Giới thệu nhạc cụ dân tộc và một số trang phục
Chia sẻ bởi Cao Thị Liễu |
Ngày 13/10/2018 |
78
Chia sẻ tài liệu: Giới thệu nhạc cụ dân tộc và một số trang phục thuộc Âm nhạc 5
Nội dung tài liệu:
Đàn đá: Nhạc khí tự thân vang, thuộc loại xylophone, metallophone. Mỗi nhạc cụ là một bộ gồm nhiều thanh đá hợp thành. Mỗi thanh đá có kích thước và hình dáng khác nhau, được chế tác bằng phương pháp ghè đẽo thô sơ.
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Cồng chiêng còn làm từ ống tre, gọi là K’Nam
Đàn tam thập lục: Là nhạc khí dây, chi gõ của dân tộc Việt, Đàn có 36 dây.
Đàn T’Rưng: Với người Tây Nguyên, đêm đêm quanh ngọn lửa hồng dưới mái nhà rông người ta kể Khan, kể H`mon và hát lên những làn điệu dân ca Jôn-jơ, đợi chờ, giã gạo...
Đàn K’ni: Người Ba Na và Ê Đê dùng để chỉ loại đàn một dây dùng cật tre làm cung kéo của một số tộc sống trên dọc Trường Sơn - Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Xơ Đăng, Pa Kô, Hrê...
Đàn Tranh có từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Thời Lý - Trần, Đàn Tranh chỉ có độ 15 dây nên bấy giờ gọi là "Thập ngũ huyền cầm" và được dùng trong ban "Đồng văn, nhã nhạc" (đời Lê Thánh Tôn thế kỷ 15), sau được dùng trong cả ban nhạc giáo phường. Thời Nguyễn (thế kỷ 19) dùng trong ban "nhạc Huyền" hay "Huyền nhạc", giờ được sử dụng với 16 dây nên được gọi là "Thập lục huyền cầm".
Đàn Hồ hay còn gọi là Đàn Gáo,là nhạc khí họ dây, chi kéo cung vĩ của dân tộc Việt. Đàn Hồ tham gia trong dàn nhã nhạc, phường bát âm, dàn nhạc sân khấu tuồng, chèo và giữ vai trò quan trọng trong ban nhạc xẩm.
Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền Cầm, là nhạc cụ họ dây chi gẩy của dân tộc Việt. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Âm hưởng của Đàn Bầu nhỏ chỉ thích hợp với không gian yên tĩnh. Thủa xưa Đàn Bầu là nhạc cụ của những người hát rong (hát Xẩm).
Đàn Cò (Đàn Nhị) đã có mặt trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam từ lâu đời, đã trở nên thân quen và gần gũi với mọi người dân Việt Nam.
Đàn Nguyệt được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt. Từ thế kỷ 11cho tới nay, nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt và là nhạc cụ chủ yếu dành cho nam giới.
Đàn Tính: nhạc cụ của các dân tộc Tày, Nùng, Thái cư trú tại các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam. Người Tày, Nùng gọi là Tính Then, người Thái gọi là Tính Tẩu (Tính là đàn, Tẩu gọi là quả bầu).
Tỳ Bà tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa
Klông Pút: Tên gọi tiếng Xơ Đăng này đã trở nên phổ thông để chỉ loại nhạc khí hơi của một số tộc trên Tây Nguyên như Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Hrê... Một trong số không nhiều nhạc khí dành cho nữ giới.
Khèn là một loại nhạc khí bản địa rất cổ đã có mặt ở Việt Nam từ trước Công nguyên. Nhiều tộc ở Việt Nam vẫn sử dụng phổ biến loại nhạc khí này.
Trống đồng: Là nhạc khí tự thân vang, chi gõ của dân tộc Việt. Trống Đồng được đúc bằng đồng cả vành và tang trống.
Trống Xẩm hay còn gọi là trống mảnh, là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ của dân tộc Việt.
Ngoài đền thờ 18 vị Vua Hùng có công tạo dựng đất nước, tỉnh Phú Thọ - một địa danh được gọi với cái tên đất Tổ - là nơi gìn giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống, vật thể và phi vật thể, trong đó, Trống Đất - một trong những nhạc cụ cổ nhất của dân tộc Việt Nam.
Trống Chiên:Là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ của dân tộc Việt.
Trống Paranưng là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ vỗ của tộc người Chǎm Ninh Thuận, Bình Thuận.
Trống Cơm - nhạc cụ họ màng rung, chi vỗ của dân tộc Việt. Được gọi là "Trống Cơm" vì trước khi sử dụng, nhạc công dùng cơm nóng nghiền nhuyễn gắn vào mặt trống để điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh.
Trống Cái là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ có kích thước lớn của dân tộc Việt.
Trống Đế là nhạc khí gõ, họ màng rung của dân tộc Việt. Đúng như tên gọi, Trống Đế làm nhiệm vụ đế, có nghĩa là lót, là chỗ dựa, làm điểm xuyết cho diễn viên khi biểu diễn và ca hát .
Sáo Trúc là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi hơi vòm của dân tộc Việt. Đặc biệt rất được phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam.
Trống Bông: Là nhạc khí màng rung, chi vỗ của dân tộc Việt.
Sáo Mông :"sáo" cũng thường được dùng để chỉ nhiều loại nhạc khí hơi khác của các tộc ít người mà cấu trúc hết sức đa dạng: gồm 1 hoặc 2 ống không gắn cũng như có gắn lưỡi gà, không lỗ bấm cũng như có 1-2 cho tới 6-7 lỗ bấm, thổi dọc cũng như thổi ngang. Tên gọi "Sáo Mông" (hoặc "sáo Mèo").
Sáo Diều : Là nhạc cụ họ hơi, chi hơi lùa của dân tộc Việt. Chỉ loại nhạc cụ hơi một ống bằng tre hoặc trúc, có 6 lỗ bấm và thổi ngang.
Kypah là tên người Êđê gọi một nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do. Kypah được dùng phổ biến ở một số dân tộc Tây Nguyên với những tên gọi khác như: dân tộc Giarai gọi là Tơ Jiếp, dân tộc Tà ôi gọi là Tâng Coi …
Tâng coi là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Tà ôi. Một số dân tộc khác cũng sử dụng nhạc cụ này nhưng với tên gọi khác như dân tộc Bahnar gọi là T nuốt, dân tộc Việt gọi là Tù và sừng trâu.
Areng là nhạc cụ họ hơi chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Tà ôi, dân tộc hiện đang cư trú ở huyện Alưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Areng khi diễn tấu có thể ngồi hoặc quỳ, do một người nam giới thổi và người nữ ở đầu kia dùng miệng làm bầu cộng hưởng.
Đing Buốt là tên gọi một nhạc cụ của người Êđê. Đing Buốt được làm bằng một ống nứa nhỏ. Đing Buốt là nhạc cụ ưa thích của thanh niên Êđê, họ thường thổi trên nương rẫy, khi vui chơi.
Đing Nǎm là tên gọi một loại nhạc cụ rất quen thuộc của đồng bào Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên đều có tên gọi khác nhau. Ví dụ: Dân tộc M’nông gọi là M’buốt, dân tộc Raglay gọi là Ku Puốt, còn người Êđê gọi nó bằng tên đơn giản là Đing Nǎm. Âm sắc của Đing Nǎm vang, khỏe, mênh mang.
Đing Tác Ta, tên gọi một loại nhạc cụ khá phổ biến của dân tộc Êđê. Được xếp vào nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do. Đing Tác Ta được chế tác bằng một thân nứa. Người ta hay sử dụng Đinh Tác Ta trên nương rẫy, lúc đi đường, hay trong sinh hoạt giao duyên.
Kupuốt - một loại khèn thuộc họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Raglai. Kupuốt là nhạc cụ dành cho nam giới, Kupuốt thường xuất hiện trong các sinh hoạt tín ngưỡng của dân tộc Raglai.
M`buốt là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc H`mông. Được làm từ 1 quả bầu khô và 6 ống tre xếp thành 2 hàng được cắm vào trong quả bầu. M`buốt thường được chơi trong đám hỏi, trong lúc tỏ tình hay thậm chí là trên nương rẫy hoặc đi đường.
Pí Láo Nọi là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do, phổ biến ở dân tộc Thái, vùng Tây Bắc.
Pí Láo Nọi làm bằng một đoạn nứa. Âm sắc của Pí Láo Nọi giòn, rè, tiếng vang, trong, trữ tình phù hợp với những bản nhạc có tình cảm sâu lắng êm dịu.
Tiêu là loại sáo thổi dọc trung âm của dân tộc Việt. Tiêu được làm bằng thân ống nứa. Tiêu tham gia trong dàn nhạc tài tử, ban nhạc tang lễ, phường bát âm, dàn nhạc sân khấu chèo, tuồng. Ngày nay, Tiêu đã được đưa vào dàn nhạc dân tộc tổng hợp hòa tấu.
Đing jơng (Đing téc) Là nhạc cụ họ hơi, chi hơi lùa của dân tộc Gia Rai.
Đing jơng gồm 13 ống nứa. Là nhạc cụ dành cho nữ giới. Âm thanh Đing jơng nghe mờ ảo, thì thầm, nhè nhẹ như gió thoảng bởi cách đẩy hơi lướt trên các miệng ống.
Đing tút là nhạc cụ họ hơi, chi vòm của dân tộc Êđê. Đing tút gồm 6 ống nứa. Khi chơi Đing tút, 6 cô gái mỗi người một ống đặt môi lên miệng ống và chụm môi để thổi, lòng bàn tay làm động tác bịt, mở tạo nên những âm láy rền.
Ưng Quái - nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do, là nhạc cụ độc tấu dùng trong sinh hoạt thường ngày của dân tộc Cơtu. Ưng Quái được làm bằng một mảnh đồng dát mỏng hình chiếc lá tre dài 8 cm. Khi sử dụng người chơi đàn đặt hờ đàn vào giữa hai môi, dùng ngón tày bật vào đầu đàn làm rung bộ phận tam giác tạo ra các âm thanh vang lên trong khoang miệng.
Pí Thiu hoặc Pí Khúi là tên gọi một nhạc cụ hơi thổi rất được thanh niên dân tộc Thái ưa thích. Pí Thiu được làm bằng một loại nứa nhỏ. Âm sắc của Pí Thiu ấm áp, du dương, trữ tình, đẹp, phù hợp với các bài có tình cảm sâu lắng, êm dịu.
Pí Tót là loại sáo thổi bằng mũi của dân tộc Khơ mú tỉnh Sơn La và Lai Châu. Sáo được xếp vào nhạc cụ họ hơi, chi lỗ vòm. Pí tót được làm bằng một loại nứa nhỏ. Pí tót là nhạc cụ của nữ giới sử dụng trong sinh hoạt thường ngày để ru trẻ nhỏ ngủ và dùng trong sinh hoạt giao duyên.
Kèn Xaranai là nhạc cụ định âm duy nhất trong các nhạc cụ khác nhau của dân tộc Chǎm. Xaranai thuộc họ hơi chi dǎm kép. Kèn Xaranai có vai trò lớn trong dàn nhạc truyền thống của người Chǎm vì âm thanh của kèn vang, khoẻ và thường đi giai điệu khi hòa tấu.
Xi-u là nhạc cụ họ hơi, chi dǎm kép của dân tộc H`mông, một dân tộc sống ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Xi-u là nhạc cụ do nam giới sử dụng để hoà tấu với các nhạc cụ khác trong các nghi lễ phong tục của đồng bào dân tộc H`mông.
Pí Sên là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Thái - tỉnh Sơn La. Pí Sên được làm từ 1 ống nứa có chiều dài 71 cm. Âm thanh của Pí Sên trầm đục và rè, có mầu sắc huyền bí.
Sáo Ala là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà. Thân sáo là một ống nứa dài khoảng từ 30 - 40 cm và rất được người BaNa yêu thích. Tiếng Ala ấm áp, mơ màng khi thực khi ảo nghe rất hấp dẫn.
Kèn Bầu còn có tên gọi khác là Già nam, Kèn loa, Kèn bóp, Kèn bát là nhạc khí hơi dǎm kép của dân tộc Việt. Kèn có 3 loại : Kèn tiểu (giọng C hoặc D), Kèn trung (giọng G hoặc A), Kèn đại (giọng E0 hoặc F). Âm thanh kèn Bầu khoẻ, vang, hơi chói. Kèn Bầu là nhạc cụ không thể thiếu của các dàn nhạc: Nhã nhạc, Đại nhạc, Lễ nhạc, Huyền nhạc và đặc biệt là dàn nhạc Tuồng.
Khèn Bè là nhạc cụ họ hơi chi lưỡi gà của dân tộc Thái Việt Nam. Khèn Bè có tên Thái là Kén Pé hoặc Pí Pe. Khèn Bè có 14 ống nứa tép, trên thực tế chỉ có 13 ống phát ra âm thanh, ống còn lại được xếp theo hàng cho chiếc. Khèn Bè Thái là nhạc cụ của nam giới, dùng trong sinh hoạt vui chơi giải trí
Klông-Pút là nhạc cụ họ hơi, chi hơi vỗ của người Xê Đǎng. Đàn gồm nhiều ống bằng nứa, mỗi ống là một âm. Các ống đàn được xếp thứ tự từ thấp lên cao trên một giá đỡ bằng tre rất thô sơ. Tương tự như đàn Klon-Pút, người XêĐǎng có Đinh - Pút, người BaNa có Đing - Pol, nhưng Klon -Pút của dân tộc Xê Đǎng khác biệt là có thể giành cho nhiều người chơi cùng một lúc.
Pí Lè là nhạc cụ thuộc họ hơi, chi dǎm kép, của dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Tiếng Pí Lè không thể thiếu được trong các nghi lễ phong tục mang tính chất trang nghiêm và thiêng liêng của người Thái.
Pí Pặp là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà. Đây là nhạc cụ rất phổ biến ở đồng bào dân tộc Thái, đặc biệt là Thái Tây Bắc. Âm thanh của Pí Pặp ấm nhưng rè, có pha chất âm bồi, tiếng trong, trữ tình giống như giọng hát của các cô gái. Pí Pặp là nhạc cụ dùng trong sinh hoạt giao duyên. Nam giới sử dụng Pí đệm cho nữ giới hát. Người thổi Pí Pặp thường thổi hơi luồn liên tục. Pí Pặp cũng có các kỹ thuật : Rung, luyến, láy, đánh lưỡi, nhấn hơi, vuốt hơi, nén hơi.
Bẳng bu là nhạc cụ họ hơi, chi dỗ, rập, không định âm của người Thái và một số cư dân sống ở vùng Tây bắc Việt Nam. Bẳng bu được làm bằng tre rỗng hai đầu. Bẳng bu thường được diễn tấu trong nghi lễ nông nghiệp, đệm cho điệu múa của ông Mo.
Goong Kram hay Goong Đer (Giarai), Goong Rơ La (Mnông gar), Koktalư (Raglay)... là nhạc cụ họ dây chi gẩy của dân tộc Êđê. Khi sử dụng, người biểu diễn ngồi xếp bằng trên sàn, hai chân tỳ giữ đàn, các ngón tay lần lượt búng vào các dây đàn tạo ra âm thanh nghe giòn giã vui tai.
Goong Kram là nhạc cụ do nam giới sử dụng ở những nơi yên tĩnh trong sinh hoạt thường ngày và trong sinh hoạt giao duyên.
Zèn xìn là nhạc cụ thuộc họ dây, chi gẩy của dân tộc H’mông (cư trú ở miền núi phía Bắc Việt). Âm thanh của Zèn Xìn trong sáng, thanh thoát, đều đặn, đanh khô ít vang.
Kok-ta-lư là nhạc cụ họ dây, chi gảy của dân tộc Raglay tỉnh Ninh Thuận Thân đàn được làm từ một ống tre thông hai đầu, đường kính 8 cm, dài 50 cm. Đàn có 12 dây được tách ra từ chính phần cật của ống tre, dây đàn được chia thành 6 cặp dây đôi. Kok-ta-lư là nhạc cụ dành cho nam giới dùng để độc tấu, hòa tấu, mô phỏng lại âm thanh, bài bản của dàn mã la 6 chiếc.
Tàn Máng là nhạc họ dây, chi gẩy của dân tộc Mường. Tàn Máng có hình dáng gần giống đàn bầu của dân tộc Việt, nhưng cấu tạo đơn giản hơn. Tàn máng là nhạc cụ dùng để độc tấu hoặc hòa tấu trong sinh hoạt thường ngày của người Mường.
Đàn Tam là nhạc cụ dây gẩy của dân tộc Việt. Đàn được mắc ba dây nên gọi là Đàn Tam (tam là ba).
Hộp đàn là khuôn gỗ dầy hình chữ nhật (4 cạnh tròn) Đàn Tam được dùng phổ biến trong dàn nhạc chèo, phường bát âm, ban nhã nhạc.
ĐÀN MÔI: là một trong những nhạc cụ được đồng bào các dân tộc thiểu số rất ưa chuộng: "Loại đàn môi bằng kim khí có thể tìm thấy ở vùng người dân tộc Gia Rai, bằng thau ở dân tộc Mông, bằng tre ở dân tộc Ba Na, Ê Đê..”.
ĐÀN BẦU: Cái độc đáo ở đây là cây đàn cấu trúc rất đơn giản. Chỉ với một dây nhưng nó diễn tả được mọi cung bậc của âm thanh và tình cảm.
Đàn sến là nhạc khí dây gẩy của dân tộc Việt. Được dùng phổ biến ở Miền Nam. Hộp đàn hình hoa đào sáu cánh hoặc hình lục giác, đường kính 28 cm. Đàn sến thường dùng trong các dàn nhạc sân khấu, tuồng, cải lương.
Sáo diều Là nhạc cụ họ hơi, chi hơi lùa của dân tộc Việt. Thân sáo được làm bằng một đoạn tre. Sáo diều thường ngân vang trên xóm làng quê hương trên cánh đồng bát ngát vào những chiều hè gió mát, những đêm trǎng sáng, hoặc dùng trong sinh hoạt vui chơi giải trí.
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Cồng chiêng còn làm từ ống tre, gọi là K’Nam
Đàn tam thập lục: Là nhạc khí dây, chi gõ của dân tộc Việt, Đàn có 36 dây.
Đàn T’Rưng: Với người Tây Nguyên, đêm đêm quanh ngọn lửa hồng dưới mái nhà rông người ta kể Khan, kể H`mon và hát lên những làn điệu dân ca Jôn-jơ, đợi chờ, giã gạo...
Đàn K’ni: Người Ba Na và Ê Đê dùng để chỉ loại đàn một dây dùng cật tre làm cung kéo của một số tộc sống trên dọc Trường Sơn - Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Xơ Đăng, Pa Kô, Hrê...
Đàn Tranh có từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Thời Lý - Trần, Đàn Tranh chỉ có độ 15 dây nên bấy giờ gọi là "Thập ngũ huyền cầm" và được dùng trong ban "Đồng văn, nhã nhạc" (đời Lê Thánh Tôn thế kỷ 15), sau được dùng trong cả ban nhạc giáo phường. Thời Nguyễn (thế kỷ 19) dùng trong ban "nhạc Huyền" hay "Huyền nhạc", giờ được sử dụng với 16 dây nên được gọi là "Thập lục huyền cầm".
Đàn Hồ hay còn gọi là Đàn Gáo,là nhạc khí họ dây, chi kéo cung vĩ của dân tộc Việt. Đàn Hồ tham gia trong dàn nhã nhạc, phường bát âm, dàn nhạc sân khấu tuồng, chèo và giữ vai trò quan trọng trong ban nhạc xẩm.
Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền Cầm, là nhạc cụ họ dây chi gẩy của dân tộc Việt. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Âm hưởng của Đàn Bầu nhỏ chỉ thích hợp với không gian yên tĩnh. Thủa xưa Đàn Bầu là nhạc cụ của những người hát rong (hát Xẩm).
Đàn Cò (Đàn Nhị) đã có mặt trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam từ lâu đời, đã trở nên thân quen và gần gũi với mọi người dân Việt Nam.
Đàn Nguyệt được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt. Từ thế kỷ 11cho tới nay, nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt và là nhạc cụ chủ yếu dành cho nam giới.
Đàn Tính: nhạc cụ của các dân tộc Tày, Nùng, Thái cư trú tại các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam. Người Tày, Nùng gọi là Tính Then, người Thái gọi là Tính Tẩu (Tính là đàn, Tẩu gọi là quả bầu).
Tỳ Bà tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa
Klông Pút: Tên gọi tiếng Xơ Đăng này đã trở nên phổ thông để chỉ loại nhạc khí hơi của một số tộc trên Tây Nguyên như Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Hrê... Một trong số không nhiều nhạc khí dành cho nữ giới.
Khèn là một loại nhạc khí bản địa rất cổ đã có mặt ở Việt Nam từ trước Công nguyên. Nhiều tộc ở Việt Nam vẫn sử dụng phổ biến loại nhạc khí này.
Trống đồng: Là nhạc khí tự thân vang, chi gõ của dân tộc Việt. Trống Đồng được đúc bằng đồng cả vành và tang trống.
Trống Xẩm hay còn gọi là trống mảnh, là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ của dân tộc Việt.
Ngoài đền thờ 18 vị Vua Hùng có công tạo dựng đất nước, tỉnh Phú Thọ - một địa danh được gọi với cái tên đất Tổ - là nơi gìn giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống, vật thể và phi vật thể, trong đó, Trống Đất - một trong những nhạc cụ cổ nhất của dân tộc Việt Nam.
Trống Chiên:Là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ của dân tộc Việt.
Trống Paranưng là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ vỗ của tộc người Chǎm Ninh Thuận, Bình Thuận.
Trống Cơm - nhạc cụ họ màng rung, chi vỗ của dân tộc Việt. Được gọi là "Trống Cơm" vì trước khi sử dụng, nhạc công dùng cơm nóng nghiền nhuyễn gắn vào mặt trống để điều chỉnh độ cao thấp của âm thanh.
Trống Cái là nhạc cụ họ màng rung, chi gõ có kích thước lớn của dân tộc Việt.
Trống Đế là nhạc khí gõ, họ màng rung của dân tộc Việt. Đúng như tên gọi, Trống Đế làm nhiệm vụ đế, có nghĩa là lót, là chỗ dựa, làm điểm xuyết cho diễn viên khi biểu diễn và ca hát .
Sáo Trúc là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi hơi vòm của dân tộc Việt. Đặc biệt rất được phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam.
Trống Bông: Là nhạc khí màng rung, chi vỗ của dân tộc Việt.
Sáo Mông :"sáo" cũng thường được dùng để chỉ nhiều loại nhạc khí hơi khác của các tộc ít người mà cấu trúc hết sức đa dạng: gồm 1 hoặc 2 ống không gắn cũng như có gắn lưỡi gà, không lỗ bấm cũng như có 1-2 cho tới 6-7 lỗ bấm, thổi dọc cũng như thổi ngang. Tên gọi "Sáo Mông" (hoặc "sáo Mèo").
Sáo Diều : Là nhạc cụ họ hơi, chi hơi lùa của dân tộc Việt. Chỉ loại nhạc cụ hơi một ống bằng tre hoặc trúc, có 6 lỗ bấm và thổi ngang.
Kypah là tên người Êđê gọi một nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do. Kypah được dùng phổ biến ở một số dân tộc Tây Nguyên với những tên gọi khác như: dân tộc Giarai gọi là Tơ Jiếp, dân tộc Tà ôi gọi là Tâng Coi …
Tâng coi là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Tà ôi. Một số dân tộc khác cũng sử dụng nhạc cụ này nhưng với tên gọi khác như dân tộc Bahnar gọi là T nuốt, dân tộc Việt gọi là Tù và sừng trâu.
Areng là nhạc cụ họ hơi chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Tà ôi, dân tộc hiện đang cư trú ở huyện Alưới tỉnh Thừa Thiên Huế. Areng khi diễn tấu có thể ngồi hoặc quỳ, do một người nam giới thổi và người nữ ở đầu kia dùng miệng làm bầu cộng hưởng.
Đing Buốt là tên gọi một nhạc cụ của người Êđê. Đing Buốt được làm bằng một ống nứa nhỏ. Đing Buốt là nhạc cụ ưa thích của thanh niên Êđê, họ thường thổi trên nương rẫy, khi vui chơi.
Đing Nǎm là tên gọi một loại nhạc cụ rất quen thuộc của đồng bào Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên đều có tên gọi khác nhau. Ví dụ: Dân tộc M’nông gọi là M’buốt, dân tộc Raglay gọi là Ku Puốt, còn người Êđê gọi nó bằng tên đơn giản là Đing Nǎm. Âm sắc của Đing Nǎm vang, khỏe, mênh mang.
Đing Tác Ta, tên gọi một loại nhạc cụ khá phổ biến của dân tộc Êđê. Được xếp vào nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do. Đing Tác Ta được chế tác bằng một thân nứa. Người ta hay sử dụng Đinh Tác Ta trên nương rẫy, lúc đi đường, hay trong sinh hoạt giao duyên.
Kupuốt - một loại khèn thuộc họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Raglai. Kupuốt là nhạc cụ dành cho nam giới, Kupuốt thường xuất hiện trong các sinh hoạt tín ngưỡng của dân tộc Raglai.
M`buốt là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc H`mông. Được làm từ 1 quả bầu khô và 6 ống tre xếp thành 2 hàng được cắm vào trong quả bầu. M`buốt thường được chơi trong đám hỏi, trong lúc tỏ tình hay thậm chí là trên nương rẫy hoặc đi đường.
Pí Láo Nọi là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do, phổ biến ở dân tộc Thái, vùng Tây Bắc.
Pí Láo Nọi làm bằng một đoạn nứa. Âm sắc của Pí Láo Nọi giòn, rè, tiếng vang, trong, trữ tình phù hợp với những bản nhạc có tình cảm sâu lắng êm dịu.
Tiêu là loại sáo thổi dọc trung âm của dân tộc Việt. Tiêu được làm bằng thân ống nứa. Tiêu tham gia trong dàn nhạc tài tử, ban nhạc tang lễ, phường bát âm, dàn nhạc sân khấu chèo, tuồng. Ngày nay, Tiêu đã được đưa vào dàn nhạc dân tộc tổng hợp hòa tấu.
Đing jơng (Đing téc) Là nhạc cụ họ hơi, chi hơi lùa của dân tộc Gia Rai.
Đing jơng gồm 13 ống nứa. Là nhạc cụ dành cho nữ giới. Âm thanh Đing jơng nghe mờ ảo, thì thầm, nhè nhẹ như gió thoảng bởi cách đẩy hơi lướt trên các miệng ống.
Đing tút là nhạc cụ họ hơi, chi vòm của dân tộc Êđê. Đing tút gồm 6 ống nứa. Khi chơi Đing tút, 6 cô gái mỗi người một ống đặt môi lên miệng ống và chụm môi để thổi, lòng bàn tay làm động tác bịt, mở tạo nên những âm láy rền.
Ưng Quái - nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do, là nhạc cụ độc tấu dùng trong sinh hoạt thường ngày của dân tộc Cơtu. Ưng Quái được làm bằng một mảnh đồng dát mỏng hình chiếc lá tre dài 8 cm. Khi sử dụng người chơi đàn đặt hờ đàn vào giữa hai môi, dùng ngón tày bật vào đầu đàn làm rung bộ phận tam giác tạo ra các âm thanh vang lên trong khoang miệng.
Pí Thiu hoặc Pí Khúi là tên gọi một nhạc cụ hơi thổi rất được thanh niên dân tộc Thái ưa thích. Pí Thiu được làm bằng một loại nứa nhỏ. Âm sắc của Pí Thiu ấm áp, du dương, trữ tình, đẹp, phù hợp với các bài có tình cảm sâu lắng, êm dịu.
Pí Tót là loại sáo thổi bằng mũi của dân tộc Khơ mú tỉnh Sơn La và Lai Châu. Sáo được xếp vào nhạc cụ họ hơi, chi lỗ vòm. Pí tót được làm bằng một loại nứa nhỏ. Pí tót là nhạc cụ của nữ giới sử dụng trong sinh hoạt thường ngày để ru trẻ nhỏ ngủ và dùng trong sinh hoạt giao duyên.
Kèn Xaranai là nhạc cụ định âm duy nhất trong các nhạc cụ khác nhau của dân tộc Chǎm. Xaranai thuộc họ hơi chi dǎm kép. Kèn Xaranai có vai trò lớn trong dàn nhạc truyền thống của người Chǎm vì âm thanh của kèn vang, khoẻ và thường đi giai điệu khi hòa tấu.
Xi-u là nhạc cụ họ hơi, chi dǎm kép của dân tộc H`mông, một dân tộc sống ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Xi-u là nhạc cụ do nam giới sử dụng để hoà tấu với các nhạc cụ khác trong các nghi lễ phong tục của đồng bào dân tộc H`mông.
Pí Sên là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà rung tự do của dân tộc Thái - tỉnh Sơn La. Pí Sên được làm từ 1 ống nứa có chiều dài 71 cm. Âm thanh của Pí Sên trầm đục và rè, có mầu sắc huyền bí.
Sáo Ala là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà. Thân sáo là một ống nứa dài khoảng từ 30 - 40 cm và rất được người BaNa yêu thích. Tiếng Ala ấm áp, mơ màng khi thực khi ảo nghe rất hấp dẫn.
Kèn Bầu còn có tên gọi khác là Già nam, Kèn loa, Kèn bóp, Kèn bát là nhạc khí hơi dǎm kép của dân tộc Việt. Kèn có 3 loại : Kèn tiểu (giọng C hoặc D), Kèn trung (giọng G hoặc A), Kèn đại (giọng E0 hoặc F). Âm thanh kèn Bầu khoẻ, vang, hơi chói. Kèn Bầu là nhạc cụ không thể thiếu của các dàn nhạc: Nhã nhạc, Đại nhạc, Lễ nhạc, Huyền nhạc và đặc biệt là dàn nhạc Tuồng.
Khèn Bè là nhạc cụ họ hơi chi lưỡi gà của dân tộc Thái Việt Nam. Khèn Bè có tên Thái là Kén Pé hoặc Pí Pe. Khèn Bè có 14 ống nứa tép, trên thực tế chỉ có 13 ống phát ra âm thanh, ống còn lại được xếp theo hàng cho chiếc. Khèn Bè Thái là nhạc cụ của nam giới, dùng trong sinh hoạt vui chơi giải trí
Klông-Pút là nhạc cụ họ hơi, chi hơi vỗ của người Xê Đǎng. Đàn gồm nhiều ống bằng nứa, mỗi ống là một âm. Các ống đàn được xếp thứ tự từ thấp lên cao trên một giá đỡ bằng tre rất thô sơ. Tương tự như đàn Klon-Pút, người XêĐǎng có Đinh - Pút, người BaNa có Đing - Pol, nhưng Klon -Pút của dân tộc Xê Đǎng khác biệt là có thể giành cho nhiều người chơi cùng một lúc.
Pí Lè là nhạc cụ thuộc họ hơi, chi dǎm kép, của dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Tiếng Pí Lè không thể thiếu được trong các nghi lễ phong tục mang tính chất trang nghiêm và thiêng liêng của người Thái.
Pí Pặp là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà. Đây là nhạc cụ rất phổ biến ở đồng bào dân tộc Thái, đặc biệt là Thái Tây Bắc. Âm thanh của Pí Pặp ấm nhưng rè, có pha chất âm bồi, tiếng trong, trữ tình giống như giọng hát của các cô gái. Pí Pặp là nhạc cụ dùng trong sinh hoạt giao duyên. Nam giới sử dụng Pí đệm cho nữ giới hát. Người thổi Pí Pặp thường thổi hơi luồn liên tục. Pí Pặp cũng có các kỹ thuật : Rung, luyến, láy, đánh lưỡi, nhấn hơi, vuốt hơi, nén hơi.
Bẳng bu là nhạc cụ họ hơi, chi dỗ, rập, không định âm của người Thái và một số cư dân sống ở vùng Tây bắc Việt Nam. Bẳng bu được làm bằng tre rỗng hai đầu. Bẳng bu thường được diễn tấu trong nghi lễ nông nghiệp, đệm cho điệu múa của ông Mo.
Goong Kram hay Goong Đer (Giarai), Goong Rơ La (Mnông gar), Koktalư (Raglay)... là nhạc cụ họ dây chi gẩy của dân tộc Êđê. Khi sử dụng, người biểu diễn ngồi xếp bằng trên sàn, hai chân tỳ giữ đàn, các ngón tay lần lượt búng vào các dây đàn tạo ra âm thanh nghe giòn giã vui tai.
Goong Kram là nhạc cụ do nam giới sử dụng ở những nơi yên tĩnh trong sinh hoạt thường ngày và trong sinh hoạt giao duyên.
Zèn xìn là nhạc cụ thuộc họ dây, chi gẩy của dân tộc H’mông (cư trú ở miền núi phía Bắc Việt). Âm thanh của Zèn Xìn trong sáng, thanh thoát, đều đặn, đanh khô ít vang.
Kok-ta-lư là nhạc cụ họ dây, chi gảy của dân tộc Raglay tỉnh Ninh Thuận Thân đàn được làm từ một ống tre thông hai đầu, đường kính 8 cm, dài 50 cm. Đàn có 12 dây được tách ra từ chính phần cật của ống tre, dây đàn được chia thành 6 cặp dây đôi. Kok-ta-lư là nhạc cụ dành cho nam giới dùng để độc tấu, hòa tấu, mô phỏng lại âm thanh, bài bản của dàn mã la 6 chiếc.
Tàn Máng là nhạc họ dây, chi gẩy của dân tộc Mường. Tàn Máng có hình dáng gần giống đàn bầu của dân tộc Việt, nhưng cấu tạo đơn giản hơn. Tàn máng là nhạc cụ dùng để độc tấu hoặc hòa tấu trong sinh hoạt thường ngày của người Mường.
Đàn Tam là nhạc cụ dây gẩy của dân tộc Việt. Đàn được mắc ba dây nên gọi là Đàn Tam (tam là ba).
Hộp đàn là khuôn gỗ dầy hình chữ nhật (4 cạnh tròn) Đàn Tam được dùng phổ biến trong dàn nhạc chèo, phường bát âm, ban nhã nhạc.
ĐÀN MÔI: là một trong những nhạc cụ được đồng bào các dân tộc thiểu số rất ưa chuộng: "Loại đàn môi bằng kim khí có thể tìm thấy ở vùng người dân tộc Gia Rai, bằng thau ở dân tộc Mông, bằng tre ở dân tộc Ba Na, Ê Đê..”.
ĐÀN BẦU: Cái độc đáo ở đây là cây đàn cấu trúc rất đơn giản. Chỉ với một dây nhưng nó diễn tả được mọi cung bậc của âm thanh và tình cảm.
Đàn sến là nhạc khí dây gẩy của dân tộc Việt. Được dùng phổ biến ở Miền Nam. Hộp đàn hình hoa đào sáu cánh hoặc hình lục giác, đường kính 28 cm. Đàn sến thường dùng trong các dàn nhạc sân khấu, tuồng, cải lương.
Sáo diều Là nhạc cụ họ hơi, chi hơi lùa của dân tộc Việt. Thân sáo được làm bằng một đoạn tre. Sáo diều thường ngân vang trên xóm làng quê hương trên cánh đồng bát ngát vào những chiều hè gió mát, những đêm trǎng sáng, hoặc dùng trong sinh hoạt vui chơi giải trí.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Thị Liễu
Dung lượng: 5,95MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)