Giáo trình hướng dẫn trình bày một báo cáo khoa học

Chia sẻ bởi Hồ Sỹ Huynh | Ngày 25/04/2019 | 106

Chia sẻ tài liệu: Giáo trình hướng dẫn trình bày một báo cáo khoa học thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:





PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY
BÁO CÁO KHOA HỌC


Bài viết này được Trung tâm CNTT sưu tầm qua bản photocopy, không rõ nguồn gốc.

Trình bày báo cáo khoa học không phải là một việc dễ dàng. Trong bài này chúng ta sẽ đưa ra một vài điểm cần lưu ý khi trình bày một báo cáo khoa học.
Thế nào là một báo cáo khoa học
Một bản báo cáo khoa học là một bài thuyết trình khoảng 30 – 60 phút, trước một nhóm người có trình độ cao, khả năng tiếp cận vấn đề nhanh. Tuy nhiên họ có thể chưa biết thật rõ ràng, tường tận về vấn đề mà bản báo cáo đề cập đến.
Bài viết này được rút ra từ những kinh nghiệm bản thân của tác giả qua những buổi hội thảo thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính (Computer Science). Phương pháp, cách thức trình bày một bản báo cáo khoa học hoàn toàn khác với cách trình bày những báo cáo thương mại mà chúng ta vẫn thấy. Lý do chính của sự khác biệt này là ở mục đích và nội dung báo cáo.
Bài viết này không có tham vọng đưa ra một khuôn mẫu hoặc giải đáp tất cả thắc mắc của mọi người, tuy nhiên chúng tôi hy vọng đưa ra một số tiêu chí chung. Những tiêu chí này có thể không phải hữu ích với tất cả mọi người, vì vậy người đọc hãy lựa chọn lấy những tiêu chí phù hợp và bỏ qua những tiêu chí còn lại.
Nên trình bày những gì trong một báo cáo khoa học?
Trong công việc, hãy coi những báo cáo, những buổi nói chuyện khoa học là thước đo để đánh giá quá trình nghiên cứu, tìm tòi của mỗi cá nhân. Trước khi quyết định cần trình bày vấn đề gì, hãy trả lời hai câu hỏi sau:
Ai là đối tượng chính của buổi báo cáo?
Nếu như ai đó chỉ nhớ được một vấn đề duy nhất trong bản báo cáo, chúng ta muốn đó là vấn đề nào?
Câu trả lời cho hai câu hỏi trên chính là những tiêu chuẩn để chúng ta chuẩn bị nội dung của bản báo cáo, để quyết định đề cập và không đề cập tới vấn đề nào. Một điều ghi nhớ nữa là hãy đưa ra câu trả lời của câu hỏi thứ hai cho người nghe.
Sử dụng các ví dụ
Công việc nghiên cứu của chúng ta luôn xuất phát từ thực tế. Sau khi giải quyết một loạt các vấn đề có liên quan với nhau, chúng ta đưa ra một phương pháp chung, tổng quát hoá, trừu tượng hoá giải pháp đã tìm được và đưa ra một lý thuyết chung.
Ví dụ, khi tìm hiểu một hàm số để xác định cách mà hàm số đó tính toán dựa trên các đối số đầu vào, trước hết ta đi giải thích hàm số đó bằng lời, sau đó chúng ta tổng quát hoá bằng các lời giải thích trừu tượng.
Một lỗi trầm trọng mà chúng ta thường mắc phải đó là chỉ đưa ra các phương pháp chung, các định nghĩa trừu tượng mà quên mất các ví dụ dẫn dắt tới kết quả đã nghiên cứu. Nhiều bản báo cáo khoa học trở nên quá trừu tượng, diễn giả trình bày hết slide nọ tới slide kia, trong khi đó không đưa ra các ví dụ minh hoạ cho vấn đề đang nói, vì thế hiệu quả thu được không cao.
Ví dụ là một phần quan trọng của các bản báo cáo khoa học để minh hoạ cho chủ đề mà ta đề cập tới. Khi đưa ra một định nghĩa, một cấu trúc toán học hoặc một ký hiệu mới chúng ta cần đưa ra các ví dụ để người nghe có thể hình dung và hiểu được nó. Khi đưa ra một lý thuyết mới, ta cần sử dụng các ví dụ để có thể giúp người nghe hiểu được ý nghĩa của nó trong thực tế.
Các bài viết cần phải đi sâu vào chi tiết một cách cụ thể, giải thích một cách rõ ràng, đầy đủ vấn đề cần trình bày kèm theo các ví dụ minh hoạ. Ngược lại, một buổi báo cáo không phải là công cụ để chúng ta trình bày chi tiết, mà nó chỉ có tác dụng trình bày đại thể và thuyết phục người nghe đọc bài viết của chúng ta. Một buổi báo cáo khoa học lại càng không phải là lúc để diễn giả thể hiện sự uyên thâm hay trình độ của mình.
Sử dụng các ví dụ minh hoạ trong báo cáo là mục đích chính của bài viết này vì rất nhiều báo cáo đã thất bại bởi lý do không được minh hoạ một cách rõ ràng. Trong khi chuẩn bị, hãy luôn đặt câu hỏi: “Vấn đề/ định nghĩa/ lý thuyết/ thuật toán/ công nghệ này đã được minh hoạ rõ ràng bằng các ví dụ chưa?”.
Không nên nói quá nhiều
Cần lưu ý khi trình bày một báo cáo khoa học là không nên tập trung quá nhiều vào các chi tiết hay một vấn đề nào đó, chỉ nên nói vừa đủ, sao cho toát lên được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Sỹ Huynh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)