Giao vien TPT ĐỘi

Chia sẻ bởi Phan Nguyen Thai | Ngày 11/05/2019 | 101

Chia sẻ tài liệu: giao vien TPT ĐỘi thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:



PHỤ TRÁCH THIẾU NHI
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG



PT thiếu nhi là người như thế nào?
Hiểu về thiếu nhi
Yêu trẻ, có PP làm việc với thiếu nhi, có PP hướng dẫn hoạt động cho thiếu nhi.
Là đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh
Có phẩm chất, đạo đức tốt, hiểu tâm lý thiếu nhi
Có năng khiếu về văn nghệ, thể thao
Biết làm việc có kế hoạch,…

1. Phụ trách công tác thiếu nhi là ai?
Thuật ngữ cán bộ phụ trách thiếu nhi được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong “Thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng” (tháng 11 năm 1949)
Mục tiêu: Yêu tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hoá.
- Là người được một tổ chức nhà nước hay xã hội cử ra để hướng dẫn giáo dục thiếu nhi theo tinh thần của lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên cơ sở những phương pháp khoa học, nhằm đáp ứng những nhu cầu hợp lý, những lợi ích chính đáng của thiếu nhi và những yêu cầu cụ thể đặt ra trong mỗi giai đoạn cách mạng.
Phụ trách thiếu nhi có những yêu cầu rất cao về phẩm chất và năng lực
Phụ trách thiếu nhi không nhất thiết phải là đoàn viên thanh niên, có thể là hội viên hội phụ nữ, hội liên hiệp thanh niên .v.v…
Thứ ba, trong nhà trường cán bộ phụ trách thiếu nhi bao hàm cả cán bộ phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đó là giáo viên – Tổng phụ trách Đội, phụ trách chi Đội, phụ trách nhi đồng
Phụ trách Đội trong nhà trường?
Là giáo viên tuổi 18-35, Có bằng tốt nghiệp sư phạm (trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm).
Được tổ chức Đoàn phân công (trong độ tuổi đ/v)
Có năng lực, có phẩm chất chính trị vững vàng, gương mẫu trong mọi mặt sinh hoạt, công tác.
Có năng khiếu, năng động, có đủ sức khoẻ... biết vận động học sinh, các lực lượng xã hội và mọi người tham gia công tác Đội.
Vui vẻ, nhiệt tình, yêu trẻ, có kinh nghiệm và PP công tác, được bồi dưỡng về nghiệp vụ về công tác Đoàn - Đội.
2. VỊ TRÍ ,VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN - TPT ĐỘI
+Tổng phụ trách, PT chi đội, PTNĐ (Vừa là phụ trách công tác Đội vừa là một giáo viên của nhà trường)
- Là người đại diện của Đoàn: Nắm chắc và biết vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chủ trương của Đoàn vào công tác Đội
- Có phẩm chất của một nhà giáo dục; Nắm vững kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội, các nguyên tắc hoạt động đội;Có lòng yêu trẻ, thích công việc và hoạt động với trẻ, say mê công tác phụ trách đội.
- Là giáo viên: giảng dạy vững vàng;hiểu biết sâu sắc tâm lý, giáo dục trẻ em;Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng thông qua thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ.
3.1 Vị trí, vai trò của GV-tổng phụ trách:
+ Phụ trách tổ chức, hướng dẫn một liên đội TNTP.HCM
+ Là người chịu trách nhiệm trực tiếp, cao nhất về chất lượng công tác đội trong nhà trường, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường phổ thông.
+ GV-tổng phụ trách là cán bộ phụ trách thiếu nhi trong nhà trường


3.2 Những tiêu chuẩn cơ bản về phẩm chất, năng lực đối với người cán bộ phụ trách thiếu nhi trong nhà trường:
+ Có phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức tốt.
+ Có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quy định.
+ Có đủ sức khỏe theo yêu cầu công tác.
+ Có lý lịch bản thân rõ ràng, trong sáng.


a/ GV-TPT Đội là một nhà giáo dục:
+ Là người tổ chức giáo dục các em thông qua các hoạt động đội.
+ Thể hiện trình độ đào tạo về KHGD, kỹ năng nghiệp vụ công tác thiếu nhi.
+ Có phẩm chất phù hợp công tác thiếu nhi, có khả năng giao tiếp, cùng hoạt động với thiếu nhi.
+ Biết làm việc với trẻ em, khả năng cảm hóa, thu phục các em bằng tấm gương của bản thân.


b/ GV-TPT Đội là một nhà quản lý:
+ Có khả năng tổ chức các em tham gia vào các hoạt động đội.
+ Có khả năng tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ Đội có đủ năng lực và phẩm chất làm công tác thiếu nhi.
+ Có khả năng thiết kế, sáng tạo các mô hình hoạt động Đội và tổ chức chỉ đạo thực hiện các mô hình đó.

c/ GV-TPT Đội là một cán bộ chính trị- xã hội:
+ Có lập trường chính trị vững vàng.
+ Có trình độ lý luận chính trị, có ý thức, thái độ và niềm tin chính trị.
+ Luôn thể hiện nghĩ đúng, nói đúng và làm có hiệu quả.

d/ GV-TPT Đội là lực lương kế cận, bổ sung cho đội ngũ CBQL nhà trường
GV-TPT Đội trưởng thành về mọi mặt, cả về chuyên môn cũng như năng lực quản lý
Công tác Đội tạo môi trường rèn luyện cho GV-TPT Đội có những tố chất của người quản lý

Tiêu chuẩn chức danh “ GV – TPT Đội “:
+ Phải có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng chính trị rõ ràng.
+ Có lòng nhân ái, yêu mến trẻ, thích hoạt động và giao tiếp với trẻ.
+ Có năng lực sư phạm vững vàng.
+ Có khả năng tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Đội.
+ Có nghiệp vụ và phương pháp công tác Đội tốt.
+ Có khả năng giảng dạy từ loại khá trở lên ( Về chuyên môn khoa học cơ bản được đào tạo)

3.3 Các mối quan hệ của tổng phụ trách Đội trong trường phổ thông:
a. Quan hệ với ban giám hiệu:thể hiện qua hai chức năng cơ bản là tham mưu và phối hợp
+ Chức năng tham mưu:
- Tham mưu cho ban giám hiệu về công tác đội, các hình thức phối hợp công tác đội và chương trình hoạt động GDNGLL
- Xây dựng kế hoạch công tác đội trở thành một bộ phận của kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Tham mưu lựa chọn, bố trí GVCN – PTCĐ
- Đề xuất, yêu cầu nhà trường hỗ trợ kinh phí, CSVC cho công tác đội.
- Tham mưu về việc khen thưởng cho giáo viên có thành tích trong công tác đội.
+ Chức năng phối hợp:
Chủ động phối hợp với ban giám hiệu trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của Liên đội, HĐGDNGLL.

b.Quan hệ với tổ chức Đảng và công đoàn nhà trường:
+ Với chi bộ Đảng: tham mưu về công tác đội trong nhà trường đưa nội dung công tác đội thành một bộ phận nghị quyết của chi bộ,tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong việc chỉ đạo và phối hợp.
+ Với BCH Công đoàn:chủ động phối hợp để vận động, thuyết phục đoàn viên công đoàn tham gia tích cực vào công tác đội.


c.Quan hệ với hội đồng sư phạm:
+ Là thành viên hội động SP, có trách nhiệm hình thành và phát triển mối quan hệ hợp tác cao.
+ Cùng HĐSP xây dựng các hình thức phối hợp, tổ chức các hoạt động GD thiếu nhi.
+ Xây dựng trách nhiệm của mỗi thành viên HĐSP trong công tác đội.
+ Hàng tháng dự họp vào báo cáo kết quả hoạt động và công tác phối hợp trong công tác đội.


d. Quan hệ với tổ chức Đoàn TNCS.HCM:
+ Là cán bộ Đoàn, đại diện cho Đoàn phụ trách Đội.
+ Tham mưu cho Đoàn trường về chủ trương công tác Đội.
+ Cùng BCH Đoàn trường lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cho đoàn viên làm công tác Đội.
+ Báo cáo định kỳ về công tác Đội.
+ Xây dựng và phát triển mối quan hệ với tổ chức Đoàn ở địa phương để làm công tác giáo dục thiếu nhi.
+ Thường xuyên quan tâm đến việc chung của Đoàn trường và địa phương.
+ Phối hợp tổ chức hoạt động hè cho HS ở địa phương.


e. Quan hệ với Liên đội TNTP.HCM:
+ Là người đứng đầu về công tác đội trong nhà trường cho nên mối quan hệ mang tính lãnh đạo.
+ Xây dựng mối quan hệ mang tính hợp tác, cộng đồng trách nhiệm với BCH.LĐ và các chi đội.
+ Hiểu rõ năng lực, phẩm chất, sở trường và hạn chế của từng thành viên BCH.LĐ.
+ Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội và tạo dựng uy tín cho BCH.LĐ.
+ Phát huy vai trò tự quản của BCH.LĐ, chi đội.


g. Quan hệ với phụ trách chi đội ( PTCĐ ):
+ Quan hệ vừa mang tính lãnh đạo, vừa mang tính phối hợp.
+ Chăm lo xây dựng đội ngũ PTCĐ đoàn kết, hỗ trợ nhau trong việc chung.
+ Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp công tác đội cho PTCĐ
+ Phối hợp với PTCĐ trong việc tổ chức hoạt động cho các em.
2.7 Quan hệ với các LLGD trong và ngoài nhà trường:
Tổ chức, tập hợp, phối kết hợp các LLGD để làm tốt công tác đội.

3.4 Chức năng, nhiệm vụ của tổng phụ trách đội:
a. Chức năng của GV-TPT Đội: có 2 chức năng cơ bản là tổ chức quản lý và chức năng giáo dục
* Chức năng tổ chức quản lý:
+ TPT chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, điều hành công tác đội một cách toàn diện.
+ Là chức năng quan trọng, thể hiện:
Tổ chức quản lý toàn diện bộ máy phụ trách đội và chỉ huy đội.
Tổ chức, điều hành các hoạt động đội.
Tham mưu về công tác đội cho chi bộ, BGH, tổ chức Đoàn


*Chức năng giáo dục:
Là chức năng chủ đạo, thể hiện:
+ GD đội viên thông qua tổ chức hoạt động đội
+ Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác đội cho PT đội, chỉ huy đội
+ Tự rèn luyện, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt.
+ Vận động, phối hợp các LLGD trong công tác GD thiếu nhi.


b. Nhiệm vụ của GV – TPT Đội:
* Nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đội:
+ Xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội,chi đội mạnh,xây dựng và kiện toàn BCH Đội các cấp, các nhóm nòng cốt.
+ Là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa to lớn, quyết định chất lượng, hiệu quả công tác của GV – TPT Đội.
+ Mục tiêu của nhiệm vụ:
Xây dựng đội ngũ cán bộ Đội đủ năng lực, nhiệt tình, say mê công tác.
Xây dựng bầu không khí đoàn kết, hợp tác trong liên đội.
+ Các biện pháp cần tiến hành:
Tham mưu cho BGH và chi ủy nhà trường về công tác đội
Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác thiếu nhi cho PTCĐ, phụ trách nhi đồng.
Hướng dẫn đội viên lựa chọn và bầu BCH Đội.
Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ chỉ huy Đội.


3.2 Nhiệm vụ của GV – TPT Đội:
a/ Nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đội:
+ Xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội,chi đội mạnh,xây dựng và kiện toàn BCH Đội các cấp, các nhóm nòng cốt.
+ Là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa to lớn, quyết định chất lượng, hiệu quả công tác của GV – TPT Đội.
+ Mục tiêu của nhiệm vụ:
Xây dựng đội ngũ cán bộ Đội đủ năng lực, nhiệt tình, say mê công tác.
Xây dựng bầu không khí đoàn kết, hợp tác trong liên đội.
+ Các biện pháp cần tiến hành:
Tham mưu cho BGH và chi ủy nhà trường về công tác đội
Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác thiếu nhi cho PTCĐ, phụ trách nhi đồng.
Hướng dẫn đội viên lựa chọn và bầu BCH Đội.
Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ chỉ huy Đội.


*Nhiệm vụ tham mưu phối hợp với tổ chức Đảng, chính quyền nhà trường, các ban ngành đoàn thể và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng:
* Đối với BGH, HĐSP nhà trường:
+ Tham mưu đưa kế hoạch công tác đội trở thành một bộ phận của nhà trường
+ Báo cáo định kỳ cho BGH để tham mưu và thỉnh thị ý kiến
+ Dự họp thường xuyên các cuộc họp liên tịch, HĐSP để đưa nội dung công tác đội vào các cuộc họp này.

* Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường:
+ Phải xây dựng được kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục
+ Phối hợp với các LLGD của địa phương để xây dựng nội dung, chương trình hoạt động GD phù hợp.
+ Sự phối hợp phải tòan diện, liên tục ( trong xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện KH )
+ Ký kết văn bản liên tịch với các ngành, các lực lượng để thực hiện có hiệu quả.

4.Phương pháp công tác của GV – TPT Đội:
4.1 Phương pháp giao tiếp với thiếu nhi:
Ý nghĩa:
+ Giao tiếp là kỹ năng cơ bản trong hoạt động nói chung và trong công tác thiếu nhi nói riêng. Rèn luyện phương pháp giao tiếp với thiếu nhi phải đi đôi với việc rèn luyện nhân cách của người GV – TPT Đội.
* Yêu cầu:+ Phải tôn trọng nhân cách của các em, quan tâm giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của các em.
+ Cần có khả năng nhận biết một cách nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài, những diễn biến tâm lý bên trong của thiếu nhi để kịp thời tác động, điều chỉnh.
+ Phải đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của các em để thông cảm, hòa nhập và chia sẻ với các em.
+ Phải biết điều khiển quá trình giao tiếp, biết thu hút, hấp dẫn các em tham gia hoạt động.Biết lựa chọn từ ngữ, biểu cảm phù hợp tình huống giao tiếp để gần gũi, thân mật với các em.
+ Thường xuyên rèn luyện bản thân, nâng cao trình độ mọi mặt,

4.2 Phương pháp giáo dục tự quản trên cơ sở phát huy quyền tham gia của thiếu nhi:
+ Tự quản là nguyên tắc hoạt động của Đội, là nguyên tắc mang tính đặc thù trong tổ chức Đội. Vì vậy, phát huy tính tự quản của các em là một nội dung hết sức quan trọng của công tác đội.
+ Phải tin tưởng vào khả năng của các em, Không làm thay các em;
+ tăng cường giao nhiệm vụ cho các em từng bước từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp dần; Giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện nhiệm vụ của các em để từng bước bồi dưỡng phương pháp làm việc cho các em.
+ Lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các em và khuyến khích các em phát biểu ý kiến, tranh luận, bàn bạc dân chủ.
+ Tập trung bồi dưỡng, giáo dục tự quản cho BCH Đội.

4.3 Phương pháp lựa chọn, bồi dưỡng BCH Đội:
+ Chất lượng chỉ huy là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng hoạt động Đội. Vì vậy lựa chọn và bồi dưỡng BCH Đội là một nội dung công tác quan trọng có tính chiến lược của người phụ trách.
* Yêu cầu và các biện pháp:
+ Lựa chọn BCH Đội:Tiêu chuẩn ( lựa chọn & bồi dưỡng ): Yêu mến, say mê công tác đội; Có năng lực tổ chức, chỉ huy; Học lực từ khá trở lên; Tính tích cực xã hội cao; Cởi mở, linh hoạt, công bằng, tự chủ trong hoạt động; Được tập thể đội viên tín nhiệm.
- Biện pháp: Thu thập thông tin ( nghiên cứu hồ sơ, trao đổi với TPT cũ và các PTCĐ…); Quan sát các em trong quá trình hoạt động để đánh giá năng lực; Thông qua hoạt động thực tế, giao nhiệm vụ để theo dõi, quan sát & đánh giá.

* Biện pháp: ( các bước )
+ Nắm vững tiêu chuẩn chi đội mạnh và những điều kiện hỗ trợ về vật chất và tinh thần hợp lý.
+ Lựa chọn chi đội để chỉ đạo điểm phù hợp, vừa tầm( không nên là chi đội quá đặc biệt – quá tốt hoăc quá yếu ) để xây dựng mô hình mang tính khả thi, phổ biến.
+ Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung những yếu tố cần thiết đảm bảo sự thành công cao khi nhân điển hình.
+ Khi triển khai nhân điển hình cần chú ý đặc điểm , điều kiện cụ thể của từng đơn vị để có biện pháp phù hợp. Không nhất thiết áp dụng hoàn toàn mô hình chỉ đạo điểm mà cần triển khai từng mặt, từng bước đưa hoạt động của toàn liên đội theo mục tiêu đã định.

4.4 Phương pháp đánh giá công tác đội:
* Ý nghĩa:
+ Tạo điều kiện để đội viên xem xét, kiểm tra công việc đã thực hiện và dự đoán mức độ thành công sắp tới.
+ Tạo động lực mạnh mẽ, khuyến khích đội viên hăng hái, chủ động, tích cực trong hoạt động.
+ Giúp TPT có bài học kinh nghiệm chỉ đạo phong trào.
* Yêu cầu: + Phải dựa trên các tiêu chuẩn, chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng & thống nhất từ đầu đợt thi đua.
+ Đánh giá phải toàn diện.
+ Phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đúng kế hoạch
+ Đánh giá phải bảo đảm nguyên tắc phát triển
+ Cách đánh giá phải chính xác, linh hoạt, luôn đổi mới.

* Quy trình:
+ Kiểm tra : tìm kiếm, xác định thông tin, cần thiết về tình hình hoạt động của đơn vị
+ Đánh giá : so sánh, đối chiếu KQ đạt được với các tiêu chí xác định
+ Tổng kết : phân tích, nhận xét, đánh giá từ đó chỉ ra chất lượng của đơn vị.


4.5 Phương pháp kế hoạch hóa công tác đội:
* Khái niệm: KHH công tác đội là sự sắp xếp khoa học, một cách hệ thống tất cả các hoạt động, các công việc của đội trong một kế hoạch cụ thể.
* KHH công tác đội của TPT bao gồm:
+ Kế hoạch công tác của cá nhân TPT
+ KH công tác đội trong năm học, học kỳ, tháng.
+ Chương trình kế hoạch cho từng hoạt động của liên đội


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Nguyen Thai
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)