Giáo Trình Pascal 9 C.6
Chia sẻ bởi Nguyễn Chắn |
Ngày 06/11/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Giáo Trình Pascal 9 C.6 thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG 6:
KIỂU CHUỖI KÝ TỰ
I/-Khai báo:
- Khai báo gián tiếp:
Type
[Tên kiểu] = String[n]; hoặc [Tên kiểu] = String;
Var
[Tên biến]: [Tên kiểu];
- Khai báo trực tiếp:
Var
[Tên biến]: String[n]; hoặc [Tên biến]: String;
Trong đó: n là độ dài của chuỗi (nếu không khai báo n thì độ dài của chuỗi là 255 ký tự)
Ví dụ: (Khai báo gián tiếp)
Type
ht = string[25];
dc = string;
Var
hoten:ht;
diachi:dc;
II/- Nhập / Xuất dữ liệu kiểu chuỗi:
Nhập xuất dữ liệu kiểu chuỗi cũng sử dụng các cặp câu lệnh (Readln,Writeln...) như các kiểu dữ liệu khác.
Chú ý: Nếu dữ liệu nhập vào lớn hơn độ dài của chuỗi thì các ký tự thừa sẽ bị mất
Ví dụ: VCT nhập vào tên hai người sau đó in ra màn hình để kiểm tra.
Program Nhap_chuoi;
uses crt;
Var
ten1,ten2: string[7];
begin
clrscr;
writeln(`Chuong trinh minh hoa thu tuc Nhap / Xuat chuoi`);
write(`Nhap ten nguoi thu nhat: `);readln(ten1);
write(`Nhap ten nguoi thu hai: `);readln(ten2);
writeln;
write(`Ten cua hai nguoi vua nhap la: `);
writeln(ten1,` va `,ten2);
readln;
end.
III/- Truy xuất đến từng ký tự của kiểu chuỗi:
Mỗi ký tự của chuỗi được truy xuất thông qua Tên biến chuỗi cùng với chỉ số của chuỗi để trong cập dấu [ ]. Chẳng hạn ht[1] chỉ ký tự thứ nhất của chuỗi ht.
Biến [i];
Ví dụ 1: VCT nhập vào một chuỗi sau đó yêu cầu người dùng nhập vào vị trí ký tự cần truy xuất. In ký tự đó ra màn hình để kiểm tra.
Program truy_xuat_chuoi;
uses crt;
Var chuoi: string;
i: integer;
begin
clrscr;
writeln(`Chuong trinh truy xuat den tung ky tu cua chuoi`);
writeln(` *********************`);
write(`Nhap vao mot chuoi: `);readln(chuoi);
write(`Ban muon truy xuat ky tu thu may ?: `);readln(i);
writeln(`Ky tu thu: `,i:2,` la chu: `,chuoi[i]);
writeln;
writeln(` Bam phim Enter de ket thuc`);
readln;
end.
Ví dụ 2: VCT nhập vào một chuỗi, sau đó in chuỗi vừa nhập ra màn hình để kiểm tra bằng cách sử dụng lệnh For.
Program truy_xuat_chuoi;
uses crt;
Var chuoi: string;
i,n: integer;
begin
clrscr;
writeln(`Chuong trinh truy xuat den tung ky tu cua chuoi`);
writeln(` *********************`);
write(`Nhap vao mot chuoi: `);readln(chuoi);
n:=length(chuoi); {Ham tinh chieu dai chuoi}
writeln;
writeln(`Cac ky tu vua nhap la:`);
for i:=1 to n do
begin
writeln(chuoi[i]);
delay(1000); {Ham tri hoan thoi gian tinh theo miligiay}
end;
writeln;
writeln(` Bam phim Enter de ket thuc`);
readln;
end.
IV/- Các phép toán trên chuỗi:
1/- Phép gán:
Để gán giátrị cho một biến chuỗi, chúng ta cũng dùng toán tử gán ( := ) như đối với các kiểu dữ liệu khác.
Ví dụ: Holot:= ‘Tran Binh Trong’;
2/- Phép cộng chuỗi:
Để ghép (cộng) hai hay nhiều chuỗi lại với nhau ta dùng toán tử cộng ( + ).
Ví dụ:
chuoi1:= ‘Turbo’
chuoi2:= ‘ Pascal’
chuoi3;= ‘ Version 7.0’
==> chuoi4:= chuoi1 + chuoi2 + chuoi3 ==> chuoi4 = Turbo Pascal Version 7.0
3/- Phép toán so sánh:
Ta có thể sử dụng các toán tử quan hệ sau:
=
Bằng nhau
‘AB’ = ‘BC’
<
Nhỏ hơn
‘AB’ < ‘BC’
>
Lớn hơn
‘AB’ > ‘BC’
<=
Nhỏ hơn hoặc bằng
‘AB’ < = ‘BC’
>=
Lớn hơn hoặc bằng
‘AB’ >= ‘
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Chắn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)