GIỚI THIỆU ĐỒNG ĐỨC BỐN
Chia sẻ bởi Ngô Quang Hớn |
Ngày 26/04/2019 |
92
Chia sẻ tài liệu: GIỚI THIỆU ĐỒNG ĐỨC BỐN thuộc Toán học
Nội dung tài liệu:
Giới thiệu Đồng Đức Bốn
"Hiểu tôi là ngọn núi cao Thương tôi có một ngôi sao cuối trời" (Thơ Đồng Đức Bốn)
I - Đồng Đức Bốn là ai - bước đầu khởi nghiệp
Đồng Đức Bốn sinh ngày 30-3-1948, quê quán ở xóm Lê Lác, thôn Song Mai (tức làng Moi), xã An Hồng, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng. Thuở hàn vi, Đồng Đức Bốn đã từng là thanh niên xung phong. Giải ngũ, Đồng Đức Bốn về làm việc tại Xí nghiệp sửa chữa ô tô Hải Phòng, làm thợ gò bậc 6/7. Sau đó, Đồng Đức Bốn về làm việc tại Xí nghiệp xuất nhập khẩu gia cầm Hải Phòng, giữ chân đại diện cho Xí nghiệp này ở Hà Nội. Thời kỳ buôn bán chè chai, lông vịt ở Hà Nội cũng là thời kỳ anh chàng nửa quê nửa tỉnh này gia nhập văn đàn, bắt đầu ăn những đòn văn chương đầu tiên trong cuộc đời mình. Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ khá chính xác chân dung nhà thơ tương lai trong câu thơ sau:
Văn chương lấm láp vêu vao mặt người
Văn đàn Thủ đô khoảng những năm 1987 1992 rất sôi động. Tất cả đều như hóa rồ hóa dại. Công cuộc đổi mới trong toàn xã hội do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng bắt đầu. ở đâu người ta cũng nói đến Perestroika, đến đổi mới. Giới văn chương ở Thủ đô bấy giờ luôn thấy Đồng Đức Bốn la cà, lân la ở các tụ điểm, các tòa soạn, các quán nước chè (còn có quán tên là Tương lai văn hóa văn nghệ Việt Nam đi về đâu!). Đồng Đức Bốn bấy giờ như một con ngựa trắng lang thang trong rừng quả đắng, anh hoang mang dò dẫm từng bước một trên con đường thơ, chẳng biết đâu là sở trường, sở đoản của mình. Đây cũng là thời kỳ Đồng Đức Bốn làm quen với những Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương... những nhà thơ cung đình bậc nhất, những ông hoàng đang ngự trị trên ngai vàng thơ lúc ấy. Tập thơ Con ngựa trắng và rừng quả đắng của Đồng Đức Bốn in năm 1992 do đàn anh Phạm Tiến Duật biên tập và viết giới thiệu bộc lộ khá rõ tâm thế của chàng thi sĩ tương lai lúc này: Đồng Đức Bốn hoàn toàn chưa nhận ra mình, anh đang như một người mê ngủ. Chen lẫn với một số bài thơ lục bát khá độc đáo là rất nhiều những bài thơ tự do ỡm ờ, nửa dơi nửa chuột, lúc cao giọng chính trị, lúc học đòi cung cách trí thức lả lơi. Tập thơ đầu tiên in ra! Nhụy đào đã bẻ cho người tình chung! Chao ôi là hy vọng! Chao ôi là hạnh phúc! Mùi giấy mới thơm lừng! Các con chữ óng ánh mực in và âm điệu du dương khiến ai mà không mê mẩn! Thời gian trôi đi. Thời gian vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn... Đồng Đức Bốn rỗng túi! Tập thơ đầu tiên mà Đồng Đức Bốn trai tân đặt vào đấy rất nhiều hy vọng đổi đời đã bị dư luận nông nổi và bạc bẽo ngoảnh mặt quay đi. Giống như một gái nhà quê ra tỉnh gặp phải tay phàm, Đồng Đức Bốn chẳng được gì, vừa tẽn tò, vừa ê chề, nhục nhã, lại thân bại danh liệt. Có lẽ bài thơ tự do hay nhất, đáng kể nhất, cáu kỉnh và thảm sầu nhất mà Đồng Đức Bốn đã văng ra được trong thời kỳ này là bài thơ Em bỏ chồng về ở với tôi không?. Trong bài thơ này, bóng dáng của mấy người tình thơ như Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương... vẫn còn dây đầy nhơm nhớp trong từng câu thơ, từng khổ thơ một:
Xa một ngày hơn triệu mùa đông Em bỏ chồng về ở với tôi không Nỗi nhớ cồn cào như biển. Nơi em ở tôi đi và đến Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn Con muỗm xanh trên sóng lúa dập dờn Hương cỏ dại mãi bên hồ nước đắng.
Đồng Đức Bốn có lần hỏi tôi về bài thơ này, tôi bảo nó hay vì do cái chí, cái khí uất, cái tình cảm nông nổi thực thà, thậm chí có phần du côn liều lĩnh đã toát ra khiến cho người ta xúc động, còn toàn bộ câu thơ ở trong bài thơ thì vứt đi cả, chẳng ra gì. Nhưng anh không chịu. Ngay từ đầu bước vào làng thơ, Đồng Đức Bốn đã có chịu ai bao giờ!
II - Chăn trâu đốt lửa - vị cứu tinh của thơ lục bát
Trong cuộc đời văn chương của tôi, có ba bốn tao ân ái, mà tôi không sao quên
"Hiểu tôi là ngọn núi cao Thương tôi có một ngôi sao cuối trời" (Thơ Đồng Đức Bốn)
I - Đồng Đức Bốn là ai - bước đầu khởi nghiệp
Đồng Đức Bốn sinh ngày 30-3-1948, quê quán ở xóm Lê Lác, thôn Song Mai (tức làng Moi), xã An Hồng, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng. Thuở hàn vi, Đồng Đức Bốn đã từng là thanh niên xung phong. Giải ngũ, Đồng Đức Bốn về làm việc tại Xí nghiệp sửa chữa ô tô Hải Phòng, làm thợ gò bậc 6/7. Sau đó, Đồng Đức Bốn về làm việc tại Xí nghiệp xuất nhập khẩu gia cầm Hải Phòng, giữ chân đại diện cho Xí nghiệp này ở Hà Nội. Thời kỳ buôn bán chè chai, lông vịt ở Hà Nội cũng là thời kỳ anh chàng nửa quê nửa tỉnh này gia nhập văn đàn, bắt đầu ăn những đòn văn chương đầu tiên trong cuộc đời mình. Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ khá chính xác chân dung nhà thơ tương lai trong câu thơ sau:
Văn chương lấm láp vêu vao mặt người
Văn đàn Thủ đô khoảng những năm 1987 1992 rất sôi động. Tất cả đều như hóa rồ hóa dại. Công cuộc đổi mới trong toàn xã hội do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng bắt đầu. ở đâu người ta cũng nói đến Perestroika, đến đổi mới. Giới văn chương ở Thủ đô bấy giờ luôn thấy Đồng Đức Bốn la cà, lân la ở các tụ điểm, các tòa soạn, các quán nước chè (còn có quán tên là Tương lai văn hóa văn nghệ Việt Nam đi về đâu!). Đồng Đức Bốn bấy giờ như một con ngựa trắng lang thang trong rừng quả đắng, anh hoang mang dò dẫm từng bước một trên con đường thơ, chẳng biết đâu là sở trường, sở đoản của mình. Đây cũng là thời kỳ Đồng Đức Bốn làm quen với những Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương... những nhà thơ cung đình bậc nhất, những ông hoàng đang ngự trị trên ngai vàng thơ lúc ấy. Tập thơ Con ngựa trắng và rừng quả đắng của Đồng Đức Bốn in năm 1992 do đàn anh Phạm Tiến Duật biên tập và viết giới thiệu bộc lộ khá rõ tâm thế của chàng thi sĩ tương lai lúc này: Đồng Đức Bốn hoàn toàn chưa nhận ra mình, anh đang như một người mê ngủ. Chen lẫn với một số bài thơ lục bát khá độc đáo là rất nhiều những bài thơ tự do ỡm ờ, nửa dơi nửa chuột, lúc cao giọng chính trị, lúc học đòi cung cách trí thức lả lơi. Tập thơ đầu tiên in ra! Nhụy đào đã bẻ cho người tình chung! Chao ôi là hy vọng! Chao ôi là hạnh phúc! Mùi giấy mới thơm lừng! Các con chữ óng ánh mực in và âm điệu du dương khiến ai mà không mê mẩn! Thời gian trôi đi. Thời gian vô tình, vô cảm, thản nhiên, lạnh lùng, tàn nhẫn... Đồng Đức Bốn rỗng túi! Tập thơ đầu tiên mà Đồng Đức Bốn trai tân đặt vào đấy rất nhiều hy vọng đổi đời đã bị dư luận nông nổi và bạc bẽo ngoảnh mặt quay đi. Giống như một gái nhà quê ra tỉnh gặp phải tay phàm, Đồng Đức Bốn chẳng được gì, vừa tẽn tò, vừa ê chề, nhục nhã, lại thân bại danh liệt. Có lẽ bài thơ tự do hay nhất, đáng kể nhất, cáu kỉnh và thảm sầu nhất mà Đồng Đức Bốn đã văng ra được trong thời kỳ này là bài thơ Em bỏ chồng về ở với tôi không?. Trong bài thơ này, bóng dáng của mấy người tình thơ như Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ, Vũ Quần Phương... vẫn còn dây đầy nhơm nhớp trong từng câu thơ, từng khổ thơ một:
Xa một ngày hơn triệu mùa đông Em bỏ chồng về ở với tôi không Nỗi nhớ cồn cào như biển. Nơi em ở tôi đi và đến Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn Con muỗm xanh trên sóng lúa dập dờn Hương cỏ dại mãi bên hồ nước đắng.
Đồng Đức Bốn có lần hỏi tôi về bài thơ này, tôi bảo nó hay vì do cái chí, cái khí uất, cái tình cảm nông nổi thực thà, thậm chí có phần du côn liều lĩnh đã toát ra khiến cho người ta xúc động, còn toàn bộ câu thơ ở trong bài thơ thì vứt đi cả, chẳng ra gì. Nhưng anh không chịu. Ngay từ đầu bước vào làng thơ, Đồng Đức Bốn đã có chịu ai bao giờ!
II - Chăn trâu đốt lửa - vị cứu tinh của thơ lục bát
Trong cuộc đời văn chương của tôi, có ba bốn tao ân ái, mà tôi không sao quên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Quang Hớn
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)