Giáo trình: Tin đại cương

Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Quang Duy | Ngày 26/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Giáo trình: Tin đại cương thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIN HỌC
( ( (








GIÁO TRÌNH
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
(Cho các lớp chuyên tin)



Biên soạn: Đinh thị Đông Phương






















Đà Nẵng, 2005 MỤC LỤC

Chương 1: MÁY TÍNH VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH 5
1. Thông tin và tin học 5
2. Lịch sử máy tính 5
3. Phân loại máy tính 5
4. Hệ đếm 6
4.1. Khái niệm 6
4.2. Hệ đếm cơ số 10 6
4.3. Hệ đếm cơ số a bất kỳ 6
4.4. Hệ đếm cơ số 2 6
5. Biểu diễn thông tin trong máy tính 8
5.1. Cách biểu diễn 8
5.2. Đơn vị thông tin 9
5.3. Mã hóa 9
6. Giải bài toán trên máy tính 12
6.1 Thuật toán 12
6.2 Các phương pháp biểu diễn thuật toán 16
6.3 Độ phức tạp của thuật toán 19
6.4 Phân loại bài toán 22
Chương 2: CẤU TRÚC MÁY TÍNH 24
1. Máy tính là gì? 24
2. Mô hình cấu trúc cơ bản của một máy vi tính 25
3. Central Processing Unit (CPU) 25
3.1. Chức năng 25
3.2. Nguyên tắc hoạt động 25
3.3. Cấu tạo 25
4. Computer Memory 26
4.1. Bộ nhớ chính (main memory) 26
4.2. Bộ nhớ đệm (cache) 26
5. Computer Bus 26
6. Thiết bị ngoại vi 27
6.1. Thiết bị vào ra cơ sở 27
6.2. Bộ nhớ ngoài (external memory) 27
6.3. Các thiết bị ngoại vi khác 27
7. Phần mềm máy tính 28
7.1. Khái niệm 28
7.2. Phân loại phần mềm 28
Chương 3: HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 29
1. Khái niệm hệ điều hành 29
2. Phân loại hệ điều hành 29
3. Microsoft Windows 31
3.1. Khởi động máy tính và Windows 31
3.2. Màn hình làm việc của Windows 31
3.3. Một số đối tượng trong Windows 32
3.4. Windows Explorer 36
3.5. Lưu trữ trong Windows 36
3.6. Các thao tác cơ bản trong Windows 37
3.7. Bảng điều khiển 38
3.8. Tắt máy 38
Chương 4: MẠNG VÀ INTERNET 39
1. Mạng máy tính 39
1.1. Khái niệm 39
1.2. Mạng LAN-WAN 39
2. Internet 39
2.1. Khái niệm 39
2.2. World Wide Web 39
2.3. Trình duyệt Internet Explorer (IE) 39
2.4. Một số dịch vụ phổ biến trên Internet 40
Chương 5: SOẠN THẢO VĂN BẢN BẰNG MS WORD 42
1. Giới thiệu chung 42
1.1. Khởi động Ms Word 42
1.2. Thoát khỏi MS Word 42
1.3. Giao diện màn hình MS Word 42
2. Các thao tác cơ bản trên tập tin văn bản 43
2.1. Tạo văn bản mới 43
2.2. Mở văn bản cũ 43
2.3. Lưu văn bản 43
3. Soạn thảo tài liệu 44
3.1. Con trỏ văn bản 44
3.2. Gõ Tiếng Việt 44
3.3. Nhập sửa văn bản 46
3.4. Di chuyển con trỏ, cuộn màn hình 46
3.5. Các thao tác khối 47
3.6. Tìm và thay thế 47
3.7. Văn bản tự động (Autocorrect) 48
3.8. Các thao tác chèn 50
4. Định dạng văn bản 54
4.1. Định dạng ký tự 54
4.2. Định dạng đoạn văn bản 55
4.3. Định dạng trang in 57
5. Phân cột – Lập bảng 59
5.1. Phân cột kiểu báo chí 59
5.2. Lập bảng 59
6. In tài liệu 63
6.1 Xem trước khi in 63
6.2 In tài liệu 64
Chương 6. MICROSOFT EXCEL 65
1. Giới thiệu Excel 65
1.1 Cách mở chương trình excel 65
1.2 Cấu trúc của màn hình excel 65
1.3 Đóng Excel 66
2. Thao tác cơ bản với book 66
2.1 Mở một book mới (mở mới một file) 66
2.2 Mở một book đã có trên đĩa 66
2.3 Di chuyển con trỏ trong bảng tính 66
2.4 Cách sử dụng các nút lệnh trên thanh các công cụ 66
2.5 Lưu book 67
2.6. Đóng book đang mở 67
2.7. Ẩn hiện book 67
3.Khái niệm cơ bản 67
3.1 Workbook 67
3.2 Worksheet 67
3.3 Một số khái niệm khác 67
3.4 Địa chỉ 68
3.5. Hình dạng chon trỏ 68
4. Các thao tác đối với Sheet 69
4.1 Thêm Sheet 69
4.2. Xóa bớt Sheet khỏi book 69
4.3 Thay đổi trật tự của các sheet 69
4.4 Chọn và di chuyển giữa các sheet 69
4.5 Thiết lập chế độ bảo vệ cho sheet: 69
4.6 Ẩn hiện các sheet 70
4.7 Tách Sheet 70
5. Các thao tác đối với hàng, cột và cell 71
5.1. Các thao tác đối với hàng (cột) 71
5.2 Các thao tác đối với cell 71
5.3 Các thao tác quan trọng khác 72
6. Các kiểu dữ liệu của excel 73
6.1. Một số kiểu dữ liệu cơ bản của excel 73
6.2 Cách nhập, sửa dữ liệu trong excel 74
6.3 Định dạng dữ liệu 75
6.4 In bảng tính 76
7. Tính toán trong excel 79
7.1 Công thức 79
7.2 Một số hàm thông dụng 80
8. Quản trị dữ liệu 87
8.1. Chức năng AUTOSUM 87
8.2 Thiết lập quy tắc nhập liệu 88
8.3 Sắp xếp dữ liệu 88
8.4 Lọc dữ liệu 89
8.5 Tổng kết dữ liệu theo nhóm 90
PHỤ LỤC 92
A. Sử dụng chuột 92
B. Bố trí phím trên bàn phím (QWERTY) 92
C. Các phím thông dụng 92
D. Gõ bàn phím bằng 10 ngón 93
Chương 1: MÁY TÍNH VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH

1. Thông tin và tin học
Dữ liệu (Data) chưa mang lại hiểu biết về đối tượng
Thông tin (Information): dữ liệu sau khi được xử lý, cho ta hiểu biết về đối tượng
Ví dụ:
- Ảnh mây vệ tinh: Dữ liệu
- Bản tin dự báo thời tiết: Thông tin
Tin học: Là ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề thu thập và xử lý dữ liệu để có được thông tin mong muốn, sử dụng máy tính như một công cụ hỗ trợ chính.
2. Lịch sử máy tính
Chúng ta có thể điểm qua một số mốc chính và các tên tuổi trong tiến trình phát triển của máy tính:
1937, Turing, khái niệm về các con số tính toán và máy Turing.
1943-1946, ENIAC
Máy tính điện tử đa chức năng đầu tiên.
J.Mauchly & J.Presper Eckert.
1945, John Von Neumann đưa ra khái niệm về chương trình được lưu trữ.
1952, Neumann IAS parallel-bit machine.
1945 – 1954, thế hệ 1 (first generation)
Bóng đèn chân không (vacuum tube)
Bìa đục lỗ
ENIAC: 30 tấn, 18.000 bóng đèn, 100.000 phép tính/giây.
1955-1964, thế hệ 2
Transitor
Intel transitor processor
1965-1974, thế hệ 3
Mạch tích hợp (Intergrated Circuit – IC)
1975, Thế hệ 4
LSI (Large Scale Integration), VLSI (Very LSI), ULSI (Ultra LSI).
3. Phân loại máy tính
Tùy theo hình thức và mục đích sử dụng máy tính có thể được phân thành các loại như sau:
Personal Computer (PC)/Microcomputer: Máy tính cá nhân, máy vi tính
Minicomputer
Nhanh hơn PC 3-10 lần
Mainframe
Nhanh hơn PC 10-40 lần
Supercomputer: Siêu máy tính
Nhanh hơn PC 50-1.500 lần
Phục vụ nghiên cứu là chính
VD: Earth Simulator (NEC, 5104 CPUs, 35.600 GF).
Laptop Computer: Máy tính xách tay.
Handheld Computer: Pocket PC, Palm, Mobile devices.
4. Hệ đếm
4.1. Khái niệm
Hệ đếm là hệ thống ký hiệu sử dụng để đếm (biểu diễn thông tin số). Cơ số là số lượng ký hiệu trong hệ đếm.
Ví dụ: hệ đếm cơ số 10
10 ký hiệu (cơ số 10) : 0..9.
123789 là một số trong hệ 10.
Hệ đếm cơ số a có a ký hiệu.
4.2. Hệ đếm cơ số 10
Hệ đếm cơ số 10 sử dụng 10 ký hiệu: 0,1,2,…,9
anan-1…a0 = an.10n + an-1.10n-1 +…+ a0.100
Ví dụ: 123 = 1.102 + 2.101 +3.100
Ta viết một số trong hệ đếm cơ số 10 ví dụ số “2005” là 2005 hoặc 200510
4.3. Hệ đếm cơ số a bất kỳ
Sử dụng a ký hiệu để biểu diễn.
- Ký hiệu có giá trị nhỏ nhất là ‘0’
- Ký hiệu có giá trị lớn nhất là ‘a-1’
Một số N trong hệ cơ số a ký hiệu Na và:
Được biểu diến: Na = bnbn-1…b1b0b-1…b-m
Giá trị của N: bn.an + bn-1.an-1 + … + b1.a1 + b0.a0 + b-1.a-1+… +b-m.a-m.
Ở đây các chử số ở phần thập phân được đánh số âm (-1,-2,…,-m).
4.4. Hệ đếm cơ số 2
Hệ đếm cơ số 2 hay hệ nhị phân (Binary) sử dụng 2 ký hiệu 0 và 1 để biểu diễn các số.
Hệ đếm này được sử dụng để biểu diễn thông tin trong máy tính vì
Các linh kiện điện tử chỉ có hai trạng thái:
- Đóng hoặc mở (công tắc).
- Có điện hoặc không có điện.
Do đó chỉ cần sử dụng 2 ký hiệu để biểu diễn
Một số nhị phân ‘0’, hoặc ‘1’ tương ứng với một BIT (BInary digiT).
Ta viết số nhị phân như sau: 10012 hoặc 1001B
4.4.1. Chuyển từ hệ 2 sang hệ 10
Để chuyển các số từ hệ 2 sang hệ 10 ta áp dụng quy tắc biểu diễn số ở cơ số 2 ở trên:
(anan-1…a0)B = an.2n + an-1.2n-1 +…+ a0.20
Ví dụ: 0B = 0; 10B = 2
1001B = 1.23 + 0.22 +0.21 + 1.20 = 9
4.4.2. Chuyển từ hệ 10 sang hệ 2
Ta có quy tắc chuyển một số từ hệ 10 sang hệ 2 như sau:
- Gọi D = số cần chuyển
- Chia D (chia nguyên) liên tục cho 2 cho tới khi kết quả phép chia = 0
- Lấy phần dư các lần chia viết theo thứ tự ngược lại.
Như ví dụ trên số 1110 sẽ tương ứng với số 1011B
4.4.3. Chuyển đổi số lẻ thập phân từ hệ 10 sang hệ 2
Để chuyển đổi các số có phần lẻ thập phân (Ví dụ: 12,73) ta có quy tắc sau:
Phần nguyên:
- Chia liên tiếp cho 2.
- Viết phần dư theo chiều ngược lại.
Phần thập phân
- X = phần thập phân.
- Nhân X với 2 ta có kết quả:
Phần nguyên là một trong 2 số (0,1)
Còn lại phần thập phân
- Lặp lại từ bước đầu, đến khi muốn dừng hoặc kết quả=0.
- Viết các phần nguyên theo đúng thứ tự được kết quả.












4.4.4. Các phép toán trên hệ cơ số 2
Cộng hai số nhị phân
Cộng có nhớ các cặp số cùng vị trí từ phải sang trái
Bảng cộng:






Ví dụ: 1010B + 1111B = 11001B
Số bù hai (số âm)
Số bù một: Đảo tất cả các bit của một số nhị phân ta được số bù một của nó.
Lấy số bù một cộng 1 ta được số bù hai của số nhị phân ban đầu.
Ví dụ:
B = 1001
Bù một của B: 0110
Bù hai của B: 0111
Trừ hai số nhị phân B1- B2
B2 + bù hai của B2 = 0 (lấy số chữ số = số chữ số của B2).
Có thể coi bù hai của B2 là số đối của B2.
B1 – B2 = B1 + bù hai của B2.
Nhân hai số nhị phân
Nhân từ trái phải qua trái theo cách thông thường
Ví dụ: 1011 x 101 = 110111





Chia hai số nhị phân
Sau khi đã biết cách nhân, cộng, trừ các số nhị phân, ta có cách chia số nhị phân giống như trong số hệ 10.
Ví dụ: 11101/101=101, dư 100.

4.4.5. Chuyển đổi hệ 16 và hệ 2
Một chữ số hệ 16 tương đương 4 BIT của hệ hai
1H = 0001B
FH = 1111B
Xem bảng chuyển đổi các hệ



















Chuyển đổi hệ 16 sang hệ 2
Căn cứ vào bảng chuyển đổi, thay thế 1 chữ số của số hệ 16 bằng 4 bit nhị phân.
Ví dụ:
AH = 1100B
7H = 0111B
A7H = 1100 0111B

5. Biểu diễn thông tin trong máy tính
5.1. Cách biểu diễn
Thông tin trong máy tính biểu diễn dưới dạng nhị phân.
Ví dụ:
- 5 bit biểu diễn được 32 trạng thái
- 5 bit có thể dùng để biểu biểu diễn 26 ký tự…

5.2. Đơn vị thông tin
Ta sử dụng các đơn vị sau để định lượng thông tin
BIT: Là đơn vị nhỏ nhất, chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1
1Byte
8 BIT

1KB
210 Bytes = 1024 Bytes

1MB
1024 KB

1GB
1024 MB






5.3. Mã hóa
Dù thông tin lưu trữ ở đâu cũng cần có quy luật để hiểu nó do đó thông tin phải được mã hóa.
Ví dụ:
Mã SV: 20041021234
2004: Vào trường năm 2004
102: Mã ngành
1234: Số hiệu sinh viên
Phòng: B209 (Nhà B - Tầng 2 - Phòng 09)
Biển số xe,…
Mã hoá phải thỏa mãn hai yêu cầu: “rõ ràng” và “đầy đủ”
5.3.1. Mã hóa trong máy tính
Ta sử dụng số nhị phân để mã hóa thông tin trong máy tính. Ở đây độ lớn của mã = số bit sử dụng để mã hoá.
Ví dụ: Sử dụng 5 bit để mã hoá chữ cái hoa A..Z (26 chữ cái)
00000 ( A
00001 ( B

11001 ( Z
11001 – 11111: chưa sử dụng
5.3.2. Biểu diễn kí tự
a. Mã ASCII
ASCII (American Standard Cod
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lê Quang Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)