Giaoan dong vat
Chia sẻ bởi Nguyễn Sư Quế |
Ngày 05/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: giaoan dong vat thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
Thứ 5 ngày 29 tháng 12 năm 2011
Giáo án Làm quen văn học
Chủ đề: Thế giới thực vật
Hoạt động có chủ đích: kể chuyện “Quả bầu tiên”
Nội dung kết hợp:
+ Âm nhạc: Hát và vận động “Gieo hạt”
+ Tạo hình: trang trí nón mũ…các con vật bằng lá cây, rau củ.
Lứa tuổi: 5 tuổi
I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Nhớ tựa đề và các nhân vật trong truyện
- Hiểu nội dung chuyện thông qua việc trả lời các câu hỏi của cô.
2/ Kỹ năng:
- Biết bắt chước điệu bộ nhân vật trong truyện.
- Biết tự nêu câu hỏi để các bạn trả lời.
3/Phát triển ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ mạch lạc
- Sáng tạo trong giờ học.
4/ Giáo dục:
- Một số nề nếp học tập: tập trung chú ý, đưa tay phát biểu, phối hợp với bạn trong hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị:
III/ Hướng dẫn hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Dẫn dắt.
- Cô đọc câu đố:
“ Cùng họ hàng với bí
Nhưng trái lại tròn hơn
Treo lủng lẳng trong vườn
Vỏ màu xanh biêng biếc?”
1-2 bạn giải câu đố.
- Gọi Cô dẫn dắt: quả bầu được xếp vào nhóm rau ăn củ hay ăn quả? Theo con thì ăn canh bầu có tác dụng gì đối với cơ thể?
- Dẫn dắt: có một câu chuyện kể về quả bầu nhưng không phải là quả bầu bình thường mà đó là “quả bầu tiên”
- Bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe.
Hoạt động 2:
- Cô kể độc diễn, nhập vai nhân vật + xen kẽ hát “gieo hạt”
- Kể xong cô đàm thoại với trẻ.
- Muốn biết được câu chuyện tên gì các con nên đặt câu hỏi như thế nào? ( khuyến khích trẻ đặt câu hỏi)
- Để hỏi nhân vật trong chuyện thì theo con nên đặt câu hỏi nào? (trẻ tự đặt câu hỏi và gọi bạn trả lời)
- Cậu bé chăm sóc chim én như thế nào? Con tưởng tượng xem cậu bé làm những việc gì để chăm sóc chim én?
- Chim én đã đền đáp công ơn của cậu bé bằng cách nào?
- Nếu con là chim én thì con sẽ đền đáp cậu bé như thế nào?
- Theo con, cậu bé trước khi giúp chim én có nghĩ là mình sẽ được chim én giúp đỡ lại không? Vì sao?
Lồng giáo dục: Mình giúp 1 người khác có mong muốn người ta trả ơn không? Vì sao?
Cô kể trích dẫn tiếp: “tên địa chủ…đến hết”
- Tại sao tên địa chủ lại bẻ gãy cánh chim én?
- Tên địa chủ đã bị trừng phạt như thế nào? Tại sao hắn lại bị trừng phạt như thế?
Trò chơi: bắt chước điệu bộ của tên địa chủ khi mang quả bầu về nhà.
*Hoạt động 3:
- Cô mở nhạc, trẻ kết nhóm thành 3 nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 trẻ.
- Nhóm 1: trang trí cánh chim từ khăn voan, giấy màu, trang trí mũ chim.
- Nhóm 2: làm nón mũ, váy áo từ các loại lá cây khác nhau.
- Nhóm 3: trang trí áo bằng các hình tròn cắt từ lá, vẽ mặt tên địa chủ.
* Hoạt động 4:
- Cô và trẻ cùng chơi đóng kịch “Quả bầu tiên”
- Kết thúc giờ học cô và trẻ hát và vận động bài “trái bầu xanh, trái bí xanh”
Giáo án Làm quen văn học
Chủ đề: Thế giới thực vật
Hoạt động có chủ đích: kể chuyện “Quả bầu tiên”
Nội dung kết hợp:
+ Âm nhạc: Hát và vận động “Gieo hạt”
+ Tạo hình: trang trí nón mũ…các con vật bằng lá cây, rau củ.
Lứa tuổi: 5 tuổi
I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Nhớ tựa đề và các nhân vật trong truyện
- Hiểu nội dung chuyện thông qua việc trả lời các câu hỏi của cô.
2/ Kỹ năng:
- Biết bắt chước điệu bộ nhân vật trong truyện.
- Biết tự nêu câu hỏi để các bạn trả lời.
3/Phát triển ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ mạch lạc
- Sáng tạo trong giờ học.
4/ Giáo dục:
- Một số nề nếp học tập: tập trung chú ý, đưa tay phát biểu, phối hợp với bạn trong hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị:
III/ Hướng dẫn hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Dẫn dắt.
- Cô đọc câu đố:
“ Cùng họ hàng với bí
Nhưng trái lại tròn hơn
Treo lủng lẳng trong vườn
Vỏ màu xanh biêng biếc?”
1-2 bạn giải câu đố.
- Gọi Cô dẫn dắt: quả bầu được xếp vào nhóm rau ăn củ hay ăn quả? Theo con thì ăn canh bầu có tác dụng gì đối với cơ thể?
- Dẫn dắt: có một câu chuyện kể về quả bầu nhưng không phải là quả bầu bình thường mà đó là “quả bầu tiên”
- Bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe.
Hoạt động 2:
- Cô kể độc diễn, nhập vai nhân vật + xen kẽ hát “gieo hạt”
- Kể xong cô đàm thoại với trẻ.
- Muốn biết được câu chuyện tên gì các con nên đặt câu hỏi như thế nào? ( khuyến khích trẻ đặt câu hỏi)
- Để hỏi nhân vật trong chuyện thì theo con nên đặt câu hỏi nào? (trẻ tự đặt câu hỏi và gọi bạn trả lời)
- Cậu bé chăm sóc chim én như thế nào? Con tưởng tượng xem cậu bé làm những việc gì để chăm sóc chim én?
- Chim én đã đền đáp công ơn của cậu bé bằng cách nào?
- Nếu con là chim én thì con sẽ đền đáp cậu bé như thế nào?
- Theo con, cậu bé trước khi giúp chim én có nghĩ là mình sẽ được chim én giúp đỡ lại không? Vì sao?
Lồng giáo dục: Mình giúp 1 người khác có mong muốn người ta trả ơn không? Vì sao?
Cô kể trích dẫn tiếp: “tên địa chủ…đến hết”
- Tại sao tên địa chủ lại bẻ gãy cánh chim én?
- Tên địa chủ đã bị trừng phạt như thế nào? Tại sao hắn lại bị trừng phạt như thế?
Trò chơi: bắt chước điệu bộ của tên địa chủ khi mang quả bầu về nhà.
*Hoạt động 3:
- Cô mở nhạc, trẻ kết nhóm thành 3 nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 trẻ.
- Nhóm 1: trang trí cánh chim từ khăn voan, giấy màu, trang trí mũ chim.
- Nhóm 2: làm nón mũ, váy áo từ các loại lá cây khác nhau.
- Nhóm 3: trang trí áo bằng các hình tròn cắt từ lá, vẽ mặt tên địa chủ.
* Hoạt động 4:
- Cô và trẻ cùng chơi đóng kịch “Quả bầu tiên”
- Kết thúc giờ học cô và trẻ hát và vận động bài “trái bầu xanh, trái bí xanh”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Sư Quế
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)