Giáo trình Excel 2000 - bài 3

Chia sẻ bởi Lê Việt Anh | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Giáo trình Excel 2000 - bài 3 thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

BÀI 3: CÔNG THỨC VÀ TÍNH TOÁN CƠ BẢN
3.1. Các toán tử.
1. Toán tử số ( xếp theo thứ tự ưu tiên )
% Phần trăm.
^ Lũy thứa
*, / Nhân, chia
+, - Cộng, trừ.
Ví dụ:
5 + 2 ^ 2 - 4 * 10 * 15 % / 3 = 7
2. Toán tử chuỗi.
& Nối chuỗi.
3. Các toán tử so sánh.
>
<
=
>=
<=
<>
- Trong các phép toán có thể sử dụng các dấu ngoặc. Excel sẽ ưu tiên tính các biểu thức bên trong ngoặc trước.
- Nếu các toán tử có cung độ ưu tiên thì thứ tự ưu tiên sẽ tính từ trái qua phải
3.2. Cách lập công thức.
Khi tính toán có thể nhập địa chỉ hoặc dùng trỏ chuột click chọn ô, vùng

1) Các lỗi thương gặp trong Excel
GLỗi
Diễn giải

#DIV/0!
Lỗi chia cho không. Kiểm tra các ô trắng hoặc chứa số không có thể gây ra lỗi khi bạn xoá ô liên quan trong công thức.

#N/A
Công thức liên quan đến một ô có lỗi #N/A hoặc một ô không chứa giá trị nào cả. Lỗi này cảnh báo với bạn rằng không phải tất cả các ô liên quan đều có giá trị.

#NAME?
Excel không nhận ra tên bạn nhập trong công thức. Kiểm tra lại các tên dùng trong công thức, định nghĩa lại các tên bị mất. Kiểm tra xem các tên hàm đã đúng cha.

#NULL!
Công thức có hai vùng không giao nhau. Hãy kiểm tra xem bạn nhập địa chỉ ô, vùng đúng cha. Ghi nhớ là dấu chấm phẩy để ngăn cách các đối.

#NUM!
Có vấn đề với một số sử dụng trong công thức. Kiểm tra lại các đối của hàm đã dùng đúng cha.

#REF!
Một địa chỉ ô trong công thức bị sai. Kiểm tra và sửa lại các địa chỉ ô sai do xoá ô, hàng háy cột liên quan đến công thức.

#VALUE!
Công thức có một đối số hay toán tử sai kiểu. Kiểm tra lại cú pháp của công thức.


2) Địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối.
Nếu một ô chứa công thức tham chiếu đến các ô khác, có một số phương pháp để xử lý các tham chiếu này. Mỗi phương pháp mang lại một kết quả khác nhau và có thể được sử dụng khác nhau trong Excel, vì vậy hiểu đợc sự khác biệt này là rất quan trọng.
3) Hiểu các dạng địa chỉ ô :
Thường Excel sử dụng địa chỉ tương đối, nghĩa là, địa chỉ ô trong công thức tự thay đổi phù hợp khi bạn sao chép công thức đến nơi khác. Ví dụ nếu trong ô B10 chứa công thức =SUM(B3:B9và bạn sao chép công thức từ ô B10 sang ô C10, công thức mới trong ô C10 tự động chỉnh thánh =SUM(C3:C9
Để địa chỉ ô trong một công thức không thay đổi khi bạn sao chép công thức đi nơi khác, sử dụng địa chỉ tuyệt đối. Một địa chỉ trở thành tuyệt đối khi có thêm dấu đô la ($) đằng trước cột và hàng. Ví dụ trên một cột bạn muốn nhân các giá trị với phần trăm hoả hồng lưu trong ô D7, khi đó bạn sử dụng $D$7 để tham chiếu đến phần trăm hoả hồng này trong công thức ở ô đầu tiên, sau đó sao chép công thức xuống dưới.
Nếu bạn chỉ muốn hàng hay cột cố định khi bạn sao chép công thức, sử dụng địa chỉ hỗn hợp. Ví dụ địa chỉ $C3 làm cột không thay đổi khi sao chép công thức, nhng hàng lại thay đổi. Ngược lại nếu bạn dùng C$3 thì hàng cố định, còn cột thay đổi khi sao chép.
Các bước
1. Đến ô cần nhập công thức.
2. Để nhập một địa chỉ tuyệt đối hay hỗn hợp trong công thức, nhập dấu bằng (=) để bắt đầu công thức nhập hay nháy lên ô cần tham chiếu.
3. Nhấn F4 cho đến khi có được địa chỉ mong muốn, sau đó nhập các toán tử, ví dụ cộng (+).
4. Tiếp tục nhập các giá trị hay ô khác.
3.3. Liên kết dữ liệu.
1. Liên kêt dữ liệu giữa các bảng tính
Trong một tập tin Excel (Workbook ) bao gồm nhiều bảng tính (WorkSheet ), khi tạo công thức có thể sử dụng dữ liệu trong các bảng tính khác nhau. Muốn nhập địa chỉ của một ô ở một bảng tính khác vào công thức, cần nhập tên của bảng tính đó và kí tự ! trước địa chỉ ô.
Ví dụ: D4 + Sheet2!D4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Việt Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)