Giao thông đô thị

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Em | Ngày 26/04/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: giao thông đô thị thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

THẢO LUẬN
NHÓM 3
“ Vấn đề giao thông đô thị”
Thành viên:
1/ Nguyễn Hoàng Em
2/ Nguyễn Thị Hồng Nga
3/ Lê Thanh Ân
4/ Trần Thị Liên Chi
5/ Phạm Thị Như Trang
6/ Huỳnh Ngọc Minh Tâm
7/ Trần Xuân Nam
8/ Trần Thị Thuỳ Linh
1. KHÁI QUÁT VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ:
GT đô thị vừa là cầu nối giữa nguyên liệu và sản xuất, vừa là cầu nối giữa sản xuất và lưu thông, phân phối, tiêu dùng, hoặc giao thương với các vùng, các khu vực trên thế giới.
Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Góp phần phát triển kinh tế đô thị.
Đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của một đô thị kể cả hiện tại và tương lai. Nó quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình đô thị hoá đất nước.
2. CHỨC NĂNG CỦA GIAO THÔNG ĐÔ THỊ:
- Mạng lưới giao thông đô thị ngoài chức năng chính đảm bảo sự di chuyển trong không gian. Mạng lưới giao thông đô thị còn góp phần tạo nên cảnh quan đẹp và nét đặc trưng riêng cho mỗi đô thị.
- Các đô thị cổ với phương tiện giao thông còn thô sơ, mạng lưới giao thông thưa thớt.

- Ngược lại các đô thị hiện đại phương tiện giao thông hiện đại, có nhiều loại đường giao thông với hệ thống cầu cống, cầu vượt…
Tàu siêu tốc
Cầu vượt ở TP Hồ Chí Minh

- Đáp ứng nhu cầu đi lại: làm việc, đi mua sắm, đi thăm viếng, đi giải trí của dân cư.
- Đảm bảo vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất cao độ của đô thị.
- Đảm bảo việc giao thông đối thoại của đô thị với các đô thị khác và vùng khác.
- Là ranh giới phân chia của các khu vực chức năng: khu công nghiệp, khu dân cư, khu công viên cây xanh, khu hành chính, đồng thời cũng là ranh giới hành chính của các quận, huyện, các phường, các khu dân cư, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, …

- Trên các tuyến đường giao thông, quảng trường là khu vực trồng cây xanh tạo bóng mát, tạo dáng, tạo nên hệ thống kiến trúc phát triển hài hòa giữa khu vực cư trú với khu vực sản xuất và thiên nhiên đô thị.
- Mạng lưới đường giao thông đô thị còn tạo ra không gian góp phần điều chỉnh hướng gió, tạo sự thông thoáng cho đô thị, tạo thành các hành lang hút gió.
3. CÁC LOẠI HÌNH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ :

Các loại hình giao thông đô thị rất đa dạng,phân bố phức tạp cần có quy hoạch khoa học, hợp lí, phù hợp với quy mô để thực hiện tốt chức năng giao thông đối nội và đối ngoại của đô thị
a/ Giao thông đối nội :
+ đường bộ
- Là loại hình giao thông xuất hiện sớm nhất.Ngày nay, hệ thống đường bộ dung cho nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau: ôtô ,xe máy ,xe điện bánh hơi…v…v…Nhưng đường đi bộ trong đô thị vẫn còn dành cho người đi bộ nhất là trong khu vực nội thành.
- Giao thông đường bộ đô thị hiện nay vẫn còn gây nhìêu tiêu cực tới xã hội và môi trường
Đường đi bộ
Là đường dành cho khách bộ hành, là hình thức giao thông cơ bản, cổ xưa nhất của loài người nói chung và cư dân đô thị nói riêng. Ngày nay nó vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn trong giao thông đô thị.
Đường đi bộ hiện nay đuợc áp dụng dành riêng cho khách bộ hành ở các đô thị lớn nhằm hạn chế phương tiện giao thông cơ giới, tránh tẳt nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường. Đường đi bộ được bố trí với cự li ngắn ở trung tâm thương mai, hành chính và kết hợp với giao thông công cộng: xe buýt, tào điện..v…v…
+ Giao thông nội thị bằng xe máy, xe đạp
- Hình thức này phát triển ở nhiều đô thị nhưng phổ biến ở các nước châu Á( Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia…)
- Xe đạp vẫn còn khá phổ biến ở nhiều đô thị do giá xe rẻ cơ động và không gây ô nhiễm môi trường.
- Xe gắn may vận chuyển nhanh, tính cơ động cao nhưng không an toàn, gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường….v..v…. Một số nước đã cấm xe máy ở các đô thị ,cũng như là hạn chế việc sử dụng xe máy ở một số đô thị
+ Giao thông ôtô trong đô thị
- Là loại hình giao thông phát triển manh nhất thế kỉ 20 nhất là ở cá nước phát triển. Nó đã tạo điều kiện cho đô thị phát triển dân số, diện tích và phát triển sản xuất công nghiệp dịch vụ mạnh mẽ.
- Mặc dù là có tính cơ động nhanh về thời gian và không gian nhưng lại có nhược điểm là tốn nhiên liệu, gây tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn nhiều..v..v…
+ Tàu điện mặt đất:
Đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân, kể cả khách vãng lai, du lịch với số lượng lớn, tiêu biểu nhất là hệ thống đường sắt các loại.
Tàu điện ngầm, còn được hiểu là metro, là hệ thống vận tải lớn trong đô thị chạy trên đường ray và thường có một phần lớn chiều dài tuyến đi ngầm dưới lòng đất. Tàu điện chạy hoàn toàn trên đường được gọi là Tramway
Tàu điện ngầm là hệ thống giao thông chở khách với tốc độ cao trên đường ray, nhiều lượt, nhiều chuyến trong ngày, lượng khách lớn, thuận tiện và thoải mái. Đa số các thành phố lớn trên thế giới đều có tàu điện ngầm.
Nước Anh là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng tàu điện ngầm, đoạn tàu điện ngầm đầu tiên chỉ dài 6 km.
Tốc độ chạy tàu điện ngầm nhanh nhất ở Mỹ, đạt 72km/h. Lượng vận chuyển hành khách lớn nhất ở Matxcơva (Nga), mỗi năm 2,5 lượt tỉ người. Đường tàu điện ngầm thuận tiện nhất ở Paris (Pháp).
Mức độ tự động hoá quản lý của hệ thống tàu điện ngầm rất cao.
Đường tàu điện ngầm thường được hiểu là đi ngầm dưới mặt đất, nhưng hiện nay hơn 60 đường tàu điện ngầm trên thế giới, chỉ có 10 đường là hoàn toàn trong mặt đất, còn lại là kết hợp giữa trên và dưới mặt đất, ở nơi sầm uất thì phải làm dưới mặt đất, còn lại dùng cầu vượt hoặc đi trên mặt đất để giảm bớt khó khăn và giá thành thi công.

Ảnh trong ga Kiep của tàu điện ngầm Moskva - Nga


Đường tàu điện ngầm số 14 tại Paris (hình chụp tại ga St Lazare) là một đường tàu điện ngầm không người lái và có các cửa kính đóng mở tự động trên nhà ga

+ Tàu điện trên cao:
Được xây dựng trên cao như ở Malayxia, Nhật Bản. Loại tàu điện này có thể vận chuyển khối lượng hành khách rất lớn, tốc độ nhanh, an toàn, không tắc nghẽn giao thông, chủ yếu chạy bằng điện nên ít ô nhiễm môi trường.
b/ Giao thông đối ngoại
+ Đường sắt

Trong các đô thị lớn thường là đầu mối giao thông lớn của các tuyến đường sắt trong nước hoặc quốc tế. Các nhà ga đường sắt có thể nằm ngay trong nội thành ở trên mặt đất hoặc ngầm dưới lòng đất.
Ở các nước đang và chậm phát triển thường xây dựng ga trên mặt đất nên thường lấn chiếm đất đô thị và gây tắc nghẽn giao thông.
Đường sắt đối ngoại góp phần nối nội thành với ngoại vi, nối với các đô thị vệ tinh và các vùng khác… Đường sắt có ưu điểm vận chuyển một khối lượng lớn hành khách, khá an toàn, ít gây ô nhiễm môi trường. Nhưng nhược điểm không cơ động.
+ Đường hàng không

Các đô thị cũng là đầu mối giao thông hàng không quan trọng, đảm bảo giao thông vận tải liên vùng, liên quốc gia, nối thành phố với các đô thị khác trong nước và quốc tế.
Giao thông hàng không ở các đô thị phát triển rất mạnh kết hợp với các loại hình giao thông vận tải khác tạo nên sức mạnh kinh tế của đô thị và thể hiện tầm ảnh hưởng to lớn của đô thị ra bên ngoài.
Giao thông đường hàng không của đô thị bao gồm khu vực sân bay, đường băng, kho chứa, nhà ga và hệ thống máy bay đang được cải tiến nâng cao chất lượng bay cũng như các dịch vụ mặt đất ngày càng hoàn thiện.
+ Đường sông

Các đô thị hầu hết được xây dựng ven các sông lớn nhờ vị trí thuận lợi cho giao thông vận tải đường sông. Ngay từ thời xưa quang cảnh trên bến dưới thuyền buôn bán tấp nập đã tạo nên những đô thị cổ.
Ngày nay nhiều đô thị lớn vẫn phát triển mạnh giao thông đường sông để vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất của đô thị và vận chuyển hành khách giữa các đô thị.
Với cước phí rẽ, vận chuyển khối lượng lớn và khá an toàn nên các cảng sông ở các đô thị cũng phát triển khá mạnh, kèm với các kho chứa và hệ thống điều khiển, nạo vét luồng lạch.

+ Đường biển:
Các đô thị cảng biển lớn tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế cho không chỉ đô thị đó mà còn tạo tiềm năng phát triển kinh tế vùng.
Cảng biển đảm nhận việc xuất nhập khẩu hàng hóa và vận chuyển hành khách liên vùng, liên quốc gia.
Các đô thị cảng biển thường là các đô thị công nghiệp, các cảng biển gắn liền với hệ thống cầu cảng, kho bãi.
Các cản lớn là cảng có khả năng bốc dỡ nhanh chống với các phương tiện hiện đại, tạo nên đô thị với chức năng vận tải. Các đô thị lớn trên thế giới cũng thường là hải cảng quốc tế quan trọng.



4. Các vấn đề giao thông đô thị và giải pháp:
Các vấn đề giao thông đô thị bao gồm các vấn đề sau:
Sự tắc nghẽn giao thông đường bộ
Tai nạn giao thông đô thị
Ô nhiễm môi trường
Sự tắc nghẽn giao thông đường bộ:
Tắc nghẽn giao thông đô thị là hiên tượng phổ biến và được xem là căn bệnh thế kỉ ở các đô thị lớn.Nguyên nhân chính là do mật độ dân số quá đông,mức độ tập trung cao,phương tiện tham gia giao thông đông. Mật độ giao thông: được tính bằng chiều dài đường giao thong trung bình trên diện tích lãnh thổ,mật độ lưu thông được tính bằng lưu lượng xe trên đường phố trong một gi
Tai nạn giao thông đô thị:
Trở nên rất phổ biến đặc biệt ở các nước đang phát triển,chẳng hạn như ở TPHCM đường giao thông hẹp,hệ thống đèn tín hiệu không tốt,nhiều phuơng tiện giao thông cũ lĩ lạc hậu không chỉ gây ô nhiễm môi truờng mà còn gây nhiều tai nạn giao thông.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO cho biết mỗi năm ở châu Mỹ có đến 134.000 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông, chiếm hơn 10% của cả thế giới, trong đó Mỹ đứng đầu với 44.000 người, tiếp đến là Brazil, Mexico và Venezuela.
Riêng tình hình tai nạn giao thông ở nước ta, đặc biệt trong khu vực đô thị hết sức nghiêm trọng, thuộc vào nhóm cao nhất thế giới Mỗi năm, nước ta có hơn 10 ngàn người bị chết vì tai nạn giao thông và hàng trăm ngàn người bị thương.

Mỗi ngày lại có thêm nhiều người chết và thương tích do tai nạn giao thông, nhiều đô thị lớn thường xuyên bị ùn tắc đó là những gì mà các phương tiện truyền thông thường xuyên nhắc đến trong suốt những năm qua.
* Những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông
hệ thống đường xá cũ, hẹp, xuống cấp chưa được xây dựng mới
hệ thống đèn tín hiệu giao thông cầu cống chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân
Phương tiện giao thông lạc hậu chưa đổi mới
Ý thức chấp hành giao thông của người dâ còn kém
Ô nhiễm môi trường từ góc độ giao thông

Ô nhiễm môi trường giao thông đô thị: là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng, mức độ ô nhiễm sẽ còn trầm trọng hơn khi tăng vận tốc,tăng số lưọng, Gia tăng phương tiện giao thông cơ giới tại các đô thị trong những năm qua đã làm gia tăng ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn.



Dân số nước ta vào khoảng 86 triệu người với số lượng phương tiện giao thông cơ giới trên 1 triệu xe ôtô các loại và trên 26 triệu xe gắn máy, lượng xe gắn máy chiếm 1/4 dân số. Nhìn vào “bộ mặt” giao thông trong các đô thị lớn như Hà nội và TP.Hồ Chí minh ngày nay đã nói lên điều này. Đó là điều lý giải vì sao ô nhiễm môi trường giao thông ngày càng tăng cao.
Mặt khác nhiều dịch vụ xăng dầu lại “tự nhiên” mọc lên ngay ở khu dân cư hay ở khu vực chợ. Các dịch vụ sửa chửa và rửa xe nhỏ lẻ có mặt khắp nơi lại cho ra hướng ô nhiễm khác. Đó là cặn dầu mỡ các loại từ sửa chữa và nước rửa xe ra mọi nơi vào đất đai hay ao cống gây ô nhiễm vào đất và nước.

Ô nhiễm môi trường gây ra từ phương tiện giao thông ảnh hưởng trực tiếp đời sống dân sinh của mổi chúng ta. Hơn thế, sự biến đổi khí hậu toàn cầu không thể thiếu sự “đóng góp” quan trọng từ số lượng quá lớn phương tiện giao thông ôtô, xe gắn máy do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch “góp phần” làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Ai cũng hiểu tài nguyên dầu mỏ có giới hạn vậy mà chúng ta sử dụng phương tiện tiêu tốn xăng dầu thì không giới hạn! Cần phải có cách ứng xử thân thiện với môi trường trong giao thông.  
Chưa ai thống kê hết những hệ lụy do sự bùng nổ phương tiện giao thông cá nhân bằng xe gắn máy gây ra. Điều lạ cũng là năng lượng ngang nhau nhưng với nguồn điện thì được khuyến cáo cần tiết kiệm tối đa.
Do vậy để tránh ô nhiễm môi truởng đô thị cần phải phát triển đô thị theo hướng bền vững gọi là đô rthị sinh thái.Theo GS Vũ Tự Lập,đô thị sinh thái là đô thị không chỉ bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm mà chủ yếu là đặt toàn bộ khu đô thị với các khu chức năng của nó trong hệ địa sinh- tháigắn bó hữu cơ,hài hoà,cân bằng.Các đô thị vựng trên những địa hình khác nhau sẽ khác nhau về diện mạo,kiến trúc,bố trí không gian.Vì vậy cần phải xác định ngay từ khi quy hoạch xây dựng và sửa chữa những sai lầm gây tổn hại hệ đô thị sinh thái.
* Giải pháp giải quyết vấn đề giao thông đô thị:
Hiện nay, tình trạng ách tắc giao thông xảy ra phổ biến tại các đô thị nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Cải tạo hệ thống giao thông là điều tất yếu nhưng để có thêm một loại hình giao thông mới với tuyến riêng trong điều kiện các tuyến đường đã hoàn thành và ổn định đang trở thành một thách thức lớn với các đô thị lớn.

Giải pháp chính đối với giao thong đô thị ở Việt Nam là:
Cải tạo mạng lưới đường xá
Thực hiện nghiêm các biện pháp hành chính
Tăng cường hệ thống giao thong công cộng
Bố trí các khu cư trú gần với nơi làm việc để giảm thới gian và phương tiện đi lại
Ở TPHCM vấn đề ùn tắc thường xuyên xảy ra vào các giờ cao điểm được giải quyết với một số biện pháp sau:
- Cấm một số xe tải vào thành phố trong giờ cao điểm
- Mở rộng đường giao thông
- Nâng cao mặt đường mở rộng hệ thống cấp thoát nước
- Làm các vòng xoay lớn để tránh tắc nghẽn
- Xây dựng hệ thống đường giao thong hiện đại
- Xây dựng tàu điện ngầm nối các khu chợ lớn với trung tâm thành phố.
- Xây dựng cầu vượt.
Cám ơn các bạn đã lắng nghe!






* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Em
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)