Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Trãi

Chia sẻ bởi phạm thái thành | Ngày 09/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: giới thiệu sơ lược về Nguyễn Trãi thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGUYỄN TRÃI
I. Cuộc đời của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi(1380-1442) tên hiệu là Ức Trai quê gốc ở Chí Linh, Hải Dương sau chuyển về Hà Tây.Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước văn hóa văn học.
Nguyễn Trãi là nhà anh hùng của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV.
Nguyễn Trãi không chỉ có tài năng chính trị quân sự mà còn là một đại quan thanh liêm hết lòng vì dân vì nước.
=>Nguyễn Trãi là một nhà anh hùng dân tộc, một nhà văn lớn. Năm 1980 UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.
II. Sự nghiệp thơ văn
Nguyễn Trãi để lại rất nhiều tác phẩm văn chương cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lí, luật pháp, lễ nghi… song đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi Viên.
Các tác phẩm còn lại đến nay của ông, phần lớn được sưu tập và tập hợp trong bộ Ức Trai thi tập của Dương Bá Cung, được khắc in vào năm 1868 đời nhà Nguyễn.
TIỂU BIỂU
NÔM:
Quốc âm thi tập
HÁN:
Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Ức trai thi tập…
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHO CÁC TÁC PHẨM CỦA ÔNG
III. Tư tưởng nhân nghĩa của thơ Nguyễn Trãi
Với tư cách là nhà thơ trữ tình tiêu biểu của thơ ca trung đại Việt Nam, thơ Nguyễn Trãi thể hiện triết lí thế sự sâu sắc, chan chứa tình yêu thiên nhiên và con người.
Ông đau trước nghịch cảnh xã hội éo le, thói đời đen bạc. Nỗi đau ấy còn như một hệ quả tất yếu của một tấm lòng luôn trăn trở, khao khát sự hoàn thiện của con người và ước mơ thái bình, yên ấm, thịnh trị cho xã hội.
Trong tư tưởng của người Việt Nam, tư tưởng nhân nghĩa là một trong những tư tưởng cốt lõi phản ánh vào đó một hệ thống các quan điểm về triết lý nhân sinh, triết lý xã hội, triết lý chính trị, triết lý quân sự, triết lý ngoại giao,...
Tư tưởng nhân nghĩa của ông được thể hiện rõ qua bài Cảnh Ngày Hè là bài thơ số 43 trong chùm thơ (Bão kính cảnh giới) thuộc “Quốc âm thi tập”.Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.
Với 6 câu thơ đầu nói về bức tranh thiên nhiên-cuộc sống. Nguyễn Trãi đã hòa màu sắc, âm thanh, đường nét theo quy luật của các đẹp trong hội họa làm cho bức tranh thiên nhiên vừa có hình, vừa có hồn, vừa gợi tả, vừa sâu lắng.
Còn đối với 2 câu cuối tư tưởng nhân nghĩa của ông được bộc lộ rõ nét nhất. Lấy tấm gương của ‘Nghiêu’, ‘Thuấn’ Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả luôn khát khao đem lại tài chí để phục vụ cống hiến cho nhân dân đất nước “Trí quân trạch dân”.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện xuyên suốt trong các tập thơ và cả những áng văn chính luận. Trong đó đoạn trích Đại cáo bình ngô trích trong tập “Bình ngô đại cáo” hiện lên rõ nét nhất. Mở đầu ông đã nêu lên luận đề chính nghiã:

“Từng nghe:
Việc nhân nghiã cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập ,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại ,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi. “
Đây là quan điểm tiến bộ khẳng định tư cách độc lập chủ quyền của đất nước ta: tên nước, có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ, phong tục tập quán và đặc biệt là hào kiệt trong mỗi thời đại lịch sử. Nó cũng nhằm khẳng định lại một lần nữa đất nước ta đã từ lâu đời có cơ sở chắc chắn trong lịch sử qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của đất nước và niềm tự hào sâu sắc của tác giả. Đồng thời nêu lên sự thất bại thảm hại của kẻ thù để thể hiện tinh thần quật cường chiến đấu hết mình của nhân dân ta để bảo vệ đất nước.
THANK YOU FOR WHATCHING
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm thái thành
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)