GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH THI NHÂN VIỆT NAM

Chia sẻ bởi Lê Hữu Đan | Ngày 25/04/2019 | 104

Chia sẻ tài liệu: GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH THI NHÂN VIỆT NAM thuộc Tiếng Anh 11

Nội dung tài liệu:

BÀI TÌM HIỂU CUỐN SÁCH “THI NHÂN VIỆT NAM”.

Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào , do hai anh em nhà văn và biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ , ghi nhận lại những tên tuổi và những bài thơ giá trị trong khoảng -. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả.
Đây là cuốn sách có thể được xếp vào hàng kinh điển của văn học Việt Nam thế kỷ 20. Thi Nhân Việt Nam là cuốn sách thuộc dạng khảo luận, phê bình văn học. Sách giới thiệu những tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới ra đời vào đầu những năm 1930. Cuốn sách được giới văn nghệ sĩ đánh giá rất cao vì những hiểu biết sâu sắc về phong trào Thơ Mới cũng như trình độ cảm thụ thi ca cực kỳ tinh tế của tác giả Hoài Thanh.
Câu 1: Giới thiệu cấu trúc cuốn sách “Thi nhân Việt Nam”.
Bài làm:
“Thi nhân Việt Nam” được xuất bản đầu tiên năm 1942 và được tái bản nhiều lần. cấu trúc chung của cuốn sách cũng theo đó mà thay đổi. Dưới đây là cấu trúc của cuốn sách “Thi nhân Việt Nam” ( tái bản lần thứ 12 ):
Lời mở đầu ( lời nhà xuất bản )
Giới thiệu về tiểu sử của Hoài Thanh và Hoài Chân
Bài văn chiêu hồn của Tản Đà + một số bài thơ tiêu biểu của Tàn Đà
Bài tiểu luận : Một thời đại trong thi ca
Lần lượt giới thiệu về các nhà thơ mới
Sơ lược về tiểu sử của các nhà thơ
Những cảm nhận, cảm thụ về phong cách sáng tác (cũng như các bài thơ đặc sắc) của các nhà thơ
Những bài thơ tiêu biểu
Nhỏ to (Những dòng tâm sự, chia sẻ của tác giả về quá trình viết sách)
Lời cuối sách (Những suy nghĩ xen lẫn hồi ức của nhà văn Từ Sơn – con trai Hoài Thanh, về “Thi nhân Việt Nam” cũng như tác giả của “Thi nhân Việt Nam” với hy vọng giúp cho bạn đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về thơ mới và cuốn sách)
Mục lục.
Câu 2: Tóm tắt bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”.
Bài làm:
Một xã hội xuất mấy ngàn năm kéo dài một cuộc sống gần như không có sự thay đổi về hình thức cũng như tinh thần. Như một cơn gió mạnh từ xa ập đến, cuộc gặp gỡ phương Tây đã gây ra một cuộc biến thiên lớn trong lịch sử Việt Nam.
Trước mắt chúng ta bỗng bày ra những cảnh lạ lùng chưa từng thấy. Lúc đầu ai nấy đều ngơ ngác nhưng rồi cũng quen dần. Từ đô thị, thành phố cho đến những nơi hang cùng ngõ hẹp, cuộc sống đã không còn giữ nguyên hình như ngày trước. Người ta bắt đầu viết chữ quốc ngữ, đua nhau cho con em đến trường Pháp Việt, một số người còn nghĩ đến việc xây dựng một nền văn học riêng cho Việt Nam.
Phương Tây bây giờ đã đi đến chỗ sâu nhất trong hồn ta và ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp trong xã hội. Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới. Đó là kết quả tất yếu của một cuộc biến thiên vĩ đại đã có từ xa xưa (từ hồi Trịnh – Nguyễn phân tranh, lúc người Âu mới đến).
Phép thi ngày xưa bắt học trò vào trường nhì phải làm một bài thơ theo thể thất ngôn với quy luật rất nghiêm khắc, nếu không theo những quy tắc ấy sẽ bị đánh giá hỏng. Nhưng chế độ khoa cử ấy cũng dần bị phá bỏ, ở Nam Kỳ (1864), Bắc Kỳ (1915), ở Trung Kỳ (1918) và theo đó cũng mất địa vị độc tôn. Không dừng lại ở đó, nó liên tiếp bị công kích bởi ông Phạm Thượng Chi, Ô Phan Khôi, Trượng Đình Rư. Cái thời vận luật Đường bấy giờ đã cực kì suy vi. Tuy nhiên như một ngọn gió xa đón hoài không thấy tới, xã hội Việt Nam vẫn chưa thể nhóm dậy một cuộc cách mạng về thơ ca.
Mãi cho đến ngày 10/3/1932, cuộc cách mạng về thơ ca mới thực sự trỗi dậy. Ông Phan Khôi dõng dạc kết án thơ cũ : “Thơ cốt chơn, thơ cũ bị câu thúc quá nên mất chơn”. Ông đã bày ra một lối thơ tạm gọi là thơ mới. Những lời nói của ông Phan được truyền bá đi khắp nơi, lần lượt những bài thơ mới vốn làm từ trước được đưa lên mặt báo. “Tình già”, “Trên đường đời” và “Vắng khách thơ” là ba bài mang tên thơ mới được đăng báo sớm nhất. Rồi thì phong trào thơ mới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hữu Đan
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)