Giáo dục ứng pho biến đổi khí hậu

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thúy Tiếp | Ngày 03/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: giáo dục ứng pho biến đổi khí hậu thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:



NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU,
CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TRẺ MẪU GIÁO

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ GÌ?
Khí hậu thường được định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời tiết
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.



HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Băng tan, nước biển dâng lên
Thay đổi khí hậu, thời tiết cực đoan
Biến đổi hệ sinh thái
Tác động đến sức khỏe con người




Một số tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
1. Tác động của nước biển dâng
2. Tác động của sự nóng lên toàn cầu
3.Tác động của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và thiên tai
4. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực và khu vực




Các giải pháp cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Quyết định số 158/2008/QĐ–TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008.
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
Dự án số 6 : “Xây dựng chương trình đào tạo và giáo dục về biến đổi khí hậu trong chương trình giáo dục các cấp’’
thuộc nhiệm vụ: Nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực.
Đề án ‘‘Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 – 2015” được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Quyết định số 4619/QĐ–BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2010.
Các giải pháp cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.

Giới thiệu tóm tắt Đề án ‘‘Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015”

Mục tiêu chung:
Đưa được các nội dung về BĐKH và ứng phó với BĐKH vào chương trình giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến 2013, biên soạn, phê duyệt xong chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập về BĐKH và ứng phó với BĐKH và cung cấp cho các cơ sở giáo dục;
- Đến 2014, 100% giáo viên, giảng viên đứng lớp được trang bị kiến thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH;
- Đến 2015, 100% học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH.
Tiểu đề án “Đưa nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào các cơ sở GDMN giai đoạn 2011-2015”
Mục tiêu chung:
Nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành của CBQL, GV MN và các bậc cha mẹ về BĐKH và ứng phó, giảm nhẹ tác hại của biến đổi khí hậu trong các cơ sở GDMN; trên cơ sở đó giáo dục trẻ nhận biết, hình thành thái độ, hành vi, kỹ năng sống tích cực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trong các cơ sở GDMN.
Tiểu đề án “Đưa nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các cơ sở giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015”
Mục tiêu cụ thể:
- Đến hết 2012, biên soạn và cung cấp tài liệu về BĐKH và ứng phó với BĐKH cho các cơ sở giáo dục mầm non;
- Từ 2012 đến 2015, 80% giáo viên mầm non được trang bị kiến thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH; 70% giáo viên mầm non biết tích hợp, lồng ghép các nội dung về BĐKH và ứng phó với BĐKH vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em tại các trường mầm non và tuyên truyền hướng dẫn cho các bậc cha mẹ có con dưới 6 tuổi có hiểu biết về BĐKH và ứng phó với BĐKH

Tiểu đề án “Đưa nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào các cơ sở giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015”
Mục tiêu cụ thể:
- Từ 2012 đến 2015, 100% các cơ sở giáo dục mầm non triển khai các hoạt động giáo dục về BĐKH và ứng phó với BĐKH;
- 80 % trẻ em mẫu giáo 5 tuổi có kiến thức sơ đẳng về BĐKH và ứng phó với BĐKH (các hiện tượng thời tiết, một số thay đổi thường gặp của thời tiết; cách phòng và tránh những ảnh hưởng do thay đổi thời tiết…)
Vì sao phải giáo dục về BĐKH, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH trong trường mầm non?
BĐKH hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu. Mặc dù con người có công lao to lớn trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho lợi ích của mình, nhưng đồng thời con người cũng là thủ phạm chính gây nên biến đổi khí hậu.
Việt Nam cũng như nhiều nước khác chịu ảnh hưởng của BĐKH và các hệ sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng do sự gia tăng dân số, do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá…
Vì sao phải giáo dục về BĐKH, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH trong trường mầm non?
GDMN đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách, do đó GDMN có vị trí quan trọng đặc biệt trong chiến lược giáo dục bảo vệ môi trường, phòng ngừa và giảm nhẹ thảm hoạ của BĐKH.
Trẻ lứa tuổi mầm non rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành những nền nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này.
Trẻ MN rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của BĐKH.
Vì sao phải giáo dục về BĐKH, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH trong trường mầm non?
Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ từ ngày hôm nay. Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.
Nội dung giáo dục trẻ về BĐKH, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH trong trường mầm non cần phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, phù hợp với những hiểu biết gắn với hành động thực tiễn và những quan sát hằng ngày của trẻ
Nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về BĐKH, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH
Nguyên tắc 1: Tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục: GD phát triển Thể chất, GD phát triển Nhận thức, Ngôn ngữ, Tình cảm, kĩ năng xã hội và Thẩm mỹ.
Nguyên tắc 2: Nội dung giáo dục đưa vào các hoạt động từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ, không trùng lặp, không gây quá tải.
Nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo về BĐKH, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH
Nguyên tắc 3: Nội dung tích hợp trong các hoạt động phải gần gũi, không xa lạ với trẻ, gắn với thực tế của địa phương
Nguyên tắc 4: Có thể được tích hợp trong toàn bộ hoạt động, trong một phần của hoạt động hoặc ở phần liên hệ thực tế.
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG

Về kiến thức
1. Thời tiết và khí hậu:
- Dạy trẻ có hiểu biết đơn giản về thời tiết, dấu hiệu nhận biết thời tiết: Nắng, mưa, mây gió nóng lạnh ... diễn ra trong một thời gian rất ngắn như sáng, trưa, chiều, tối… ở một khoảng không gian hẹp như xã, huyện, tỉnh, vùng. Ví dụ: Hôm nay Hà Nội có mưa, thành phố Hồ Chí Minh trời nắng nóng ....
- Dạy trẻ có hiểu biết sơ đẳng về khí hậu, ví dụ: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, gió mùa; Miền Bắc có 4 mùa (xuân, hè, thu, đông), Miền Nam có 2 mùa (mùa mưa, mùa khô). Dạy trẻ cách nhận biết các mùa trong năm.
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG

Về kiến thức
2. Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu:Nắng nóng kéo dài, mưa, bão bất thường và nhiều, dông tố, lốc xoáy, lũ lụt kéo dài, rét đậm, rét hại...
3. Một số nguyên nhân và hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra
- Nguyên nhân: Con người sử dụng nhiều than đá, xăng dầu, dùng nhiều thuốc trừ sâu, xả chất thải chưa xử lý ra môi trường xung quanh; chặt cây, đốt rừng, sử dụng lãng phí tài nguyên nước, điện, nhà máy, xe cộ xả khói...
- Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ví dụ: mưa quá nhiều gây lũ lụt; nắng nóng kéo dài gây hạn hán; rét đậm, rét hại kéo dài trẻ em phải nghỉ học, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng...
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG

Về kiến thức
4. Hướng dẫn trẻ cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu
- Biết cần phải nghe dự báo thời tiết hàng ngày để chọn trang phục, chọn thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe và phù hợp với thời tiết
- Trồng cây, chăm sóc vật nuôi, cây trồng là góp phần thích ứng và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu
- Cách tiết kiệm năng lượng: sử dụng ánh sáng, gió tự nhiên, tắt điện khi không sử dụng, tiết kiệm nước, bảo vệ nguốn nước sạch...
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG

Về kiến thức
- Cách thu gom, phân loại rác, tiết kiệm giấy, sử dụng lại các nguyên vật liệu, giấy cũ, không dùng túi ni lông..
- Cách giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, lớp học, đồ dùng đồ chơi...
- Tìm hiểu về ngày trái đất, giờ trái đất, bé cần làm gì trong ngày, giờ ấy...
- Hướng dẫn trẻ một số kĩ năng để thích ứng với BĐKH, như: biết phải làm gì khi nắng nóng kéo dài, mưa bão, dông tố, sét, lốc xoáy, lũ, lụt, giá rét, dịch bệnh ...
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG
Về kỹ năng, thái độ:
- Trẻ chủ động nghe dự báo thời tiết và ăn mặc phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.
- Tham gia trồng cây, chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng, tham gia các hoạt động nhân ngày trái đất ( trồng cây, thu nhặt giấy vun, vẽ tranh...), giờ trái đất (tắt điện...)
- Sử dụng nước tiết kiệm, đúng cách.
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG
Về kỹ năng, thái độ:
-Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi…, đi vệ sinh đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ gọn gàng, tham gia trực nhật ở lớp, lau lá cây, thu gom và vứt rác đúng nơi quy định... .
-Khi có thảm hoạ thiên tai: Không sợ hãi, hoảng loạn, bình tĩnh thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn ; Không tự ý ra khỏi nhà hoặc ra khỏi nơi sơ tán.
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG
Về kỹ năng, thái độ:
- Nếu không có người lớn bên cạnh khi có thiên tai biết tìm nơi trú ẩn an toàn, biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm.
– Khi có mưa bão không chơi ngoài trời, không tắm mưa, không trú mưa dưới gốc cây to, cột điện….
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG
Về kỹ năng, thái độ:
– Khi thấy có hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa, sấm, sét, phải chạy ngay vào nhà, lớp học, đóng cửa lại, phải đứng xa các thiết bị điện, tắt ti vi, máy tính, quạt điện… Đồng thời, tránh những chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước. Nếu đang ở ngoài trời, phải tìm ngay nơi an toàn để ẩn nấp. Tuyệt đối không nấp dưới những cây to, cột điện và không đứng gần vật dụng bằng kim loại để đề phòng sét đánh.
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG
Về kỹ năng, thái độ:
- Khi có lốc xoáy: Nếu đang ở trong nhà, cần tìm nơi trú ẩn an toàn có vị trí sát mặt đất nhất. Nếu ở ngoài trời, cần tìm bãi đất trống hoặc rãnh/mương/hố (không có nước), nằm xuống thật sát mặt đất, che kín đầu để khỏi bị thương do đất, đá, cành cây… rơi xuống. Trẻ không được núp dưới bóng cây, dưới những ngôi nhà không chắc chắn hoặc quá lớn vì đó là những nơi rất dễ bị sụp đổ. Tuyệt đối không được trú ẩn trong ô tô, tránh bị lốc xoáy cuốn đi. Không trú ẩn dưới cầu vượt khi xảy ra lốc xoáy, vì ở đó tốc độ lốc xoáy mạnh hơn, làm tăng nguy cơ bị thương khi trú ẩn ở đó.
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG
Về kỹ năng, thái độ:
– Khi xảy ra mưa lũ, tuyệt đối không được tự ý đi chơi hay rời xa người lớn, tránh xa các vũng nước, hoặc chỗ có biển báo, tránh xa dây điện, cột điện, cây đổ…. Biết giữ vệ sinh cá nhân, không sử dụng nước nhiễm bẩn trong mưa lũ, không dùng chung đồ dùng cá nhân… để phòng tránh dịch bệnh.
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG
Về kỹ năng, thái độ:
- Khi thấy có cháy, hãy hét lên thật to để báo cho người lớn và mọi người xung quanh biết. Gọi số điện thoại khẩn cấp 114, thông báo rõ địa điểm nơi đang cháy để lực lượng cứu hoả đến giúp đỡ. Nếu cháy ở trong phòng, hãy dùng khăn (khăn ướt càng tốt) bịt mũi để hạn chế hít phải khói độc, bò bằng đầu gối dưới đám khói và thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Nếu quần áo bị cháy, hãy nằm ngay xuống đất, che mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt. Không được chạy vì lửa sẽ càng cháy nhanh hơn. Không được nấp dưới gầm giường, tủ.... Hãy luôn tạo ra tiếng động để mọi người biết nơi bé ẩn nấp.
NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH CHO TRẺ MG
Về kỹ năng, thái độ:
- Sau các đợt mưa lũ kéo dài, tuyệt đối không chơi ở triền đồi, triền núi vì rất dễ bị sạt lở đất. Không được tự ý bơi, lội hoặc chơi đùa ở bờ sông, bờ suối, tránh bị tai nạn đuối nước. Mặc áo phao khi đi trên thuyền.
- Tự tin, mạnh dạn, chủ động chia sẻ thông tin với bạn bè, người thân khi xảy ra hiện tượng thiên tai.
GỢI Ý MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH
- Nội dung giáo dục về BĐKH cho trẻ mẫu giáo được thực hiện thông qua nhiều hoạt động giáo dục đa dạng (xem tranh, băng hình, trò chuyện, thảo luận, trò chơi,...) Thuộc các lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kĩ năng xã hội và thẩm mỹ.
-Các hoạt động giáo dục có thể được tiến hành trên các giờ hoạt động học có chủ định và mọi lúc, mọi nơi; tổ chức theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp, trong lớp hoặc ngoài sân trường.
GỢI Ý MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH

Lĩnh vực phát triển thể chất
1 – Trò chơi vận động: ai nhanh, ai đúng ? ai chuyển đồ nhanh, tôm nhảy, sóng biển, hoa và gió...
2– Tổ chức hoạt động ngoài trời, vệ sinh cá nhân, lựa chọn quần áo phù hợp thời tiết…chăm sóc cây, trực nhật, dạo chơi ngoài trời, nhặt lá cây...
GỢI Ý MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH
Lĩnh vực phát triển nhận thức
1. Tìm hiểu về trái đất: xem tranh, thảo luận về trái đất : trái đất có đất, nước, không khí; trên trái đất có con người, động vật và cây cối sinh sống...
2. Tìm hiểu về đất, nước, không khí: Thảo luận về ích lợi của đất, nước, cách bảo vệ nguồn nước sạch (sử dụng tiết kiệm, không xả rác thải xuống nguồn nước..., cách giữ không khí trong lành ( trồng cây, biết thu gom, phân loại và vất rác đúng nơi quy định, không đốt củi, rơm, rạ, đi vệ sinh đúng nơi quy định...) .
3. Xem tranh, băng hình và thảo luận tìm hiểu về thời tiết, khí hậu, biểu hiện của biến đổi khí hậu.
GỢI Ý MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH
Lĩnh vực phát triển nhận thức
4. Xem tranh, băng hình, tham quan thực tế, thảo luận để tìm hiểu về một số nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu Tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu gây ra (bão, lốc, lũ lụt, sạt lở đất, sóng thần, động đất, hạn hán, cháy rừng...) .
5. Quan sát môi trường sống xung quanh trẻ để biết nơi nào an toàn trẻ và người thân có thể đến đó để tránh và nơi không an toàn không được đến khi có thiên tai xảy ra.
6. Thực hành cách phòng tránh khi có thảm họa như gọi điện thoại số 115 khi có tai nạn, gọi 114 khi có cháy...gọi cảnh sát số 113... hoặc biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm
GỢI Ý MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
1. Xem tranh, tô chữ nhận biết về thời tiết, khí hậu, biểu hiện của biến đổi khí hậu
2. Nghe kể chuyện, tự kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu thông qua các câu chuyện “Cóc kiện trời”, “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”, bài thơ ”cả nhà chống bão”, ”rét về’..., hoặc câu tục ngữ, ca dao, dân ca có trong cộng đồng.
3. Làm sách tranh, album thể hiện sự hiểu biết về thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu và cách ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.
GỢI Ý MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH
Lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội:
1. Thảo luận về cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.
2. Tham gia các trò chơi tập thể, thực hành các tình huống nhằm rèn luyện một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi có các hiện tượng thiên tai xảy ra: chia sẻ thông tin; nghe dự báo thời tiết, ăn mặc phù hợp với thời tiết; không sợ hãi hoảng loạn, bình tĩnh thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn khi có thảm hoạ thiên tai ; không tự ý ra khỏi nhà hoặc ra khỏi nơi sơ tán, biết tìm nơi trú ẩn an toàn khi có mưa bão, lũ lụt, triều cường ; đề phòng lũ quét, nước biển dâng; biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm...

GỢI Ý MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH
Lĩnh vực phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội:
3. Tham gia bảo vệ thiên nhiên và trái đất, ứng phó với biến đổi khí hậu: Giữ gìn vệ sinh môi trường, trồng cây, chăm sóc vật nuôi, tiết kiệm năng lượng (điện, nước...), bảo vệ nguồn nước, cây xanh....
4.Tham gia vẽ tranh, cổ động, hội thi... nhân ngày trái đất, giờ trái đất
GỢI Ý MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH
Lĩnh vực phát triển triển thẩm mĩ
1. Tạo hình
-Vẽ, cắt, dán, nối tranh ảnh về trái đất, các nguồn nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm..., lựa chọn trang phục, đồ ăn, thức uống phù hợp với thời tiết...
- Tô màu tranh vẽ bạn có hành vi đúng/ sai trong tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu

GỢI Ý MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VỀ BĐKH, CÁCH ỨNG PHÓ VÀ GIẢM NHẸ HẬU QUẢ CỦA BĐKH
Lĩnh vực phát triển triển thẩm mĩ
2. Âm nhạc
-Nghe, hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát liên quan đến thời tiết, trái đất, môi trường và biến đổi khí hậu: “Trời nắng, trời mưa”, “ Mưa rơi”, “Trái đất này là của chúng mình”, “ Em yêu cây xanh”...
GỢI Ý TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀO MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CỤ THỂ
Ví dụ lựa chọn nội dung GD về BĐKH ở chủ đề Bản thân
Một số địa điểm nguy hiểm, không an toàn và cách phòng tránh khi có hiện tượng thời tiết bất thường (cây to, cột điện, sông, suối, ...)
Một số tác nhân gây nguy hiểm thương tích cho cơ thể khi thời tiết thay đổi và khi có hiện tượng thời tiết bất thường.
Ví dụ lựa chọn nội dung GD về BĐKH ở chủ đề Bản thân(tiếp)
Bé làm gì để thích nghi với sự thay đổi bất thường của thời tiết do BĐKH gây ra.
Tự chăm sóc bản thân để phòng tránh và giảm nhẹ hậu quả khi thời tiết thay đổi và khi có hiện tượng thời tiết bất thường.
Một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi có các hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai xảy ra.
Sử dụng tiết kiệm năng lượng; Bảo vệ môi trường.
Ví dụ lựa chọn hoạt động GD về BĐKH ở chủ đề Bản thân
Bé làm gì để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn khi có hiện tượng thời tiết bất thường:
- Xem tranh ảnh về một số địa điểm nguy hiểm, không an toàn khi có hiện tượng thời tiết bất thường (sông, suối khi có lũ; dốc, đồi khi có sạt lở đất, cây cao, cột điện khi có mưa dông, sấm sét,...)
- Xem tranh/ băng hình/ trao đổi, trò chuyện về những bất thường của thời tiết ảnh hưởng không tốt đến cơ thể (nắng, nóng khó chịu, nhiều mồ hôi, khát nước nhiều...);
Ví dụ lựa chọn hoạt động GD về BĐKH ở chủ đề Bản thân(tiếp)
Bé làm gì để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn khi có hiện tượng thời tiết bất thường:
Xem tranh/ băng hình/ Trao đổi, trò chuyện về cách bảo vệ sức khỏe, an toàn khi có hiện tượng thời tiết bất thường: Bé làm gì khi trời mưa to? Bé làm gì khi bão, lốc? lũ, sạt lở đất…
Nghe kể chuyện, đọc thơ, vẽ, làm sách tranh,…có nội dung liên quan.
- Trò chơi, thực hành các tình huống nhằm rèn luyện một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân khi có các hiện tượng thiên tai xảy ra
Ví dụ lựa chọn hoạt động GD về BĐKH ở chủ đề Bản thân(tiếp)
Bé làm gì để bảo vệ trái đất thân yêu?
- Xem tranh ảnh/ băng hình và trò chuyện về ngày trái đất.
- Thực hành làm đồ chơi, túi đựng thức ăn bằng giấy, vật liệu tái sử dụng.
- Chăm sóc cây, thu gom rác ở trường.
- Làm sách về “Các hoạt động bảo vệ trái đất thân yêu”
Tích hợp nội dung giáo dục trong các tình huống, các thời điểm sinh hoạt trong ngày
Vào giờ đón trẻ: cô giáo có thể trò chuyện về thời tiết và trang phục của bé (trang phục theo thời tiết), hướng dẫn trẻ chăm sóc góc thiên nhiên.
Hoạt động chơi ở các góc: Làm sách tranh về “Các việc bé có thể làm để bảo vệ trái đất”, về ”Nguyên nhân của BĐKH”,.... ;tô màu trái đất; làm đồ chơi bằng vật liệu tái sử dụng,… Chơi: Nghe dự báo thời tiết ; Chọn trang phục phù hợp thời tiết;
Hoạt động ngoài trời: Quan sát sự thay đổi của thời tiết; chơi các trò chơi thực hành kĩ năng tự bảo vệ khi có hiện tượng bất thường do BĐKH; thu gom rác ở sân trường.
Tích hợp nội dung giáo dục trong các tình huống, các thời điểm sinh hoạt trong ngày

Hoạt động chuẩn bị ăn trưa: Nhắc nhở trẻ rửa tay trước, sau khi ăn; sử dụng nước tiết kiệm.
Hoạt động chiều: Thực hành các tình huống, các trò chơi rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân: kĩ năng xử lý tình huống khi có mưa, bão, lũ lụt, hỏa hoạn,…; Nghe kể chuyện, đọc thơ, vẽ, xé dán , tô màu có nội dung giáo dục liên quan đến BĐKH; Chăm sóc cây ở góc thiên nhiên, thu gom rác, làm vệ sinh lớp học, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi,…
Tích hợp nội dung giáo dục trong các tình huống, các thời điểm sinh hoạt trong ngày
Hoạt động học: Hoạt động khám phá và hình thành kĩ năng bảo vệ sức khoẻ, an toàn khi có thời tiết thay đổi hay hiện tượng thời tiết bất thường
Có thể tổ chức cho trẻ xem tranh/ băng hình/ trao đổi, trò chuyện về cách bảo vệ sức khỏe, an toàn khi có hiện tượng thời tiết bất thường
Các lưu ý khi lựa chọn nội dung GD trẻ MG về BĐKH tích hợp theo chủ đề
Các nội dung giáo dục cần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú và cung cấp những kiến thức gần gũi, những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thực tế của trẻ.
Các nội dung giáo dục trẻ về BĐKH lựa chọn để tích hợp trong chủ đề phải phù hợp, gắn với nội dung của chủ đề, không áp đặt, khiên cưỡng.
Các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm cần đa dạng, phong phú và hấp dẫn trẻ .
Khi xây dựng hoạt động giáo dục tích hợp nội dung giáo dục trẻ về BĐKH, giáo viên cần phải lưu ý các vấn đề sau:

Thực hiện trong chủ đề nào?
Tên hoạt động là gì?
Mục đích hoạt động?
Cần chuẩn bị gì? (đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, địa điểm…)
Tiến hành như thế nào? Tổ chức cho nhóm trẻ/ cả lớp/ cá nhân? Làm thế nào để gây hứng thú và duy trì được hứng thú cho trẻ ? Tạo cơ hội để trẻ được tích cực hoạt động, trải nghiệm ?
!
XIN CẢM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thúy Tiếp
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)