Giáo trình TCCN mới của Bộ
Chia sẻ bởi Lê Thị Chung |
Ngày 18/03/2024 |
6
Chia sẻ tài liệu: giáo trình TCCN mới của Bộ thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Dự thảo)
GIÁO TRÌNH
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
(Dùng trong đào tạo trình độ TCCN)
Hà Nội, 7 - 2013
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình môn học Giáo dục chính trị được biên soạn trên cơ sở chương trình môn học Giáo dục chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BGDĐT ngày 07/3/2012 theo hướng đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục chính trị trong các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
Giáo trình được chia ra làm các nội dung chính giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những nội dung được trình bày trong giáo trình hết sức cô đọng, sử dụng ngôn từ diễn giải những nội dung phức tạp của bộ môn khoa học Mác - Lênin trở nên dễ hiểu, phù hợp với đối tượng học sinh trong các trường chuyên nghiệp. Một đặc điểm nữa của giáo trình là khuyến khích thảo luận và có thêm phần câu hỏi cuối mỗi chương nhằm định hướng trọng tâm thảo luận cho giáo viên và giúp học sinh có thể tự nghiên cứu.
Giáo trình được dành cho chung cho cả hai đối tượng học sinh tốt nghiệp hệ trung học cơ sở và tốt nghiệp hệ trung học phổ thông. Đối với hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ngoài chương mở đầu Nhập môn Giáo dục chính trị, giáo trình gồm bốn chương: Chương I. Chủ nghĩa Mác - Lênin; Chương II. Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chương III. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Chương V. Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt. Riêng đối với hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, giáo trình có thêm chương IV. Bổ trợ kiến thức giáo dục công dân.
Giáo trình này có thể xem là tài liệu quan trọng cung cấp cho các giáo viên đang giảng dạy môn học Giáo dục chính trị những thông tin cơ bản, tài liệu định hướng cho công tác dạy và học môn học Giáo dục chính trị.
Trong quá trình tổ chức biên soạn giáo trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết của tập thể tác giả là các nhà khoa học, các giảng viên có kinh nghiệm của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Để hoàn thiện bản thảo giáo trình, các tác giả cũng nhận được nhiều ý kiến góp ý quý báu của các nhà khoa học và giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học Giáo dục chính trị tại các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
Quá trình soạn thảo và in ấn, rất khó tránh khỏi những sơ suất trong lần xuất bản này. Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng tiếp thu những ý kiến góp ý của giáo viên, học sinh và quý độc giả khác để lần xuất bản sau được tốt hơn. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp), số 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Mở đầu
MÔN HỌC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu môn học
a) Chính trị và môn học Giáo dục chính trị
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ nội dung hoạt động của nhà nước.
Chính trị có vai trò to lớn. Không có lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó không thể giữ được sự thống trị, không thể thực hiện được mục tiêu của mình. Theo V.I. Lênin, "Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế... Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế”. Chính trị còn là biểu hiện tập trung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo, của sự giải phóng.
Giáo dục Chính trị là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên
(Dự thảo)
GIÁO TRÌNH
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
(Dùng trong đào tạo trình độ TCCN)
Hà Nội, 7 - 2013
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình môn học Giáo dục chính trị được biên soạn trên cơ sở chương trình môn học Giáo dục chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BGDĐT ngày 07/3/2012 theo hướng đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục chính trị trong các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
Giáo trình được chia ra làm các nội dung chính giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những nội dung được trình bày trong giáo trình hết sức cô đọng, sử dụng ngôn từ diễn giải những nội dung phức tạp của bộ môn khoa học Mác - Lênin trở nên dễ hiểu, phù hợp với đối tượng học sinh trong các trường chuyên nghiệp. Một đặc điểm nữa của giáo trình là khuyến khích thảo luận và có thêm phần câu hỏi cuối mỗi chương nhằm định hướng trọng tâm thảo luận cho giáo viên và giúp học sinh có thể tự nghiên cứu.
Giáo trình được dành cho chung cho cả hai đối tượng học sinh tốt nghiệp hệ trung học cơ sở và tốt nghiệp hệ trung học phổ thông. Đối với hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ngoài chương mở đầu Nhập môn Giáo dục chính trị, giáo trình gồm bốn chương: Chương I. Chủ nghĩa Mác - Lênin; Chương II. Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chương III. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Chương V. Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt. Riêng đối với hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, giáo trình có thêm chương IV. Bổ trợ kiến thức giáo dục công dân.
Giáo trình này có thể xem là tài liệu quan trọng cung cấp cho các giáo viên đang giảng dạy môn học Giáo dục chính trị những thông tin cơ bản, tài liệu định hướng cho công tác dạy và học môn học Giáo dục chính trị.
Trong quá trình tổ chức biên soạn giáo trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết của tập thể tác giả là các nhà khoa học, các giảng viên có kinh nghiệm của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Để hoàn thiện bản thảo giáo trình, các tác giả cũng nhận được nhiều ý kiến góp ý quý báu của các nhà khoa học và giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học Giáo dục chính trị tại các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
Quá trình soạn thảo và in ấn, rất khó tránh khỏi những sơ suất trong lần xuất bản này. Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng tiếp thu những ý kiến góp ý của giáo viên, học sinh và quý độc giả khác để lần xuất bản sau được tốt hơn. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp), số 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Mở đầu
MÔN HỌC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu môn học
a) Chính trị và môn học Giáo dục chính trị
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ nội dung hoạt động của nhà nước.
Chính trị có vai trò to lớn. Không có lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó không thể giữ được sự thống trị, không thể thực hiện được mục tiêu của mình. Theo V.I. Lênin, "Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế... Chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế”. Chính trị còn là biểu hiện tập trung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo, của sự giải phóng.
Giáo dục Chính trị là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Chung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)