Giới thiệu kĩ năng sống

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Mai Hoa | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: giới thiệu kĩ năng sống thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
I.Vấn đề chung:
1.Kĩ năng là gì?
Kĩ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
2.Kĩ năng sống là gì?
Kĩ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất,giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể,trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người.KNS bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người.KNS có thể hình thành một cách tự nhiên,thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.


3.Vì sao phải rèn luyện KNS cho học sinh?
Khi tham gia vào bất kì hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thoả mãn những kĩ năng tương ứng.
-Rèn luyện KNS cho học sinh là giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống;thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm,kĩ năng hoạ động xã hội;Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ,ý thức bảo vệ bản thân,phòng ngừa tai nạn giao thông,đuối nước và các tệ nạn xã hội.
-Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng,ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
4.Phân loại kĩ năng sống:
Kĩ năng sống được chia thành hai loại: Kĩ năng cơ bản và kĩ năng nâng cao.
Kĩ năng cơ bản gồm:
Kĩ năng nghe,nói,đọc,viết,múa,hát,đi,đứng,chạy,nhảy.
Kĩ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kĩ năng cơ bản dưới một dạng mới hơn.Nó bao gồm:Các kĩ năng tư duy logic,sáng tạo,suy nghĩ nhiều chiều,phân tích,tổng hợp,so sánh,nêu khái niệm,đặt câu hỏi.
Bậc tiểu học,đối với các lớp đầu cấp, kĩ năng cơ bản được xem trọng,còn các lớp cuối cấp nâng dần cho các em về kĩ năng nâng cao.Theo đó,chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kĩ năng sống sau đây:
-Nhóm kĩ năng giao tiếp -hoà nhập cuộc sống.
-Nhóm kĩ năng trong học tập,lao động-vui chơi giải trí.

5.Mục tiêu,nguyên tắc,nội dung giáo dục KNS cho học sinh:
Mục tiêu GDKNS cho HS:
-Trang bị cho HS những KT,giá trị thái độ và kĩ năng phù hợp,trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi,thói quen lành mạnh,tích cực,loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ,các tình huống và hoạt động hàng ngày.
-Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền,bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất,trí tuệ,tinh thần và đạo đức.
Nguyên tắc GDKNS:
+ Tương tác
+ Trải nghiệm
+Tiến trình
+ Thay đổi hành vi
+ Thời gian
Nội dung GDKNS:
+Tự nhận thức + Giao tiếp
+Xác định giá trị + Lắng nghe tích cực
+Kiểm soát cảm xúc + Thể hiện sự cảm thông
+ứng phó với căng thẳng + Thương lượng
+Tìm kiếm sự hỗ trợ + Giải quyết mâu thuẩn
+Thể hiện sự tự tin + Hợp tác
+Tư duy sáng tạo + Tư duy phê phán
+Ra quyết định + Quản lí thời gian
+Giải quyết vấn đề + Đảm nhận trách nhiệm
+Kiên định + Đặt mục tiêu
* Giáo dục KNS qua câu lạc bộ học sinh:
-Nhu cầu tổ chức câu lạc bộ học sinh: HS luôn có nhu cầu muốn khẳng định,muốn khám phá,muốn phát triển năng lực,sở trường của mình - hoàn thiện nhân cách học sinh được giáo dục qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Thế nào là một mô hình câu lạc bộ hiệu quả: Đạt 5 yêu cầu:
+ Xác định được mục đích,nội dung rõ ràng.
+ Học sinh phải tự giác tham gia.
+ Được sự ủng hộ của BGH-Đội-CĐ.
+ Có giáo viên có kinh nghiệm chịu trách nhiệm đóng vai trò cố vấn.
+ Thể hiện được tính chủ động của học sinh.
Một vài mô hình câu lạc bộ :
-Câu lạc bộ toán học(Em yêu toán học):
Nội dung chính: Giải các bài toán vui,câu đố vui của học sinh tiểu học; Sưu tầm các cách giải hay; Tìm đọc trao đổi về tiểu sử của các nhà toán học;Sưu tầm các tắc nghiệm thử trí thông minh.
Câu lạc bộ văn học: Nhằm GD KNS và bồi dưỡng tâm hồn.
Nội dung: Sưu tầm các bài văn,bài thơ,câu chuyện hay; Tìm đọc và cùng trao đổi về các nhà thơ,nhà văn trong chương trình tiểu học hoặc ngoài.
Tổ chức các cuộc thi viết câu đối,chuyện ngắn,làm thơ,đọc thơ,đọc diễn cảm đoạn thơ,bài thơ,đoạn văn..
Câu lạc bộ TNXH- Khoa học- Lịch sử.
-Tìm hiểu về di tích lịch sử,các di tích văn hoá,lễ hội truyền thống ở địa phương.
-Tập làm hướng dẫn viên du lịch.
-Tìm hiểu lịch sử của đoàn,Đội thiếu niên.
-Tìm hiểu về mức độ ô nhiễm môi trường;Tìm hiểu về các loại hoa,loại cây,các thực phẩm sạch,.
.Câu lạc bộ tin học:
-Kĩ năng sử dụng máy tính;Trao đổi kinh nghiệm học môn tin học;Học làm bác sĩ máy tính; KN sử dụng phần mềm; Trò chơi điện tử:lợi ích và tác dụng; KN tìm hiểu thông tin trên mạng.
Câu lạc bộ tiếng anh:
-KN nghe,nói,đọc hiểu,viết; Kể chuyện bằng tiếng anh; Hát bài hát về tiếng anh; KN dịch,sưu tầm tư liệu; Thuyết trình một vấn đề bằng tiếng Anh.
Câu lạc bộ rèn luyện sức khoẻ: CLB bóng đá,CLB cầu lông,CLB cờ vua,CLB bóng bàn,CLB võ thuật,.
Câu lạc bộ Nghệ thuật: Hát dân ca;Trò chơi dân gian;Tổ chức các cuộc thi vẽ theo chủ đề,vẽ tự do;Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ,các cuộc thi cắm hoa;Tìm hiểu các dòng nhạc,các bài hát,các ban nhạc,các ca sĩ nổi tiếng,.
6.Thành lập câu lạc bộ và tổ chức hoạt động:
-Thành lập ban cố vấn: có đại diện của BGH,tổng phụ trách đội,các giáo viên,có thể có 1 học sinh.
-Thành lập Ban chủ nhiệm câu lạc bộ: Là những HS(4,5 em).
-Tiến hành khảo sát nắm bát nhu cầu,nguyện vọng của HS(theo lớp..)
-Thống nhất tên gọi,mục tiêu,qui chế hoạt động của câu lạc bộ(1 tuần 1 lần hay 2 tuần 1 lần hay 1 tháng 1 lần):Xây dựng ND hoạt động,lập kế hoạch ND hoạt động cho từng tháng,lập danh sách học sinh tham gia,tổ chức ra mắt câu lạc bộ.
Khi tổ chức cần 4 bước:
B1: Chuẩn bị ND tổ chức theo chủ đề,hình thức hoạt động.
B2:Lập kế hoạch triển khai hoạt động CLB,phân công trách nhiệm.
B3:Tổ chức thực hiện kế hoạch đã định.
B4: Tổ chức đánh giá và điều chỉnh hoạt động theo chương trình,nội dung đã hoạch định.
Phần giới thiệu một số vấn đề chung về Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học đến đây kết thúc. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ-hạnh phúc!
Người thực hiện: Đoàn Thị Mai Hoa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Mai Hoa
Dung lượng: 379,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)