Giao vien thu vien gioi

Chia sẻ bởi Lê Đình Biên | Ngày 27/04/2019 | 62

Chia sẻ tài liệu: giao vien thu vien gioi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG BAN GIÁM KHẢO HỘI THI
THƯ VIỆN GIỎI
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ LOAN PHƯỢNG
Ngôi trường thân yêu cuả tôi nằm bên cạnh một con đường trải nhựa dài với một vùng đất danh kiệt. Đó là Trường THCS Hoà Bình.
Trường được thành lập năm 1959, trường tôi gồm có 8 phòng học: phòng hội đồng, phòng truyền thống, phòng thiết bị, phòng nhạc, đặc biệt có phòng Thư viện, phòng Thư viện có diện tích 72m2, được thiết kế các trang thiết bị hiện đại, trang trí rất đẹp và bắt mắt nơi giáo viên và học sinh đến học tập và thư giãn
Trường đã có nhiều năm liền đạt trường tiên tiến, Thư viện chuẩn, trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường đã đựợc công nhận cơ quan văn hoá nhiều năm liền, trường đạt trường tiên tiến cấp huyện, trường đã có rất nhiều giáo viên và học sinh giỏi.
Thư viện có phòng đọc riêng biệt, phòng đọc cho giáo viên, phòng đọc cho học sinh, phòng đọc gồm có các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, truyện, báo, bên cạnh đó còn có góc hoạt động: góc đọc, góc viết, góc nghệ thuật và sáng tạo, góc trò chơi, đáp ứng tốt nhu cầu của học sinh trong các giờ ra chơi,
Thư viện phục vụ giáo viên , công nhân viên học sinh trong nhà trường. Các phòng đọc đều có máy tính nối mạng giúp học sinh và giáo viên thường xuyên cập nhật thông tin.
Sau đây mời các quý vị đại biểu, Ban giám khảo, cùng toàn thể hội thi tham dự một bài giới thiệu của tôi với cuốn:“ Hồ Chí Minh- chân dung đời thường”.
Cô chào tất cả các em!
Các em thân mến!
Trong buổi giới thiệu sách hôm nay, cô cảm
thấy rất vui vì sự có mặt đông đủ của các em.
“ Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông trọn kiếp người”
Vâng! Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị cha già dân tộc, là lãnh tụ thiên tài, là người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam
Các em biết không. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Ngày 5/6/1911, tại Bến Cảng Nhà Rồng Bác ra đi tìm đường cứu nước. Sau chặng đường dài 30 năm dấu chân Bác Hồ in trên 28 quốc gia của Thế giới đầy biến động trong những năm đầu thế kỷ XX. Ngày 28/1/1941 Người dừng chân bên cột mốc 108, lòng bồi hồi xúc động nhìn về phía trước, nơi đó là Tổ quốc, là đất mẹ. Từ giờ phút lịch sử đó, Người sẽ cùng cả dân tộc việt Nam hướng về tương lai. Dân tộc Việt Nam phải được hồi sinh, phải trở về chính mình như ông cha ta đã từng gìn giữ trong suốt 4000 năm lịch sử.
Các em yêu quý!
Món quà mà cô mang đến cho các em hôm nay là cuốn sách:“Hồ Chí Minh- chân dung đời thường” của tác giả Bá Ngọc do Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2007, cuốn sách trong tủ sách danh nhân Hồ Chí Minh, với khổ 13cm x 20,5 cm, in 1000 bản tại Công ty Cổ phần in Sao Việt, cuốn sách dày 111 trang được đăng ký tài liệu trong Thư viện với số đăng ký cá biệt Sách tham khảo 1036.
Trang đầu của bìa sách in hình ảnh Bác cùng nhân dân trồng cây trên nền màu xanh rất đẹp
Tác giả:  Bá Ngọc
Nhà xuất bản: Thanh Niên
Số trang: 111 
Hình thức bìa: Bìa mềm
Kích thước: 13 x 20,5  cm
Ngày xuất bản: 09 – 2007
Ngoài bìa sách là nội dung chính của cuốn sách, phần cuối sách có danh mục, tranh Hồ Chí Minh chân dung đời thường của nhà xuất bản Thanh Niên tôi muốn giới thiệu cho độc giả tìm đọc
Nội dung chính của cuốn sách gồm 8 mẩu chuyện nói về:
1/Bình dị những nơi ở
(từ trang 5 đến trang 14 )
2/Hành trang giản dị
(từ trang 14 đến 22)
3/Tấm gương rèn luyện (từ trang 22 đến 28)
4/Nâng niu tất cả, chỉ quên mình
(từ trang 28 đến trang 54)
5/Tài ứng khẩu của Bác
(từ trang 54 đến trang 62)
Nội dung chính của cuốn sách gồm 8 mẩu chuyện nói về:
6/Những lời dạy dể hiểu
(từ trang 62 đến trang 89)
7/Đi làm ruộng với nông dân
(từ trang 89 đến trang 97)
8/Thăm vườn cây của Bác Hồ
(từ trang 97 đến trang 110)
Các em thân mến!
Ai cũng đã từng đọc sách viết về Bác, nhưng có một mẩu chuyện mà tôi chắc rằng các bạn vẫn chưa biết, chưa đọc đến đó là: “Bình dị những nơi ở” được in từ trang 5->13 của cuốn sách.
Chuyện kể rằng sau 30 năm xa Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Nơi Bác chọn dừng chân đầu tiên khi trở về Tổ quốc là nơi đầu nguồn, tiếng Tày là Cốc Bó
Những ngày đầu vất vả gian truân với cảnh tĩnh mịch, ẩm ướt của núi rừng. Bác vận động anh em dọn dẹp sửa sang nơi ở cho thoáng mát. Nơi hoang sơ của núi rừng mà Bác như thấy một giang sơn hùng vĩ, nên thơ “ Đại bản doanh” được bố trí thật giản dị, phía trong hang là chỗ ngủ kê mấy thanh gỗ ghép lại đêm nằm vừa đau lưng vừa lanh phải đốt lửa để bớt đi buốt giá và ẩm ướt. Những ngày đầu làm việc, Bác làm việc nhờ ánh sáng yếu ớt chiếu từ khoảng trống nhỏ trên đỉnh hang. Đêm đêm để xua đi nỗi vất vả thiếu thốn, Bác thường kể chuyện cho anh em nghe về lịch sử các thời kỳ ông cha dựng nước và giữ nước.
Tại Khuổi Nậm, Bác đã triệu tập Hội nghị TW 8 thành lập mặt trận việt minh ra báo “ Việt Nam độc lập” huấn luyện cán bộ toả ra trăm ngả đường của đất nước để chỉ đạo cách mạnh.
Dòng Khuổi Nậm
Cách mạng phát triển nhanh chóng. Trên đường về
Hà Nội Bác ghé vào làng Gạ rồi về 48 Hàng Ngang
viết bản “ Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Cách mạng thành công nhưng khó khăn trăm bề, thù trong giặc ngoài thế nước: “nghìn cân treo sợi tóc” nhưng Bác không hề nao núng.
Số nhà:48 Hàng Ngang
Ai cũng đã từng đọc sách viết về Bác thì không thể
không biết đến như: Tư trang của một chủ tịch nước thật đặc biệt, bởi nó quá giản dị như đôi dép cao su
Bác dùng đến mòn vẹt phải đóng đinh bao lần, đôi tất vá đến 2, 3 lần, áo sờn. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“ Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường”

Mời các em đọc câu chuyện “Hành trang giản dị”
(từ trang 14 ->21).

Cả cuộc đời Bác là một tấm gương mẫu mực
về tự rèn luyện:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công
Bác đã viết:
Từ tuổi học trò đến lúc trở thành Chủ tịch nước. Bác không ngừng đấu tranh gian khổ vươn lên tự hoàn thiện mình, muốn đạt đến sự hoàn thiện đó phải dầy công khổ luyện,khổ luyện đến mức thành nếp sống, thành thói quen được thể hiện qua mẩu chuyện
“ Tấm gương rèn luyện” từ trang 22->27.
Dõi theo từng trang sách càng hiểu thêm nhiều điều: Có một lần người bạn nước ngoài hỏi về tài sản riêng Bác vui vẻ chỉ đàn cá Bác đang cho ăn và nói: “Đấy là tài sản của tôi”. Suốt cuộc đời Bác chỉ nghĩ đến giải phóng đất nước lo từ việc nhỏ đến việc đại sự quốc gia. Bác quan tâm từ miếng ăn cho người nghèo đến sự thái bình của dân tộc.
Đó là câu chuyện “Nâng niu tất cả, chỉ quên mình”
từ trang 28 ->53

Chúng ta được gặp lại hình ảnh Bác là một vị lãnh tụ
hoà mình với nhân dân, không chỉ bằng lời giáo huấn đơn điệu mà là sự kết hợp hài hoà giữa tác phong quần chúng với những lời nói bình dị, dể hiểu và khả năng gây cười, sự dí dỏm được thể hiện qua mẩu chuyện “ Tài ứng khẩu của Bác” từ trang 54 ->61.Một lần đến thăm đơn vị bộ đội đi đường xa trời nắng nhưng tới nơi Bác đi thăm anh em ngay, Bác đến thăm nơi ăn, chốn ở, thăm nơi sinh hoạt văn hoá, thấy tờ báo tường viết câu “ Ho Chu tich muon nam” kẻ đẹp nắn nót nhưng không có dấu, Bác nói vui:
“Ừ đúng, Bác đi mệt, Hồ Chủ tịch muốn nằm”. Rồi Bác hỏi: “Sao viết không có dấu, người đọc có thể hiểu sai ý”. Có đồng chí trả lời Bác là thêm dấu nó mất đẹp đi, Bác nói: “Các chú viết đẹp nhưng chưa đúng nên mất đẹp đi đấy, chữ Việt ta rất đẹp, khi đó,
đủ dấu càng đẹp hơn”
Cả cuộc đời Bác, Bác đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, với nhiều nền văn hoá khác nhau, Bác tích luỹ được vốn kiến thức uyên thâm kết tinh tinh hoa trí tuệ loài người. Khi đến với cán bộ quần chúng nhân dân những tinh hoa trí tuệ được Bác chuyển hoá tới đối tượng phục vụ một cách nhẹ nhàng, dể hiểu, qua mẩu chuyện
“ Những lời dạy dể hiểu” từ trang 62->86.
Một lần đến thăm lớp học cán bộ dân vận, Bác hỏi 1 học viên: “Ai to nhất Việt Nam?”- người học viên trả lời: “ Dạ thưa Bác, Bác to nhất ạ”. Bác ôn tồn giải thích: “ Chú thế là đang còn “phong kiến” đấy, này nhé chú nhớ câu “ Việt Nam dân chủ cộng hoà”, thế ai là chủ ở đây `nào? Dân là chủ, dân là to nhất chứ, Bác cháu ta chỉ là công bộc của dân mà thôi”
Các em ạ! Trong cuốn sách còn có hai câu chuyện
Câu chuyện số 7: Đi làm ruộng với nông dân
(Từ trang 89 đến trang 97)
Câu chuyện số 8/ Thăm vườn cây của Bác Hồ
(từ trang 97 đến trang 110)
Muốn biết rõ hơn nội dung của từng câu chuyện xin mời các em sẽ đến thư viện trường cô- Thư viện trường THCS Hòa Bình các em nhé !
Xin kính chúc hội thi thành công rực rỡ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đình Biên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)