Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Xá |
Ngày 26/04/2019 |
79
Chia sẻ tài liệu: Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Giáo dục Việt Nam cần thay mới kiến trúc
Tuần này, tạp chí Tia sáng vừa phối hợp cùng ĐH FPT tổ chức buổi Tọa đàm "Hướng tới một nền giáo dục thật sự đổi mới" với sự tham dự của nhiều giáo sư, tiến sỹ và các học giả trong ngành.
Buổi tọa đàm đã thẳng thắn đề cập đến nhiều vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam, đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị đổi mới.
Thay đổi cấu trúc, đưa thanh niên ra đời sớm hơn
Khai mạc tọa đàm bằng bài phát biểu đề dẫn, Tiến sỹ Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT đã khẳng định việc muốn có một nền giáo dục đổi mới toàn diện và thật sự, cần phải kiên quyết và mạnh dạn thực hiện đổi mới kiến trúc hệ thống. Thay vì hệ thống ba cấp 1 tiểu - 2 trung với 12 năm học, cần thay bằng hệ thống một tiểu - 1 trung gói gọn trong 9 năm. Với cấu trúc mới này, học sinh tốt nghiệp phổ thông sớm hơn 3 năm so với hiện tại, được nhận bằng THPT và sẽ có bằng đại học ở tuổi 20 hoặc 21.
/
Tiến sỹ Lê Trường Tùng - hiệu trưởng ĐH FPT khẳng định cần phải kiên quyết và mạnh dạn thực hiện đổi mới kiến trúc hệ thống.
Đồng tình với quan điểm này của Tiến sĩ Lê Trường Tùng, GS. Hồ Ngọc Đại bổ sung ý kiến về việc hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện có cấu trúc rắc rối và có nhiều chồng chéo. Đồng thời, ông cũng bày tỏ việc không đồng tình với sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn, bởi hệ thống chuyên và chọn đã đồng thời gây dựng nên sự ảo tưởng về tri thức được trang bị ở nhà trường, góp phần không nhỏ vào cơn sốt nặng về hình thức của giáo dục. Sự "ngang giá" trong giáo dục được GS. đặc biệt nhấn mạnh, để có sự đồng nhất và công bằng trong toàn hệ thống trường học của Việt Nam. GS Hồ Ngọc Đại cũng ủng hộ quan điểm bậc phổ thông chỉ cần 11 năm, trong đó có 5 năm tiểu học, 4 năm THCS.
/
GS. Hồ Ngọc Đại đồng thời bày tỏ việc không đồng tình với sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn.
Đóng góp vào việc thay mới cấu trúc cho hệ thống giáo dục Việt Nam, TS. Mai Liêm Trực - nguyên thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông chia sẻ quan điểm rất thời đại về việc cập nhật tri thức. Khi mà tri thức của nhân loại đều được đưa lên mạng internet và có thể được truy cập qua một vài click, thì điều quan trọng một người thầy hay một hệ thống giáo dục cần trang bị cho người học, chính là cách học thay vì cố nhồi nhét kiến thức. Nếu ngược lại, thì cấp THPT có kéo dài tới 14 năm học sinh cũng chưa học đủ kiến thức cần thiết.
GS. Văn Như Cương với tư cách một người từng được học hệ thống phổ thông 9 năm, đồng thời là người thầy trực tiếp và lâu năm trong lĩnh vực giáo dục phổ thông đã chia sẻ, chương trình học hiện tại của học sinh phổ thông quá nặng về kiến thức và quá nhiều kiến thức không cần thiết. Trong khi đó, những kiến thức "mềm" như kiến thức giáo dục về nhân cách còn rất thiếu và yếu. Điều này được giáo sư nhìn nhận như hệ quả tất yếu của một nền giáo dục còn đang nặng về thi cử khoa bảng bằng cấp.
Tất cả các ý kiến trong buổi tọa đàm đều thống nhất quan điểm, thanh niên cần được trưởng thành một cách thực sự và sớm hơn. Vấn đề lớn tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam nằm ở việc độ tuổi trưởng thành của thanh niên ngày càng muộn, thể hiện rõ rệt khi sinh viên 18 hoặc 23 tuổi vẫn chưa thể tự sống được mà không dựa vào gia đình. Đây là nguyên nhân dẫn đến hệ quả lớn là năng suất lao động của người lao động trẻ Việt Nam bị giảm sút. Trong tình trạng Việt Nam sắp bước qua giai đoạn vàng của dân số trẻ, nếu tiếp tục tình trạng này thì người lao động ở độ tuổi thanh niên của Việt Nam sẽ ra đời quá muộn cùng sự trưởng thành và đóng góp lại cho xã hội chậm và muộn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xã hội.
Đổi mới phải toàn diện căn bản và thực chất
Theo GS. Hoàng Tụy, khuyết điểm lớn nhất của giáo dục Việt nam là nền giáo dục hiện đang đứng ở ngã ba đường, giống như kinh tế những năm giữa thập niên 80, giằng xé giữa việc tiếp tục chọn con đường cũ - theo đường lối giáo dục đề cao lí thuyết và việc kiên quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.
Để có thể thay đổi toàn diện, căn bản và thực chất nền giáo dục Việt Nam, GS. Hoàng Tụy tâm huyết chia sẻ: “Muốn hay không
Tuần này, tạp chí Tia sáng vừa phối hợp cùng ĐH FPT tổ chức buổi Tọa đàm "Hướng tới một nền giáo dục thật sự đổi mới" với sự tham dự của nhiều giáo sư, tiến sỹ và các học giả trong ngành.
Buổi tọa đàm đã thẳng thắn đề cập đến nhiều vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam, đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị đổi mới.
Thay đổi cấu trúc, đưa thanh niên ra đời sớm hơn
Khai mạc tọa đàm bằng bài phát biểu đề dẫn, Tiến sỹ Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học FPT đã khẳng định việc muốn có một nền giáo dục đổi mới toàn diện và thật sự, cần phải kiên quyết và mạnh dạn thực hiện đổi mới kiến trúc hệ thống. Thay vì hệ thống ba cấp 1 tiểu - 2 trung với 12 năm học, cần thay bằng hệ thống một tiểu - 1 trung gói gọn trong 9 năm. Với cấu trúc mới này, học sinh tốt nghiệp phổ thông sớm hơn 3 năm so với hiện tại, được nhận bằng THPT và sẽ có bằng đại học ở tuổi 20 hoặc 21.
/
Tiến sỹ Lê Trường Tùng - hiệu trưởng ĐH FPT khẳng định cần phải kiên quyết và mạnh dạn thực hiện đổi mới kiến trúc hệ thống.
Đồng tình với quan điểm này của Tiến sĩ Lê Trường Tùng, GS. Hồ Ngọc Đại bổ sung ý kiến về việc hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện có cấu trúc rắc rối và có nhiều chồng chéo. Đồng thời, ông cũng bày tỏ việc không đồng tình với sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn, bởi hệ thống chuyên và chọn đã đồng thời gây dựng nên sự ảo tưởng về tri thức được trang bị ở nhà trường, góp phần không nhỏ vào cơn sốt nặng về hình thức của giáo dục. Sự "ngang giá" trong giáo dục được GS. đặc biệt nhấn mạnh, để có sự đồng nhất và công bằng trong toàn hệ thống trường học của Việt Nam. GS Hồ Ngọc Đại cũng ủng hộ quan điểm bậc phổ thông chỉ cần 11 năm, trong đó có 5 năm tiểu học, 4 năm THCS.
/
GS. Hồ Ngọc Đại đồng thời bày tỏ việc không đồng tình với sự tồn tại của trường chuyên lớp chọn.
Đóng góp vào việc thay mới cấu trúc cho hệ thống giáo dục Việt Nam, TS. Mai Liêm Trực - nguyên thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông chia sẻ quan điểm rất thời đại về việc cập nhật tri thức. Khi mà tri thức của nhân loại đều được đưa lên mạng internet và có thể được truy cập qua một vài click, thì điều quan trọng một người thầy hay một hệ thống giáo dục cần trang bị cho người học, chính là cách học thay vì cố nhồi nhét kiến thức. Nếu ngược lại, thì cấp THPT có kéo dài tới 14 năm học sinh cũng chưa học đủ kiến thức cần thiết.
GS. Văn Như Cương với tư cách một người từng được học hệ thống phổ thông 9 năm, đồng thời là người thầy trực tiếp và lâu năm trong lĩnh vực giáo dục phổ thông đã chia sẻ, chương trình học hiện tại của học sinh phổ thông quá nặng về kiến thức và quá nhiều kiến thức không cần thiết. Trong khi đó, những kiến thức "mềm" như kiến thức giáo dục về nhân cách còn rất thiếu và yếu. Điều này được giáo sư nhìn nhận như hệ quả tất yếu của một nền giáo dục còn đang nặng về thi cử khoa bảng bằng cấp.
Tất cả các ý kiến trong buổi tọa đàm đều thống nhất quan điểm, thanh niên cần được trưởng thành một cách thực sự và sớm hơn. Vấn đề lớn tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam nằm ở việc độ tuổi trưởng thành của thanh niên ngày càng muộn, thể hiện rõ rệt khi sinh viên 18 hoặc 23 tuổi vẫn chưa thể tự sống được mà không dựa vào gia đình. Đây là nguyên nhân dẫn đến hệ quả lớn là năng suất lao động của người lao động trẻ Việt Nam bị giảm sút. Trong tình trạng Việt Nam sắp bước qua giai đoạn vàng của dân số trẻ, nếu tiếp tục tình trạng này thì người lao động ở độ tuổi thanh niên của Việt Nam sẽ ra đời quá muộn cùng sự trưởng thành và đóng góp lại cho xã hội chậm và muộn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xã hội.
Đổi mới phải toàn diện căn bản và thực chất
Theo GS. Hoàng Tụy, khuyết điểm lớn nhất của giáo dục Việt nam là nền giáo dục hiện đang đứng ở ngã ba đường, giống như kinh tế những năm giữa thập niên 80, giằng xé giữa việc tiếp tục chọn con đường cũ - theo đường lối giáo dục đề cao lí thuyết và việc kiên quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.
Để có thể thay đổi toàn diện, căn bản và thực chất nền giáo dục Việt Nam, GS. Hoàng Tụy tâm huyết chia sẻ: “Muốn hay không
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Xá
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)