Giáo dục Việt Nam

Chia sẻ bởi Hoàng Viết Đại | Ngày 18/03/2024 | 18

Chia sẻ tài liệu: Giáo dục Việt Nam thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Chúc các bạn có một giờ học vui vẻ và đạt hiệu quả
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm đầu tiên sau cách mạng tháng 8
(1945-1946)
Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng 8.

Những chủ trương của Đảng & Chính phủ về giáo dục.

Chiến dịch diệt giặc dốt & phong trào bình dân học vụ.

Kết quả & ý nghĩa.

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm đầu tiên sau
cách mạng tháng 8
(1945-1946)
Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng 8.
Sau cách mạng tháng 8 là giai đoạn lịch sử vô cùng khó khăn, phức tạp, khó khăn chồng chất khó khăn, nước ta rơi vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc.
Kinh tế:
+ Nghèo nàn, lạc hậu, kiệt quệ sau 2 cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp(90% nhân dân bị mất ruộng, nạn đói xảy ra.)
+ Tài chính cạn kiệt, ngân sách nhà nước trống rỗng, lạm phát tăng nhanh.
Chính trị: bị đe doạ bởi đế quốc và tay sai.
+ Miền Bắc: 20 vạn quân tưởng.
+ Miền Nam: hơn một vạn quân Anh giúp Pháp xâm lược lại Nam bộ.
Văn hoá- Xã hội- Giáo dục:
+ Giáo dục: hơn 90% dân số mù chữ, dốt nát.
+ Văn hoá - Xã hội: mê tín dị đoan , tệ nạn xã hội gia tăng (trộm cắp, nghiện hút, thuốc phiện.)
?? Nước ta đứng trước 3 thứ giặc: giặc xâm lược, giặc đói, giặc dốt.







Những chủ trương của Đảng & Chính phủ về giáo dục.
- Cách mạng tháng 8 thành công - đòi hỏi phải xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ - giáo dục phải trở thành công cụ sắc bén, góp phần vào cuộc đấu tranh để củng cố & bảo vệ thành quả của cách mạng.
- Đảng & Chính phủ đã có những chủ trương & và quyết sách đúng đắn để lãnh đạo nhân dân bắt tay vào công cuộc xây dựng nền giáo dục mới - xoá bỏ hậu quả chính sách ngu dân của thực dân Pháp - xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân.
+ 3/9/1945: HCM nói:"Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân Pháp dùng để cai trị chúng ta. Hơn 95% đồng bào ta mù chữ "
+ 8/9/1945: HCM đưa ra "3 sắc lệnh Bình dân học vụ"
+ 10/1045: HCM ra lời kêu gọi chống nạn thất học.
+ 25/11/1945: "Chỉ thị kháng chiến kiến quốc" về giáo dục. "Tổ choc Bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học & trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới.".
+ Bộ Quốc gia giáo dục khẳng định:
Tổ chức: nền giáo dục mới là nền giáo dục duy nhất, chung cho toàn thể dân chúng, không phân biệt giai cấp.
Mục tiêu & tính chất: nền giáo giục của một nước độc lập, tôn trọng nhân phẩm, chí khí của người đi học.
Phương pháp: Phương pháp tư duy khoa học, phát triển óc phê bình, phân tích, tổng hợp, tinh thần sáng tạo, gắn liền với thực tế.



Chiến dịch diệt "giặc dốt" & phong trào Bình dân học vụ.
Nhiệm vụ: xoá nạn mù chữ cho 25 triệu đồng bào.
Tổ chức của Bình dân học vụ:
+ Đối tượng: đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là phụ nữ & thanh niên.
+ Giáo viên: những viên chức, trí thức đã từng hoạt động trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ.
+ Mở lớp học:
- Các lớp học cũ, có sẵn.
- Các lớp tư gia.
- Lớp học tại nơi sản xuất(xưởng thợ, đồn điền.).
- Hình thức khác: lớp học lưu động, lớp học cho đồng bào tản cư, lớp học lộ thiên, ở chợ, vùng tạm chiếm.
+ Tài liệu học tập:
- Sách vần quốc ngữ.
- Tập đọc sơ cấp.
Chương trình học của Bình dân học vụ:
+ Lớp học vỡ lòng(4 tháng): biết đọc, biết viết.
+ Lớp phát triển kiến thức(hoặc dự bổ cứu).
+ Lớp bổ túc bình dân (8 tháng) vừa kiến thức tiểu học vừa kiến thức trung học, sát với đời sống lao động.
Hình thức BDHV:
+ Tuyên truyền, cổ động - là hình thức quan trọng & phong phú nhất:
BDHV đưa ra những khẩu hiệu tuyên truyền, viết, kẻ, dán ở từng nhà, mặt cây, đình làng, cổng chợ.
Phát động, tập hợp nhân dân nghe nói chuyện, đám rước đuốc, diễu hành.
Tổ chức những buổi sinh hoạt văn nghệ, ca nhạc, tập kịch tập trung vào chủ đề khuyến khích mọi người đi học BDHV.
+ Biện pháp mang tính chất hành chính: không xét đơn dùng điểm chỉ thay cho chữ kí,.
Phương pháp giảng dạy:
+ Đọc lên thành tiếng.
+ Ví dụ so sánh:
"O tròn như quả trứng gà
Ô thì độ mũ, ơ thì thêm râu."
"i, t(i, tờ) giống móc cả hai
i có dấu chấm (i), t (tờ) dài có ngang".
Một số tấm gương tiêu biểu trong BDHV:
+ Huỳnh Thị Chính - 17 tuổi ở liên khu 5 cụt cả hai cánh tay nhưng vẫn đi học: biết đọc, biết viết.
+ Một giáo viên làng thuộc huyện Khoái Châu - Hưng Yên bị giặc bắt được tra tấn chết đi sống lại, cuối cùng trốn thoát lại bí mật hoạt động cho BDHV
+ Một giáo viên đang bí mật dạy học ở Quảng - Yên bị giặc bắt khoét mất mắt.

Kết quả và ý nghĩa.
Kết quả:
Số người mù chữ trứơc ngày 8.9.1945: 15 triệu
Số người thoát nạn mù chữ tới 8.9.1946: 2.520648 người.
Số giáo viên dạy trong năm 1946: 95665
Số lớp đã mở: 74957
Số sách in được: 2500000
(Số liệu "Việt Nam diệt giặc dốt" - Nha BDHV _ xuất bản 1951)
ý nghĩa:
Tạo ra một phong trào học tập phát triển rộng rãi trong cả nứơc.
Khơi dạy nhiệt tình cách mạng, khí thế hào hứng, hiếu học của nhân dân
Nhân dân ý thức được đời sống, quyền lợi & nghĩa vụ của công dân một nước độc lập, quen kỷ luật lớp học từ đó tôn trọng kỷ luật quốc gia, những đức tính cần cù, chịu khó, đức hy sinh được bộc lộ.
Mở rộng tầm hiểu biết của nhân dân
Bình dân học vụ là hình thức hoạt động đầu tiên của lực lượng kháng chiến luồn sâu vào sau lưng địch, mầm mống cho những cơ sở chính trị quân sự.
Chúc các bạn học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Viết Đại
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)