Giáo dục tiết kiệm năng lượng
Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Huy Qt |
Ngày 26/04/2019 |
98
Chia sẻ tài liệu: Giáo dục tiết kiệm năng lượng thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
II. GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ QUA DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG THCS, THPT
3.1. Vai trò của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường THCS và THPT
Để thực hành quốc sách tiết kiệm nói chung, chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng thì nhà trường phổ thông có một vai trò rất quan trọng. Vai trò đó thể hiện ở các mặt sau:
+ Vai trò của nhà trường đối với xã hội trong việc đào tạo, giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ trở thành người công dân tương lai xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục nhà trường thực hiện thông qua hoạt động dạy học. Các hoạt động dạy học được dựa trên các chương trình giáo dục được xây dựng khoa học và chặt chẽ, bao gồm các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục. Trong đó nội dung dạy học phải phản ánh được những vấn đề đang được cả loài người quan tâm, trong đó có vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động phong phú đa dạng và hỗ trợ lẫn nhau như: Vui chơi, lao động, hoạt động xã hội, thông qua sinh hoạt tập thể, tự tu dưỡng. Vì vậy, giáo dục phổ thông hoàn toàn có khả năng, điều kiện thực hiện các yêu cầu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì giáo dục ở nhà trường đóng vai trò quan trọng vì ngoài đối tượng học sinh và thông qua học sinh có thể tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội, trước hết là các thành viên khác trong gia đình học sinh. Vì vậy, thực hiện giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất.
+ Về cơ sở thực tiễn:
Số lượng học sinh, giáo viên các cấp, bậc học của Việt Nam hiện nay chiếm gần 1/3 dân số cả nước (hơn 22 triệu người), trong đó học sinh, giáo viên các cấp THCS, THPT là gần 10 triệu người. Đó là một lực lượng hùng hậu, là đối tượng quan trọng thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời đây cũng là lực lượng quan trọng thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động các đối tượng khác trong xã hội thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiêt kiệm và hiệu quả.
Việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay là cơ sở cho việc đưa các nội dung giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân. Vì một trong các yêu cầu đối với giáo dục là nội dung và phương pháp giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
3.2. Các cơ sở pháp lý của việc triển khai giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân
+ Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Điều 18 về chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nêu yêu cầu giáo dục, đào tạo, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.
+ Pháp lệnh số 02/1998/PL-UBTVQH10 về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí: quy định các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng… tài nguyên thiên nhiên,… phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Luật Điện lực (2005), quy định về tiết kiệm trong phát điện, truyền tải và phân phối điện,… nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái. Điều 6 của Luật yêu cầu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn sử dụng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp lệnh về điện lực.
+ Chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” theo Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg-CP của Thủ tướng Chính phủ. Đề án thứ ba của Chương trình là: Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc gia, trong đó qui định rõ: Xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
3.1. Vai trò của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường THCS và THPT
Để thực hành quốc sách tiết kiệm nói chung, chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nói riêng thì nhà trường phổ thông có một vai trò rất quan trọng. Vai trò đó thể hiện ở các mặt sau:
+ Vai trò của nhà trường đối với xã hội trong việc đào tạo, giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ trở thành người công dân tương lai xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục nhà trường thực hiện thông qua hoạt động dạy học. Các hoạt động dạy học được dựa trên các chương trình giáo dục được xây dựng khoa học và chặt chẽ, bao gồm các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục. Trong đó nội dung dạy học phải phản ánh được những vấn đề đang được cả loài người quan tâm, trong đó có vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động phong phú đa dạng và hỗ trợ lẫn nhau như: Vui chơi, lao động, hoạt động xã hội, thông qua sinh hoạt tập thể, tự tu dưỡng. Vì vậy, giáo dục phổ thông hoàn toàn có khả năng, điều kiện thực hiện các yêu cầu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Với giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì giáo dục ở nhà trường đóng vai trò quan trọng vì ngoài đối tượng học sinh và thông qua học sinh có thể tác động một cách rộng rãi lên các thành viên khác của xã hội, trước hết là các thành viên khác trong gia đình học sinh. Vì vậy, thực hiện giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững nhất.
+ Về cơ sở thực tiễn:
Số lượng học sinh, giáo viên các cấp, bậc học của Việt Nam hiện nay chiếm gần 1/3 dân số cả nước (hơn 22 triệu người), trong đó học sinh, giáo viên các cấp THCS, THPT là gần 10 triệu người. Đó là một lực lượng hùng hậu, là đối tượng quan trọng thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời đây cũng là lực lượng quan trọng thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động các đối tượng khác trong xã hội thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiêt kiệm và hiệu quả.
Việc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay là cơ sở cho việc đưa các nội dung giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân. Vì một trong các yêu cầu đối với giáo dục là nội dung và phương pháp giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
3.2. Các cơ sở pháp lý của việc triển khai giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân
+ Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Điều 18 về chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nêu yêu cầu giáo dục, đào tạo, phổ biến thông tin, tuyên truyền cộng đồng trong lĩnh vực phát triển, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.
+ Pháp lệnh số 02/1998/PL-UBTVQH10 về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí: quy định các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng… tài nguyên thiên nhiên,… phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Luật Điện lực (2005), quy định về tiết kiệm trong phát điện, truyền tải và phân phối điện,… nhằm tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái. Điều 6 của Luật yêu cầu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn sử dụng an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp lệnh về điện lực.
+ Chương trình mục tiêu quốc gia về “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” theo Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg-CP của Thủ tướng Chính phủ. Đề án thứ ba của Chương trình là: Đưa các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc gia, trong đó qui định rõ: Xây dựng nội dung, giáo trình, phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đình Huy Qt
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)