Giáo trình giáo dục tích hợp mầm noni.
Chia sẻ bởi Dau Thi Thu Huong |
Ngày 05/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: Giáo trình giáo dục tích hợp mầm noni. thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO TRÌNHGIÁO DỤC TÍCH HỢP Ở BẬC HỌC MẦM NON
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÍCH HỢP Ở BẬC HỌC MẦM NON
(Sách dùng cho hệ cử nhân chuyên ngành Giáo dục Mầm non)
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non được biên soạn theo chương trình đào tạo cử nhân hệ đại học chuyên ngành Giáo dục Mầm non của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Giáo trình bao gồm ba chương và phần phụ lục:
Chương I: Giáo dục tích hợp: Giới thiệu chung về giáo dục tích hợp và sự cần thiết phải giáo dục tích hợp.
Chương II: Giáo dục tích hợp ở bậc mầm non: Giới thiệu về giáo dục tích hợp ở bậc học Mầm non và sự cần thiết phải tiến hành giáo dục tích hợp ở bậc học này.
Chương III: Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề cho trẻ ở trường mầm non.
Phụ lục: Giới thiệu "Chương trình giáo dục mầm non" được ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BG.DĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Giáo trình Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non nhằm phục vụ chủ yếu chỉ việc giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên thuộc các hệ đào tạo khác nhau của khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Giáo trình Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non kế thừa, tiếp nối những công trình nghiên cứu về giáo đục mầm non và giáo dục tích hợp ở bậc học này. Đồng thời, giáo trình cập nhật xu thế phát triển của khoa học giáo dục mầm non thế giới, trong khu vực và trong nước nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên hệ cử nhân đại học chuyên ngành giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của bạn đọc để có thể tiếp tục hoàn thiện trong những lần tái bản sau.
Hà Nội, tháng 3 năm 2010 Tác giả
Chương 1: GIÁO DỤC TÍCH HỢP
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC TÍCH HỢP
Thế giới đang biến đổi, đó là điều chúng ta có thể thấy được bởi số liệu thông tin ngày càng lớn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng intemet. Điều này có nghĩa là chức năng truyền thống vẫn dành cho giáo viên là truyền đạt kiến thức cho người học ngày càng giảm. Chính vì thế mà cần phải định hướng lại chức năng này của giáo viên.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới trong đó các bộ môn khoa học ngày càng thâm nhập, đan cài xen lẫn trong một tổng thể thống nhất và vì thế mà rất cần những những nhóm làm việc đa môn và ngày càng đòi hỏi con người phải đa năng. Nếu ngày từ khi cỏn nhỏ, trẻ quen tiếp cận với các khái niệm một cách rời rạc thì sau này đứa trẻ có nguy cơ tiếp tục suy luận theo kiểu khép kín. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng tỏ có những người "mù chữ chức năng", nghĩa là họ lĩnh hội được những kiến thức trong nhà trường nhưng không có khả năng vận dụng chúng vào các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Họ có thể giải mã được một văn bản nhưng không hiểu ý nghĩa của nó. Họ biết làm các phép tính nhưng khi có một vấn đề của cuộc sống hàng ngày đặt ra thì họ không biết phải làm phép tính gì cho phù hợp… Những người "mù chữ chức năng" này sẽ khó tìm được cho mình một chỗ đứng thích hợp trong xã hội hiện nay. Nghề nghiệp trong tương lai sẽ đòi hỏi những năng lực và trình độ chuyên môn. ngày càng cao mới có thể giải quyết được những vấn đề mới, muôn hình muôn vẻ trong thế giới biến động liên tục. Điều này đòi hỏi con người ngày càng cần phải có năng lực hơn. Một giáo viên mầm non có năng lực là người giáo viên biết tổ chức hoạt động của một nhóm trẻ, một lớp học ở trường mầm non, biết lưu tâm đến sự tiến bộ của trẻ, biết dào sâu một số nội dung giáo đục, biết giao tiếp với trẻ, với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng công việc của bản thân… Một giáo viên giỏi không phải chỉ là người biết nói phải tổ chức lớp học như thế nào mà phải biết tổ chức một lớp cụ thể. Và để làm được điều đó, họ phải tích hợp những cái họ đã học được. Điều này cũng được với trẻ em, chẳng hạn thay vì nhắc lại những "mẫu” lời nói lễ phép, trẻ biết lựa chọn "một mẫu lời nói lễ phép trong một tình huống cụ thể và biết sử dụng "mẫu` đó `một cách hợp lí. Hoặc là thay vì chỉ học một lí thuyết đơn thuần
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC TÍCH HỢP Ở BẬC HỌC MẦM NON
(Sách dùng cho hệ cử nhân chuyên ngành Giáo dục Mầm non)
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non được biên soạn theo chương trình đào tạo cử nhân hệ đại học chuyên ngành Giáo dục Mầm non của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Giáo trình bao gồm ba chương và phần phụ lục:
Chương I: Giáo dục tích hợp: Giới thiệu chung về giáo dục tích hợp và sự cần thiết phải giáo dục tích hợp.
Chương II: Giáo dục tích hợp ở bậc mầm non: Giới thiệu về giáo dục tích hợp ở bậc học Mầm non và sự cần thiết phải tiến hành giáo dục tích hợp ở bậc học này.
Chương III: Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề cho trẻ ở trường mầm non.
Phụ lục: Giới thiệu "Chương trình giáo dục mầm non" được ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BG.DĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Giáo trình Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non nhằm phục vụ chủ yếu chỉ việc giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên thuộc các hệ đào tạo khác nhau của khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Giáo trình Giáo dục tích hợp ở bậc học mầm non kế thừa, tiếp nối những công trình nghiên cứu về giáo đục mầm non và giáo dục tích hợp ở bậc học này. Đồng thời, giáo trình cập nhật xu thế phát triển của khoa học giáo dục mầm non thế giới, trong khu vực và trong nước nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên hệ cử nhân đại học chuyên ngành giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của bạn đọc để có thể tiếp tục hoàn thiện trong những lần tái bản sau.
Hà Nội, tháng 3 năm 2010 Tác giả
Chương 1: GIÁO DỤC TÍCH HỢP
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾP CẬN VỚI GIÁO DỤC TÍCH HỢP
Thế giới đang biến đổi, đó là điều chúng ta có thể thấy được bởi số liệu thông tin ngày càng lớn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng intemet. Điều này có nghĩa là chức năng truyền thống vẫn dành cho giáo viên là truyền đạt kiến thức cho người học ngày càng giảm. Chính vì thế mà cần phải định hướng lại chức năng này của giáo viên.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới trong đó các bộ môn khoa học ngày càng thâm nhập, đan cài xen lẫn trong một tổng thể thống nhất và vì thế mà rất cần những những nhóm làm việc đa môn và ngày càng đòi hỏi con người phải đa năng. Nếu ngày từ khi cỏn nhỏ, trẻ quen tiếp cận với các khái niệm một cách rời rạc thì sau này đứa trẻ có nguy cơ tiếp tục suy luận theo kiểu khép kín. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng tỏ có những người "mù chữ chức năng", nghĩa là họ lĩnh hội được những kiến thức trong nhà trường nhưng không có khả năng vận dụng chúng vào các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Họ có thể giải mã được một văn bản nhưng không hiểu ý nghĩa của nó. Họ biết làm các phép tính nhưng khi có một vấn đề của cuộc sống hàng ngày đặt ra thì họ không biết phải làm phép tính gì cho phù hợp… Những người "mù chữ chức năng" này sẽ khó tìm được cho mình một chỗ đứng thích hợp trong xã hội hiện nay. Nghề nghiệp trong tương lai sẽ đòi hỏi những năng lực và trình độ chuyên môn. ngày càng cao mới có thể giải quyết được những vấn đề mới, muôn hình muôn vẻ trong thế giới biến động liên tục. Điều này đòi hỏi con người ngày càng cần phải có năng lực hơn. Một giáo viên mầm non có năng lực là người giáo viên biết tổ chức hoạt động của một nhóm trẻ, một lớp học ở trường mầm non, biết lưu tâm đến sự tiến bộ của trẻ, biết dào sâu một số nội dung giáo đục, biết giao tiếp với trẻ, với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng công việc của bản thân… Một giáo viên giỏi không phải chỉ là người biết nói phải tổ chức lớp học như thế nào mà phải biết tổ chức một lớp cụ thể. Và để làm được điều đó, họ phải tích hợp những cái họ đã học được. Điều này cũng được với trẻ em, chẳng hạn thay vì nhắc lại những "mẫu” lời nói lễ phép, trẻ biết lựa chọn "một mẫu lời nói lễ phép trong một tình huống cụ thể và biết sử dụng "mẫu` đó `một cách hợp lí. Hoặc là thay vì chỉ học một lí thuyết đơn thuần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dau Thi Thu Huong
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)