Giao trinh
Chia sẻ bởi Lê Thu Trang |
Ngày 05/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: giao trinh thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ HỌC
1.1. sơ lược sự ra đời và phát triển của Thống kê
Thống kê học là môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội. Trước khi trở thành môn khoa học, Thống kê có nguồn gốc lịch sử phát triển khá lâu dài, với cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm và được đúc rút dần thành lý luận khoa học.
Trong thời cổ đại, tại các quốc gia có sự phát triển như: Hy lạp, La Mã, Trung Quốc… người ta đã biết cách ghi chép số liệu. Tuy nhiên, công việc này còn khá đơn giản, tiến hành trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa mang tính thống kê rõ rệt.
Đến thời chiếm hữu nô lệ, các chủ nô thường tìm cách ghi chép, tính toán để nắm được tài sản của mình như: số nô lệ, số súc vật... Dưới chế độ phong kiến, hầu hết các quốc gia Châu Âu, Chấu á đã tổ chức việc đăng ký, kê khai với phạm vi rộng, nội dung phong phú, có tính chất thống kê rõ rệt. Ví dụ: Đăng ký nhân khẩu, kê khai ruộng đất… Thường các cuộc kê khai này phục vụ cho thu thuế và bắt lính của nhà nước phong kiến. Thời kỳ này, thống kê tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa được đúc rút thành lý luận.
Mãi cho đến cuối thế kỷ XVII, lực lượng sản xuất phát triển mạnh, phương thức tư bản chủ nghĩa ra đời, kinh tế hàng hoá, phân công lao động phát triển, tính chất xã hội hoá của sản xuất ngày càng cao, thị trường được mở rộng không chỉ trong phạm vi một nước mà còn trên phạm vi thế giới, hoạt động kinh tế xã hội ngày càng phức tạp, các giai cấp xã hội phân hoá nhanh và đấu tranh giai cấp càng gay gắt. Để phục vụ cho mục đích kinh tế, chính trị, quân sự; nhà nước tư sản, các chủ tư sản cần nhiều thông tin thường xuyên về thị trường, giá cả, sản xuất, nguyên liệu, dân số… Do đó, công tác thống kê phát triển nhanh chóng. Sự cố gắng tìm hiểu các hiện tượng và quá trình kinh tế, xã hội thông qua các biểu hiện về mặt số lượng, đòi hỏi những người làm công tác khoa học, quản lý nhà nước đi vào nghiên cứu lý luận và phương pháp thu thập tính toán số liệu thống kê. Thời kỳ này, các tài liệu sách báo về thống kê được xuất bản và đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, như nhà kinh tế học người Đức H.Conhring (1606 - 1681) đã giảng phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể; Năm 1682 nhà kinh tế học người Anh William Petty (1623 - 1687) cho xuất bản cuốn “Số học chính trị”, trong cuốn này ông đã dùng phương pháp so sánh để nghiên cứu hiện tượng thông qua con số thống kê. Đến năm 1759, một giáo sư người Đức G. Achenwall (1719 - 1772) lần đầu tiên dùng từ “Statistik” để chỉ phương pháp nghiên cứu trên. Và sau này người ta dịch nó là “Thống kê”.
Chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của Thống kê học. Thống kê là cô
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ HỌC
1.1. sơ lược sự ra đời và phát triển của Thống kê
Thống kê học là môn khoa học xã hội, ra đời và phát triển theo nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội. Trước khi trở thành môn khoa học, Thống kê có nguồn gốc lịch sử phát triển khá lâu dài, với cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm và được đúc rút dần thành lý luận khoa học.
Trong thời cổ đại, tại các quốc gia có sự phát triển như: Hy lạp, La Mã, Trung Quốc… người ta đã biết cách ghi chép số liệu. Tuy nhiên, công việc này còn khá đơn giản, tiến hành trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa mang tính thống kê rõ rệt.
Đến thời chiếm hữu nô lệ, các chủ nô thường tìm cách ghi chép, tính toán để nắm được tài sản của mình như: số nô lệ, số súc vật... Dưới chế độ phong kiến, hầu hết các quốc gia Châu Âu, Chấu á đã tổ chức việc đăng ký, kê khai với phạm vi rộng, nội dung phong phú, có tính chất thống kê rõ rệt. Ví dụ: Đăng ký nhân khẩu, kê khai ruộng đất… Thường các cuộc kê khai này phục vụ cho thu thuế và bắt lính của nhà nước phong kiến. Thời kỳ này, thống kê tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa được đúc rút thành lý luận.
Mãi cho đến cuối thế kỷ XVII, lực lượng sản xuất phát triển mạnh, phương thức tư bản chủ nghĩa ra đời, kinh tế hàng hoá, phân công lao động phát triển, tính chất xã hội hoá của sản xuất ngày càng cao, thị trường được mở rộng không chỉ trong phạm vi một nước mà còn trên phạm vi thế giới, hoạt động kinh tế xã hội ngày càng phức tạp, các giai cấp xã hội phân hoá nhanh và đấu tranh giai cấp càng gay gắt. Để phục vụ cho mục đích kinh tế, chính trị, quân sự; nhà nước tư sản, các chủ tư sản cần nhiều thông tin thường xuyên về thị trường, giá cả, sản xuất, nguyên liệu, dân số… Do đó, công tác thống kê phát triển nhanh chóng. Sự cố gắng tìm hiểu các hiện tượng và quá trình kinh tế, xã hội thông qua các biểu hiện về mặt số lượng, đòi hỏi những người làm công tác khoa học, quản lý nhà nước đi vào nghiên cứu lý luận và phương pháp thu thập tính toán số liệu thống kê. Thời kỳ này, các tài liệu sách báo về thống kê được xuất bản và đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, như nhà kinh tế học người Đức H.Conhring (1606 - 1681) đã giảng phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể; Năm 1682 nhà kinh tế học người Anh William Petty (1623 - 1687) cho xuất bản cuốn “Số học chính trị”, trong cuốn này ông đã dùng phương pháp so sánh để nghiên cứu hiện tượng thông qua con số thống kê. Đến năm 1759, một giáo sư người Đức G. Achenwall (1719 - 1772) lần đầu tiên dùng từ “Statistik” để chỉ phương pháp nghiên cứu trên. Và sau này người ta dịch nó là “Thống kê”.
Chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của Thống kê học. Thống kê là cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thu Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)