GiaoAn Tin 8 Bai 7
Chia sẻ bởi Nguyễn Ánh Nguyệt |
Ngày 06/11/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: GiaoAn Tin 8 Bai 7 thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Tiết:
Ngày dạy:
CÂU LỆNH LẶP
Mục tiêu.
Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
Hiểu được nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán.
Hiểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần lặp biết trước for…do trong Pascal.
Biết được câu lệnh ghép trong Pascal.
Chuẩn bị.
Giáo viên:
SGK, SGV, giáo án.
Chuẩn bị ví dụ minh học về câu lệnh lặp.
Học sinh.
SGK, vở.
Xem trước bài 7.
Phương pháp: kết hợp phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương pháp trực quan, đặt và giải quyết vấn đề.
Tiến trình tiết dạy.
Ổn định lớp: ổn định, yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên nêu câu hỏi, gọi học sinh trả lời, đánh giá, nhận xét, cho điểm.
Câu hỏi: hãy nêu cú pháp của câu lệnh dạng thiếu và dạng đầy đủ.
Mở đầu.
- Hằng ngày, có những công việc được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, trong đó có những công việc lặp lại với số lần xác định, nhưng cũng có những công việc lặp lại với số lần không xác định. Vậy khi gặp những bài toán như vậy ta sẽ giải quyết như thế nào? Trong Pascal có lệnh dùng để giải quyết vấn đề này rất hiệu quả, lệnh đó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần.
GV: Hãy nêu các công việc mà các em thường thực hiện lặp đi lại lại hàng ngày?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Hàng ngày có nhiều công việc được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, có những công việc được lặp lại với số lần nhất định, biết trước, nhưng cũng có những công việc lặp lại với số lần không biết trước.
HS: Trật tự, tập trung nghe giảng và ghi tóm tắt nội dung bài học.
GV: Thuyết trình về một số công việc được thực hiện lặp lại hàng ngày. Ví dự như: học bài, quét nhà, ăn cơm,…
GV: Trong các công việc trên thì công việc nào được lặp lại với số lần biết trước? Công việc nào lặp lại với số lần không biết trước?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, tóm lại thì lặp có hai loại:
- Lặp với số lần biết trước. Ví dụ: đánh răng, tắm.
- Lặp với số lần không biết trước. Ví dụ: học bài.
- Trong cuộc sống có nhiều công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Khi viết chương trình cho máy tính cũng vậy, để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện đúng công việc, nhiều khi ta cần phải viết lặp lại nhiều lần câu lệnh để thực hiện một công việc nhất định.
2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh.
GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1 SGK.
HS: Đọc, các HS còn lại chú ý lắng nghe và hiểu.
Ví dụ 1: Vẽ ba hình vuông bằng nhau, có cạnh 1 đơn vị.
GV:Thao tác nào được lặp lại khi vẽ ba hình vuông?
HS: Trả lời (thao tác vẽ hình vuông được lặp lại ba lần).
GV: Nhận xét. Mỗi hình vuông là ảnh dịch chuyển của hình bên trái nó một khoảng cách. Do đó ta chỉ cần lặp lại thao tác vẽ hình vuông ba lần.
GV: Gọi HS nêu thuật toán.
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Thuyết trình: bài toán vẽ một hình vuông (hình 34 SKG trang 57) có thao tác chính là vẽ bốn cạnh bằng nhau. Có nghĩa là lặp lại bốn lần thao tác vẽ một đoạn thẳng, sau mỗi lần vẽ đoạn thẳng, thước kẻ được quay một góc 900 sang phải tại vị trí của bút vẽ.
GV: Thao tác nào được lặp lại khi vẽ một hình vuông?
HS: Trả lời (thao tác vẽ bốn cạnh bằng nhau của hình vuông được lặp lại bốn lần).
Ví dụ 2: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
GV: Nêu ví dụ 2 SGK trang 57 và đặt câu hỏi.
Input và Output của bài toán?
Thuật toán của bài toán?
HS: tập trung suy nghĩ và trả lời, tham gia xây dựng bài học.
GV: Nêu tóm tắt lại ví dụ và đưa ra kết luận về câu lệnh lặp.
Ngày dạy:
CÂU LỆNH LẶP
Mục tiêu.
Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
Hiểu được nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán.
Hiểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần lặp biết trước for…do trong Pascal.
Biết được câu lệnh ghép trong Pascal.
Chuẩn bị.
Giáo viên:
SGK, SGV, giáo án.
Chuẩn bị ví dụ minh học về câu lệnh lặp.
Học sinh.
SGK, vở.
Xem trước bài 7.
Phương pháp: kết hợp phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương pháp trực quan, đặt và giải quyết vấn đề.
Tiến trình tiết dạy.
Ổn định lớp: ổn định, yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên nêu câu hỏi, gọi học sinh trả lời, đánh giá, nhận xét, cho điểm.
Câu hỏi: hãy nêu cú pháp của câu lệnh dạng thiếu và dạng đầy đủ.
Mở đầu.
- Hằng ngày, có những công việc được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, trong đó có những công việc lặp lại với số lần xác định, nhưng cũng có những công việc lặp lại với số lần không xác định. Vậy khi gặp những bài toán như vậy ta sẽ giải quyết như thế nào? Trong Pascal có lệnh dùng để giải quyết vấn đề này rất hiệu quả, lệnh đó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1. Các công việc phải thực hiện nhiều lần.
GV: Hãy nêu các công việc mà các em thường thực hiện lặp đi lại lại hàng ngày?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Hàng ngày có nhiều công việc được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần, có những công việc được lặp lại với số lần nhất định, biết trước, nhưng cũng có những công việc lặp lại với số lần không biết trước.
HS: Trật tự, tập trung nghe giảng và ghi tóm tắt nội dung bài học.
GV: Thuyết trình về một số công việc được thực hiện lặp lại hàng ngày. Ví dự như: học bài, quét nhà, ăn cơm,…
GV: Trong các công việc trên thì công việc nào được lặp lại với số lần biết trước? Công việc nào lặp lại với số lần không biết trước?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, tóm lại thì lặp có hai loại:
- Lặp với số lần biết trước. Ví dụ: đánh răng, tắm.
- Lặp với số lần không biết trước. Ví dụ: học bài.
- Trong cuộc sống có nhiều công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Khi viết chương trình cho máy tính cũng vậy, để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện đúng công việc, nhiều khi ta cần phải viết lặp lại nhiều lần câu lệnh để thực hiện một công việc nhất định.
2. Câu lệnh lặp – một lệnh thay cho nhiều lệnh.
GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1 SGK.
HS: Đọc, các HS còn lại chú ý lắng nghe và hiểu.
Ví dụ 1: Vẽ ba hình vuông bằng nhau, có cạnh 1 đơn vị.
GV:Thao tác nào được lặp lại khi vẽ ba hình vuông?
HS: Trả lời (thao tác vẽ hình vuông được lặp lại ba lần).
GV: Nhận xét. Mỗi hình vuông là ảnh dịch chuyển của hình bên trái nó một khoảng cách. Do đó ta chỉ cần lặp lại thao tác vẽ hình vuông ba lần.
GV: Gọi HS nêu thuật toán.
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Thuyết trình: bài toán vẽ một hình vuông (hình 34 SKG trang 57) có thao tác chính là vẽ bốn cạnh bằng nhau. Có nghĩa là lặp lại bốn lần thao tác vẽ một đoạn thẳng, sau mỗi lần vẽ đoạn thẳng, thước kẻ được quay một góc 900 sang phải tại vị trí của bút vẽ.
GV: Thao tác nào được lặp lại khi vẽ một hình vuông?
HS: Trả lời (thao tác vẽ bốn cạnh bằng nhau của hình vuông được lặp lại bốn lần).
Ví dụ 2: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
GV: Nêu ví dụ 2 SGK trang 57 và đặt câu hỏi.
Input và Output của bài toán?
Thuật toán của bài toán?
HS: tập trung suy nghĩ và trả lời, tham gia xây dựng bài học.
GV: Nêu tóm tắt lại ví dụ và đưa ra kết luận về câu lệnh lặp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ánh Nguyệt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)