Giáo Trình Pascal 9 C.2
Chia sẻ bởi Nguyễn Chắn |
Ngày 06/11/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Giáo Trình Pascal 9 C.2 thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Chương 2: MỞ ĐẦU VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL
I/- Giới thiệu:
PASCAL là ngôn ngữ lập trình cấp cao được giáo sư Niklaus Wirth ở trường đại học kỹ thuật Zurich (Thụy sĩ) thiết kế và công bố vào năm 1971. Ông đặt tên cho ngôn ngữ của mình là Pascal để tưởng nhớ nhà toán học nổi tiếng người Pháp ở thế kỷ 17: Blaise Pascal, người đã sáng chế ra chiếc máy cơ khí đầu tiên của nhân loại.
Thành công của ngôn ngữ Pascal là ở chỗ: Nó là ngôn ngữ đầu tiên đưa ra và thể hiện được khái niệm lập trình có cấu trúc. Ý tưởng từ một chương trình có cấu trúc xuất phát từ suy nghĩ cho rằng có thể chia một bài toán lớn, phức tạp thành nhiều bài toán nhỏ, đơn giản hơn. Nếu mỗi bài toán nhỏ được giải quyết bằng một chương trình con, thì khi liên kết các chương trình con này lại sẽ tạo nên một chương trình lớn giải quyết được bài toán ban đầu. Pascal là ngôn ngữ không chỉ chặt chẽ về cú pháp mà còn chặt chẽ về mặt dữ liệu. Mỗi biến, mỗi hằng tham gia trong chương trình luôn có một kiểu dữ liệu xác định và chỉ nhận những giá trị có cùng kiểu dữ liệu với nó. Điều này buộc người lập trình phải nắm chắc cú pháp và luôn chú ý đến tính tương thích của các biểu thức về mặt kiểu dữ liệu.
Ngôn ngữ Pascal được dùng để viết các chương trình ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Với văn phạm sáng sủa, dễ hiểu, với khả năng đủ mạnh, Pascal được xem là ngôn ngữ thích hợp nhất để giảng dạy ở các trường phổ thông và đại học.
II/- Các phần tử của ngôn ngữ Pascal:
1/- Tập ký tự cơ bản:
Mỗi ngôn ngữ đều được xây dựng từ một tập ký tự nào đó. Nhiều ký tự nhóm lại với nhau tạo nên các từ. Nhiều từ liên kết với nhau theo một qui tắc ngữ pháp nhất định (còn gọi là văn phạm) thì tạo nên các mệnh đề. Trong các ngôn ngữ lập trình, mệnh đề còn được gọi là câu lệnh.
Ngôn ngữ Pascal được xây dựng trên bộ ký tự cơ bản, gồm:
Các chữ cái la tinh: A, B, C,..., Z, a, b, c,..., z
Các chữ số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
Các ký hiệu đặc biệt: +, - , * , /, = , < , > , { , }, [ , ] , % , $ , & , # ,....
Ký tự gạch nối ‘_’ và ký tự trắng ‘ ‘ (Space_dấu cách).
Chú ý: Các chữ Ả rập: (, (, (,....không thuộc bộ ký tự của Pascal.
2/- Các từ khoá:
Các từ khoá (Keyword) là các từ mà ngôn ngữ lập trình đã sử dụng, người dùng không được thay đổi hoặc dùng vào mục đích khác.
Ví dụ: Program, Procedure, Function, Type, Var, Begin, End, Do, If, Then, Else,...
3/- Các tên chuẩn:
Là những tên được đặt sẵn trong Pascal như: Pi, Integer, Write, Readln,..khi dùng chúng không cần phải khai báo.
4/- Các tên tự đặt:
Các biến, hằng, hàm,.....được sử dụng trong chương trình đều phải đặt tên (nếu như tên này không có sẵn trong Pascal), còn gọi là định danh. Khi đặt tên ta cần chú ý một số quy tắc sau:
Tên phải bắt đầu bằng chữ cái, kế đó có thể là chữ cái, chữ số, hay dấu gạch nối ‘_’.
Tên không được đặt trùng với từ khoá.
Chiều dài tối đa của tên là 127 ký tự.
Tên không phân biệt chữ hoa hay thường.
Thông thường tên nên đặt ngắn gọn và có tính gợi nhớ.
Ví dụ về cách đặt tên trong Pascal:
Tên đúng: Delta, X1, X2, i, j,Chuc_vu, Luong,....
Tên sai: 3ABC: sai vì bắt đầu bằng số.
Chu vi: sai vì có chứa ký tự trắng.
Ma-so: sai vì sử dụng dấu trừ ‘-‘
In: sai vì trùng với từ khoá
5/- Hằng (Constant):
Hằng là một đại lượng không đổi trong cả quá trình thực hiện chương trình.
Có 2 loại hằng là hằng chuẩn và hằng do người lập trình định nghĩa.
+ Hằng chuẩn là hằng do Pascal định nghĩa sẳn, chẳng hạn: Pi, Red,Blue,...
+ Hằng do người lập trình định nghĩa thông qua việc khai báo hằng.
Cú pháp khai báo là:
CONST = ;
[{ = }];
I/- Giới thiệu:
PASCAL là ngôn ngữ lập trình cấp cao được giáo sư Niklaus Wirth ở trường đại học kỹ thuật Zurich (Thụy sĩ) thiết kế và công bố vào năm 1971. Ông đặt tên cho ngôn ngữ của mình là Pascal để tưởng nhớ nhà toán học nổi tiếng người Pháp ở thế kỷ 17: Blaise Pascal, người đã sáng chế ra chiếc máy cơ khí đầu tiên của nhân loại.
Thành công của ngôn ngữ Pascal là ở chỗ: Nó là ngôn ngữ đầu tiên đưa ra và thể hiện được khái niệm lập trình có cấu trúc. Ý tưởng từ một chương trình có cấu trúc xuất phát từ suy nghĩ cho rằng có thể chia một bài toán lớn, phức tạp thành nhiều bài toán nhỏ, đơn giản hơn. Nếu mỗi bài toán nhỏ được giải quyết bằng một chương trình con, thì khi liên kết các chương trình con này lại sẽ tạo nên một chương trình lớn giải quyết được bài toán ban đầu. Pascal là ngôn ngữ không chỉ chặt chẽ về cú pháp mà còn chặt chẽ về mặt dữ liệu. Mỗi biến, mỗi hằng tham gia trong chương trình luôn có một kiểu dữ liệu xác định và chỉ nhận những giá trị có cùng kiểu dữ liệu với nó. Điều này buộc người lập trình phải nắm chắc cú pháp và luôn chú ý đến tính tương thích của các biểu thức về mặt kiểu dữ liệu.
Ngôn ngữ Pascal được dùng để viết các chương trình ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Với văn phạm sáng sủa, dễ hiểu, với khả năng đủ mạnh, Pascal được xem là ngôn ngữ thích hợp nhất để giảng dạy ở các trường phổ thông và đại học.
II/- Các phần tử của ngôn ngữ Pascal:
1/- Tập ký tự cơ bản:
Mỗi ngôn ngữ đều được xây dựng từ một tập ký tự nào đó. Nhiều ký tự nhóm lại với nhau tạo nên các từ. Nhiều từ liên kết với nhau theo một qui tắc ngữ pháp nhất định (còn gọi là văn phạm) thì tạo nên các mệnh đề. Trong các ngôn ngữ lập trình, mệnh đề còn được gọi là câu lệnh.
Ngôn ngữ Pascal được xây dựng trên bộ ký tự cơ bản, gồm:
Các chữ cái la tinh: A, B, C,..., Z, a, b, c,..., z
Các chữ số: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
Các ký hiệu đặc biệt: +, - , * , /, = , < , > , { , }, [ , ] , % , $ , & , # ,....
Ký tự gạch nối ‘_’ và ký tự trắng ‘ ‘ (Space_dấu cách).
Chú ý: Các chữ Ả rập: (, (, (,....không thuộc bộ ký tự của Pascal.
2/- Các từ khoá:
Các từ khoá (Keyword) là các từ mà ngôn ngữ lập trình đã sử dụng, người dùng không được thay đổi hoặc dùng vào mục đích khác.
Ví dụ: Program, Procedure, Function, Type, Var, Begin, End, Do, If, Then, Else,...
3/- Các tên chuẩn:
Là những tên được đặt sẵn trong Pascal như: Pi, Integer, Write, Readln,..khi dùng chúng không cần phải khai báo.
4/- Các tên tự đặt:
Các biến, hằng, hàm,.....được sử dụng trong chương trình đều phải đặt tên (nếu như tên này không có sẵn trong Pascal), còn gọi là định danh. Khi đặt tên ta cần chú ý một số quy tắc sau:
Tên phải bắt đầu bằng chữ cái, kế đó có thể là chữ cái, chữ số, hay dấu gạch nối ‘_’.
Tên không được đặt trùng với từ khoá.
Chiều dài tối đa của tên là 127 ký tự.
Tên không phân biệt chữ hoa hay thường.
Thông thường tên nên đặt ngắn gọn và có tính gợi nhớ.
Ví dụ về cách đặt tên trong Pascal:
Tên đúng: Delta, X1, X2, i, j,Chuc_vu, Luong,....
Tên sai: 3ABC: sai vì bắt đầu bằng số.
Chu vi: sai vì có chứa ký tự trắng.
Ma-so: sai vì sử dụng dấu trừ ‘-‘
In: sai vì trùng với từ khoá
5/- Hằng (Constant):
Hằng là một đại lượng không đổi trong cả quá trình thực hiện chương trình.
Có 2 loại hằng là hằng chuẩn và hằng do người lập trình định nghĩa.
+ Hằng chuẩn là hằng do Pascal định nghĩa sẳn, chẳng hạn: Pi, Red,Blue,...
+ Hằng do người lập trình định nghĩa thông qua việc khai báo hằng.
Cú pháp khai báo là:
CONST
[{
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Chắn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)