Định , mất ngày 3-9-1300 tại Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc tỉnh Hải Dương).
Trần Quốc Tuấn là một thiên tài quân sự, anh hùng dân tộc từng hai lần giữ chức Tổng chỉ huy quân đội nhà Trần đánh tan 60 vạn quân xâm lược Mông - Nguyên.
Văn lụân thuyết của ông chứa chan lòng yêu nước trung quân và có sức thuyết phục mạnh mẽ, mở đầu cho dòng văn xuôi chính luận giàu tính chiến đấu trong văn học Việt Nam.
Tác phẩm của ông gồm hai tập lý luận quân sự : Binh gia diệu lí yếu lược (Còn gọi là Binh thư yếu lược), Vạn Kiếp tông bí truyền thư (quen gọi là Vạn Kiếp binh thư), và áng văn Dụ chư tì tướng hịch văn (quen gọi là Hịch tướng sĩ).
Nguyễn Trãi
( 1380 - 1442)
Nhà văn, Danh nhân văn hoá thế giới.
Nguyễn Trãi hiệu là ức Trai.
Sinh năm 1380 tại Thăng Long . Tổ tiên ông vốn ở xã Chi Ngại, huyện Phượng Sơn (Tức Phượng Nhãn), nay là huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau về làng Ngọc ổi (Tức làng Nhị Khê), huyện Thượng Phúc, nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, bị mất oan khuất ngày 19-9-1442.
Ông là nhà văn, nhà thơ, nhà văn hoá - tư tưởng kiệt xuất, là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
Luôn luôn thắm đượm trong trước tác của Nguyễn Trãi là tình yêu quê hương đất nước, tư tưởng nhân nghĩa thương dân được kết hợp tự nhiên, hài hoà trong tâm sự của một con người thường băn khoăn, xót xa trước những éo le của cuộc đời, thường nhạy cảm với những vẻ đẹp của thiên nhiên và đã quả cảm vượt lên trên những thói tật xấu xa để cống hiến trọn vẹn tài năng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, an bình cho muôn dân.
Tác phẩm của Nguyễn Trãi rất phong phú và đều là những mẫu mực cho văn chương trung đại Việt Nam, đó là:
- Văn xuôi chính luận : Quân trung từ mệnh tập (1423- 1428).
- Cáo : Bình Ngô đại cáo.
- Phú : Chí Linh sơn phú .
- Hồi kí : Bằng Hồ di sự lục (Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh).
- Sử : Lam Sơn thực lục.
- Địa: Dư địa chí.
- Sáng tác thơ: ức Trai thi tập , Quốc âm thi tập.
Môlie
( 1622 - 1678)
Nhà viết kịch Pháp
Tên khai sinh: Giăng Bapti xtơ Pôcơlanh .
Sinh ngày: 15- 1 - 1622 tại Pa ri, mất ngày 17-2-1678.
Môlie là nhà hài kịch vĩ đại của nước Pháp, của nhân loại . Tác phẩm của ông luôn vang lên những tiếng cười hả hê phê phán bọ trưởng giả, bọn quý tộc sa đoạ, tàn ác và cũng là sự bênh vực, ngợi ca tầng lớp bình dân thông minh, trung thực và cần cù.
Sinh thời, ông vừa là soạn giả, đạo diễn, cũng vừa là diễn viên chính .
Các vở kịch lừng danh của Môlie là :
Trường học làm vợ (1663), Tác Tuýp (1664), Đông Giuăng (1965), Lão hà tiện(1668), Ông tư sản quý tộc (1670), Người bệnh tưởng (1673).
Nguyễn Minh châu
( 1930 - 1989)
Nhà văn
Sinh tai làng Thôi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An . Ông là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam 1972.
Hoạt động của ông khá phong phú và có những thành công đáng trân trọng. Chỉ riêng về lĩnh vực sáng tác, nhiều tác phẩm của ông đã trở thành đề tài tìm hiểu của hàng trăm bài báobài nghiên cứu và những chuyên luận khoa học trong và ngoài nước.
Các tác phẩm chính: Cửa sông(tiểu thuyết-1967), những vùng trời khác nhau -1970, Dấu chân người lính -1972, Từ giã tuổi thơ - 1974, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành -1983, Mảnh đất tình yêu-1987, Cỏ lau- 1989, Trang giấy trước đèn - Tiểu luận - 1994.
Tác giả đã được nhận giải thưởng Bộ quốc phòng (1984,1989), Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam(1988,1989), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (2000).
Ta-go (1861-1941)
Ta- go là nhà văn lớn, nhà văn hoá lỗi lạc của ấn Độ , sinh tại Can-cút-ta, là con út trong một gia đình đẳng cấp quý tộc Bà-la-môn. Cha ông là nhà triết học, nhà cải cách xã hội nổi tiếng. Cả mười ba anh chị em ruột của Ta-go đều trở thành những văn sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ và những nhà hoạt động xã hội xuất sắc của ấn Độ.Ta-go sớm có ý thức về đất nước, về dân tộc.
Thơ Ta-go luôn trong sáng hồn nhiên và chân thực .
Ta-go có sức sáng tạo phi thường. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ, gồm: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết và rất nhiều truyện ngắn, bút ký... Trong đó, đáng chú ý nhất là các tập : Thơ Dâng(1913), Người làm vườn (thơ- 1941), Mùa hái quả (thơ-1915), Thơ ngắn (thơ -1922), Đắm thuyền (tiểu thuyết - 1906), Ngôi nhà và thế giới (tiểu thuyết - 1916)...
Những tác phẩm của Ta-go mang đến cho bạn đọc những cảm xúc rất sâu sắc, mãnh liệt một phần cũng bởi đã được trải nghiệm qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở của chính nhà thơ.
Ông là nhà văn châu á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.
A. đô đê
(1840- 1897)
Nhà văn Pháp
An phông xơ Đô đê sinh ngày 13- 5 - 1840 tại miền Prô văng xơ nước Pháp, mất ngày 15-12-1897. Ông sống nhiều ở Pa ri và viết văn khi chưa đầy 20 tuổi.
Văn chương, tiểu thuyết của A. Đô đê thấm đượm chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng . Nó thường gieo vào lòng người đọc niềm tin yêu cuộc đời cần lao và sự căm ghét thói đạo đức giả, và những sự lố bịch.
Các tác phẩm chính của ông là :
Những bức thư viết từ cối xay gió (1869), Những cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Tác ta ranh ở xứ Taraxcông (1872), Tác ca ranh trên núi An pơ (1885), Phrômăng em và Ri xle anh (1874), Những ông vua lưu đày ()1879, Người bất tử (1888)...
A. C . Pu skin
(1799- 1837)
Nhà thơ Nga vĩ đại
Puskin sinh tại Matxcơva ngày 6-6-1799 trong một gia đình quý tộc, mất ngày 10-2-1837. Ông là nhà thơ của nhân dân, niểm tự hào của nền văn hoá Nga phong phú, hùng vĩ.
Sáng tác của Puskin luôn nêu cao tinh thần phản kháng chế độ áp bức bất công, ca ngợi hết lòng những con người cách mạng đã đấu tranh ngoan cường cho sự nghiệp giải phóng và ca ngợi tình yêu trong sáng, thuỷ chung.
Sự nghiệp văn chương của ông phong phú và có tính chất khuôn mẫu, nhất là ở lĩnh vực ngôn ngữ thơ . Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là :
- Thơ và trường ca : Những kỷ niệm Hoàng thôn , Tự do, Làng, Gửi Sa-đa- ép, Người tù Capcadơ, Anh em kẻ cướp, Đoàn người Digan, Bậc tiên tri, A- ri- ôn, Gửi tới Xibêri, Đài tưởng niệm, Pôntava, Epghênhi Ônhêghin, Người kỵ sĩ đồng...
- Tiểu thuyết : Bô rít Gô đu nốp, Người con gái viên đại uý, Đub rôp xki, Người da đen của Pie Đại đế.
- Truyện ngắn : Phát súng, Bão tuyết, Ông chủ hiệu đám ma, Người trưởng trạm, Cô tiểu thư nông dân ...
ViÔn Ph­¬ng
Nhµ th¬
Tªn khai sinh : Phan Thanh ViÔn , bót danh kh¸c : Ph­¬ng ViÔn .
Sinh ngµy 1-5- 1928 t¹i x· B×nh §øc, huyÖn Ch©u Thµnh, tØnh Long Xuyªn (nay lµ tØnh An Giang), quª gèc ë T©n Ch©u, tØnh An Giang . HiÖn lµ Phã Chñ tÞch Uû Ban liªn hiÖp v¨n häc nghÖ thuËt ViÖt Nam vµ lµ Uû viªn Trung ­¬ng MÆt trËn Tæ quèc ViÖt Nam .
Nhµ th¬ ViÔn Ph­¬ng th­êng x¸c ®Þnh ngßi bót lµ vò khÝ. Nhµ th¬ ®· cã mÆt trªn diÔn ®µn nh­ mét chiÕn sÜ ®Êu tranh kh«ng mÖt mái cho sù nghiÖp gi¶i phãng d©n téc vµ x©y dùng mét cuéc sèng míi. ¤ng ®· ®­îc nhËn mét sè gi¶i th­ëng nh­: gi¶i nh× Gi¶i th­ëng Cöu Long (Nam Bé) cho tr­êng ca ChiÕn th¾ng Hoµ B×nh (1954), Gi¶i th­ëng Héi nhµ v¨n thµnh phè Hå ChÝ Minh cho tËp truyÖn kÝ Quª h­¬ng ®Þa ®¹o , Gi¶i th­ëng Hå ChÝ Minh vÒ V¨n häc nghÖ thuËt ®ît II (2000)...
T¸c phÈm chÝnh : ChiÕn th¾ng Hoµ B×nh (tr­êng ca - 1953), Anh hïng m×n g¹t (truyÖn kÝ - 1968), M¾t s¸ng häc trß (th¬ - 1970), Nhí lêi di chóc (th¬ - 1972), Nh­ m©y mïa xu©n (th¬- 1978), Phï sa quª mÑ (th¬ - 1991), S¾c lôa Tr÷ La (t©p truyÖn ng¾n - 1988), Quª h­¬ng ®Þa ®¹o (truyÖn kÝ - 1981), Lßng mÑ (truyÖn thiÕu nhi - 1982), Ngµy sau m©y tr¾ng (truyÖn kÝ - 1998).
thanh h¶i
( 1930 - 1980)
Nhµ th¬
Tªn khai sinh : Ph¹m B¸ Ngo·n .
Sinh ngµy 4-11-1930 t¹i H­¬ng §iÒn, Thõa Thiªn-HuÕ, mÊt n¨m 1980 t¹i HuÕ.
Thanh H¶i lµm th¬ tõ thêi khÊng chiÕn chèng Ph¸p. Khi n­íc ta cßn bÞ chia lµm hai miÒn Nam - B¾c, «ng tõng lµ thµnh viªn cña ®oµn ®¹i biÓu miÒn Nam ra th¨m miÒn B¾c, ®­îc B¸c Hå vµ ®«ng ®¶o ®ång bµo yªu quý. ¤ng ®· s¸ng t¸c nh÷ng bµi th¬ hay g©y xóc ®éng lín nh­ : Må hoa anh në , Ch¸u nhí B¸c Hå ...
Nhµ th¬ tõng lµ Uû viªn th­êng vô Héi Liªn hiÖp v¨n häc nghÖ thuËt ViÖt Nam, Uû viªn Ban chÊp hµnh Héi Nhµ v¨n ViÖt Nam, Chñ tÞch Héi v¨n nghÖ B×nh TrÞ Thiªn.
T¸c phÈm chÝnh lµ c¸c tËp th¬:
Nh÷ng ®ång chÝ trung kiªn (1962), HuÕ mïa xu©n (tËp I - 1970, tËp II- 1975), DÊu vâng Tr­êng S¬n (1977), M­a xu©n ®Êt nµy (1982), Thanh H¶i th¬ tuyÓn (1982), TuyÓn tËp Thanh H¶i (1994).
Bµi mïa xu©n nho nhá lµ mét trong nh÷ng bµi th¬ cuèi cïng ®­îc Thanh H¶i s¸ng t¸c khi ®· l©m bÖnh nÆng. Bµi th¬ thÓ hiÖn râ phong c¸ch th¬ «ng : ch©n chÊt vµ nhuÇn nhÞ víi mét t×nh yªu cuéc sèng v« bê.
chế lan viên
( 1920 - 1989)
Nhà thơ
Tên khai sinh : Phan Ngọc Hoan , bút danh khác : Chàng Văn .
Sinh ngày 14-1-1920 tại Diễn Châu, Nghệ An, quê ở Đông Hà, Quảng Trị , mất ngày 19-6-1989 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chế Lan Viên dạy học, sáng tác và sớm nổi tiếng với tập thơ Điêu tàn từ năm 1937. Trưởng thành cùng cách mạng và kháng chiến, Chế Lan Viên được coi là nhà thơ tiêu biểu của Việt Nam ở thế kỷ XX . Thơ và văn xuôi của ông sắc sảo, giàu tính chính luận, triết lí thông qua một nghệ thuật biến hoá, uyển chuyển.
Nhà thơ đã được nhận Giải A của Hội nhà văn Việt Nam (Hoa trên đá- 1985), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I (1996). Ông là Uỷ viên thường vụ Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá I, Đại biểu Quốc hội các khoá IV,V,VI,VII.
Tác phẩm chính :
- Thơ: Điêu tàn (1937), ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường, Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Hoa trước lăng Người (1976), Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1985), Ta gửi cho mình (1986) ...
- Văn xuôi : Vàng sao (1942), Những ngày nổi giận (1966), Bay theo đường dân tộc đang bay (1976).
- Tiểu luận và phê bình : Vào nghề (1960), Suy nghĩ và bình luận (1971), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981), Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981).
- Tuyển tập Chế Lan Viên (tập 1- 1985, tập 2- 1990).
tế hanh
Nhà thơ
Tên khai sinh : Trần Tế Hanh .
Sinh ngày 20-6-1921 tại xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Tế Hanh là một nhà Thơ mới tiêu biểu mà gần đây vẫn sáng tác đều đặn. Ông nổi tiếng với các bài thơ hay viết về sông nước quê hương, về đề tài đấu tranh thống nhất nước nhà và lưu dấu với đời bằng một phong cách thơ hồn hậu và sáng trong, đằm thắm và thanh thoát nhẹ nhàng.
Nhà thơ nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam (Uỷ viên thường vụ, Chủ tịch Hồi đồng dịch 1983, Hội đồng thơ 1986). Ông đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I (1996).
Tác phẩm chính là các tập thơ:
Hoa niên (1945), Hoa mùa thi (1948), Bài thơ tháng bảy (1961), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966), Đi suốt bài ca (1970), Câu chuyện quê hương (1973), Theo nhịp tháng ngày (1974), Giữa những ngày xuân (1977), Con đường và dòng sông (1980), Bài ca sự sống (1985), Vườn xưa (1992), Giữa anh và em (1992), Em chờ anh (1994), Tuyển tập Tế Hanh (tập 1- 1987, tập 2- 1997), và nhiều tập thơ dịch, thơ cho thiếu nhi, cùng một số bài tiểu luận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Kim Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)