Giaoan10
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hiền |
Ngày 26/04/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: giaoan10 thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn: 12 /01/08
Tiết theo PPCT: 38
Trường: THPT Nguyễn Huệ
Giáo viên: Nguyễn Văn Hiền
Chương III
Soạn thảo văn bản
Bài 14:
Khái niệm về soạn thảo văn bản
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Nắm được các chức năng chung của hệ soản thảo văn bản, các khái niệm liên quan đến việc trình bày văn bản.
+ Có khải niệm về các vấn đề liên quan đến xử lí chữ viết trong văn bản.
+ Hiểu một số qui ước trong soạn thảo văn bản.
+ Làm quen và bước đầu nhớ 1 trong 2 cách gõ văn bản
Thái độ:
+ Nghiêm túc học bài sôi nổi góp ý xây dựng bài.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên:
+ Giáo án lên lớp, đồ dùng trực quan (bảng qui tắc gõ tiếng việt) và nghiên cứu tài liệu.
Chuẩn bị của học sinh:
+ Sách giáo khoa và đọc trước bài mới.
III. Tiến trình lên lớp:
định tổ chức lớp:
2.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Tiếng việt trong soạn thảo văn bản
a. Xử lí chữ việt trong máy tính
GV: Đặt vấn đề
Hiện nay đã có một số phần mềm xử lí được các chữ như: chữ việt (quốc ngữ), chữ nômđể xử lí chữ việt trên máy tính cần phân biệt một số công việc chính là gì?
b. Gõ chữ việt
GV: Người dùng đưa văn bản vào máy tính nhưng trên bàn phím không có một số kí tự trong tiếng việt nên cần có chương trình hỗ trợ thường chúng ta gõ theo 1 trong hai kiểu gõ phổ biến hiện nay.
Là kiểu TELEX hoặc là VNI.
GV: Dờu của từ phải được gõ sau cùng sau khi đã gõ hết kí tự của từ.
GV: Vậy khi ta gõ từ “Xoong” thì ta gõ thế nào nên sẽ cách gõ gọi là lặp dâu như sau:
ddd = dd ooo = oo
eee = ee [[ = [
]] = ]
GV: Đưa ra các câu văn bản yêu cầu HS lên bảng viết thành cách gõ văn bản như trong máy tính.
c. Bộ mã cho chữ việt
GV: Hai bộ mã phổ biến hiện nay dựa trên bảng mã ASCII là TCVN3 và VNI, ngoài ra còn có bộ mã Unicode đã được qui định để sử dụng trong các văn bản hành chính quốc gia.
d. Bộ phông chữ việt
GV: Để hiển thị và in được chữ việt, chúng ta cần có các bộ phông chữ Việt tương ứng với tường bộ mã. Có nhiều bộ phông và nhiều bộ chữ khác nhau.
Văn bản chữ việt soạn từ máy tính này gửi sang máy tính khác có thể không hiển thị đúng do việc các phần mềm soạn thảo dùng các bộ mã và phông chữ khác nhau. Tình hình này đang được cải thiện khi chúng ta chuyển sang dùng bộ kí tự Unicode thống nhất với mọi phần mềm đề hỗ trợ cho bộ kí tự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)