Giáo dục thẩm mỹ
Chia sẻ bởi Giáp Thị Ngà |
Ngày 03/05/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: Giáo dục thẩm mỹ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
GIỚI THIỆU
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
Hà Nội, ngày 28/9/2009
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Trung tâm NGGD Mầm non
Giảng viên: Lý Thu Hiền
Qua bài giảng học viên nắm được:
- Những điểm mới của lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ trong chương trình GDMN
- Mục tiêu và nội dung của lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
- Cách tổ chức các hoạt động âm nhạc và tạo hình theo hướng tích hợp.
I. MỤC ĐÍCH
Giới thiệu những điểm mới của lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ trong chương trình GDMN
- Giới thiệu nội dung lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ cho độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo
- Hướng dẫn cách tổ chức các hoạt động âm nhạc và tạo hình theo hướng tích hợp.
II. NỘI DUNG CHÍNH
Trong Chương trình GDMN, lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ bao gồm 2 nội dung là âm nhạc và tạo hình. Âm nhạc và tạo hình được coi là các phương tiện nghệ thuật nhằm góp phần hình thành và phát triển cảm xúc và tình cảm thẩm mỹ cho trẻ.
Trong Chương trình GDMN: đối với nhà trẻ nội dung GDPTTM được lồng ghép vào lĩnh vực GD TC-XH & TM; Đối với mẫu giáo có riêng lĩnh vực GDPTTM. Hoạt động của trẻ được thiết kế theo hướng tích hợp chủ đề.
Đẩy mạnh việc học qua chơi nhằm hình thành kiến thức, thái độ đặc biệt là những kĩ năng cần cho cuộc sống của trẻ.
Khuyến khích giáo viên linh hoạt trong việc xác định, lựa chọn và tổ chức các hoạt động đa dạng, phù hợp với các điều kiện cụ thể của trường lớp
Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của trẻ.
Trong quá trình giáo dục, giáo viên thường xuyên đánh giá sự phát triển của trẻ qua các kết quả mong đợi để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục.
Hoạt động 1: Giới thiệu những điểm mới
của lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Giống nhau:
Đều xuất phát từ mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ MN nói chung và mục đích của việc giáo dục nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình) nói riêng.
Kế thừa nội dung giáo dục âm nhạc, tạo hình bao gồm hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc, vẽ, nặn, cắt, xé, dán.
Có cùng phương pháp dạy các kĩ năng về âm nhạc, tạo hình.
Có cùng các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình).
Đều có nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp.
HĐ tạo hình đều tạo ra sản phẩm.
Có cùng hình thức tổ chức các hoạt động.
Tổ chức trong thời gian nhất định phù hợp với các độ tuổi.
So sánh sự giống và khác nhau giữa chương trình cải cách và chương trình GDMN
Khác nhau:
So sánh sự giống và khác nhau giữa chương trình cải cách và chương trình GDMN (tiếp theo)
Khác nhau:
So sánh sự giống và khác nhau giữa chương trình cải cách và chương trình GDMN (tiếp theo)
Khác nhau:
So sánh sự giống và khác nhau giữa chương trình cải cách và chương trình GDMN (tiếp theo)
Khác nhau:
So sánh sự giống và khác nhau giữa chương trình cải cách và chương trình GDMN (tiếp theo)
Hoạt động 2: Giới thiệu mục tiêu và nội dung lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ
Mục tiêu
Bước đầu hình thành và phát triển ở trẻ:
Khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật;
Khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình;
Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật
2) Nội dung: (được phân chia theo độ tuổi)
- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
- Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe, hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình)
Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
3) Kết quả mong đợi: (được phân chia theo độ tuổi)
Tham khảo trong Chương trình GDMN
Hoạt động 2 (tiếp theo)
Lập kế hoạch giáo dục các kĩ năng cho trẻ phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế.
Quan tâm trực tiếp đến từng trẻ.
Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc, sáng tạo qua các hoạt động tạo hình, âm nhạc.
Tạo môi trường để trẻ có thể tự lựa chọn các hoạt động do trẻ khởi xướng nhằm phát triển tính tự tin và tính tự lực của trẻ.
Nhiệm vụ của giáo viên
Hoạt động 3: Hướng dẫn cách tổ chức các hoạt động âm nhạc, tạo hình theo hướng tích hợp chủ đề
Học viên chia nhóm thảo luận về các vấn đề:
Nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ có thể tích hợp, tiến hành thông qua các hoạt động nào? Qua các chủ đề nào? Nêu các hình thức tổ chức giáo dục phát triển thẩm mỹ.
Tổ chức môi trường giáo dục thẩm mỹ
Nội dung GD PTTM được tích hợp với các nội dung GDPT(Nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm & kĩ năng XH). Thực hiện ở tất cả các chủ đề. Tổ chức thông qua hoạt động học và ở mọi lúc, mọi nơi.
1. Hoạt động tạo hình:
a. Tổ chức hoạt động học:
Tạo cảm xúc, lôi cuốn hứng thú của trẻ với HĐ tạo hình bằng cách trò chuyện, đàm thoại, đọc thơ, câu đố, trò chơi, nghe nhạc...
Cho trẻ quan sát vật thật (bức tranh, đồ vật, con vật) kết hợp tạo cảm xúc, tập trung sự chú ý của trẻ bằng cách cho trẻ sờ tay lên vật mẫu. Giáo viên sử dụng một số câu hỏi, lời kể nhắn để khuyến khích trẻ nói lên nhận xét của mình về vật mẫu như cấu tạo, hình dáng và những đặc điểm đặc trưng cơ bản của vật mẫu
Thông tin phản hồi
Giáo viên hướng dẫn mẫu: GV giải thích, kết hợp với lầm mẫu chậm, rõ ràng.
- Hoạt động tạo hình của trẻ: nếu trẻ chưa biết cách thực hiện, giáo viên làm mẫu lại cho trẻ xem. Vật mẫu có thể để từ đầu đến cuối hoạt động nếu như trẻ không làm được, nếu trẻ làm được thì không nhất thiết phải đặt mẫu từ đầu đến cuối. Giáo viên khuyến khích trẻ bổ sung thêm các chi tiết hoặc sử dụng các mầu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm đơn giản và có sáng tạo.
- Nhận xét sản phẩm: Giáo viên và trẻ cùng nhận xét sản phẩm, khuyến khích trẻ kể về sản phẩm do trẻ làm ra. Giáo viên hướng trẻ nhìn vào sản phẩm, nhận xét về màu sắc, hình dáng, đường nét hoặc bố cục của sản phẩm. Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm tạo hình
Hoạt động tạo hình (tiếp theo)
b. Tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi:
- HĐ tạo hình ở sân trường: GV cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống gần gũi, khuyến khích trẻ vẽ trên đất, cát, nền gạch; xếp hình bằng hột hạt, sỏi đá hoặc cùng trẻ làm đồ chơi bằng các nguyên vật liệu khác nhau.
- HĐ tạo hình ở các góc: Trẻ được tự do thể hiện vẽ, nặn, cắt dán, xếp hình.
- Hoạt động chiều: giáo viên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động chiều theo ý thích, qua đó giáo viên giúp những trẻ chưa thực hiện thành thạo vẽ, nặn, dán, xếp hình để tạo ra những sản phẩm mà trẻ yêu thích.
Hoạt động tạo hình (tiếp theo)
Hoạt động âm nhạc
a, Tổ chức hoạt động học.
- Lôi cuốn sự chú ý của trẻ bằng cách cho trẻ nghe âm thanh của giai điệu bài hát, âm thanh của các nhạc cụ, bằng các trò chơi âm nhạc, câu đố, bài thơ, câu chuyện có liên quan đến chủ đề âm nhạc.
- Giáo viên làm mẫu cho trẻ xem (hát mẫu, vận động mẫu). Mẫu phải chính xác, rõ ràng, thể hiện sắc thái tình cảm, kết hợp đệm đàn với cử chỉ, điệu bộ minh hoạ. Giáo viên giới thiệu nội dung, tính chất của bài hát, bản nhạc hoặc vận động.
- Giáo viên hướng dẫn trẻ hoạt động:
+ Khi trẻ chưa cảm nhận và thể hiện được qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ hoặc vận động theo nhạc thì giáo viên hướng dẫn theo các hình thức: cả lớp, tổ, nhóm.
+ Khi đa số trẻ đã thể hiện được qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ hoặc vận động theo các bài hát, bản nhạc thì giáo viên tiến hành dưới hình thức biểu diễn văn nghệ hoặc biểu diễn cá nhân.
Giáo dục âm nhạc bao gồm các hoạt động sau:
Hoạt động hát
Hoạt động nghe nhạc, nghe hát
Hoạt động vận động theo nhạc .Trò chơi âm nhạc
Hoạt động biểu diễn văn nghệ theo chủ đề: Bao gồm các bài hát, điệu múa, bản nhạc, trò chơi, bài thơ, câu đố có trong chủ đề. Dưới hình thức sinh hoạt văn nghệ, giáo viên tham gia cùng với trẻ thể hiện lại 2-3 bài hát, điệu múa kết hợp giáo viên hát cho trẻ nghe.
Hoạt động âm nhạc (tiếp theo)
b. Tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi
- Thể dục sáng kết hợp với âm nhạc: sử dụng những bản nhạc, bài hát hành khúc có giai điệu vui, khoẻ khoắn. Âm nhạc trong giờ thể dục tạo không khí sôi nổi, phấn chấn, giúp trẻ vận động nhịp nhàng với nhịp điệu bài hát.
- Hoạt động ngoài trời: giáo viên cho trẻ hát hoặc hát cho trẻ nghe những bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, nội dung gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với phong cảnh thiên nhiên, sự vật hay hiện tượng trẻ đang tiếp xúc, nhằm gây ấn tượng và làm giàu cảm xúc cho trẻ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, góp phần giáo dục trẻ thông qua nội dung, lời ca của bài hát.
Hoạt động âm nhạc (tiếp theo)
b. Tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi
- Hoạt động ở các khu vực chơi: giáo viên hướng dẫn một nhóm trẻ chơi trò chơi. Trẻ hát múa lại bài hát, điệu múa, trò chơi âm nhạc vừa học.
- Hát cho trẻ nghe trước giờ ngủ trưa: giáo viên lựa chọn những bài hát có giai điệu mềm mại, trữ tình, bài hát ru êm dịu.
- Hoạt động chiều: GV có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý muốn: trẻ hát, múa, chơi trò chơi âm nhạc. GV động viên, khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn. Ngoài ra GV có thể hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi, làn điệu dân ca của quê hương mình, những bài hát trong trò chơi dân gian mà trẻ yêu thích.
Hoạt động âm nhạc (tiếp theo)
Giáo viên cần tổ chức môi trường GD phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động âm nhạc và thẩm mỹ
- Tạo điều kiện, cơ hội để trẻ thường xuyên được tiếp xúc với môi trường xung quanh, giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thế giới xung quanh muôn hình, muôn vẻ.
- Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như không gian lớp học, các góc hoạt động nghệ thuật cần được bài trí đẹp mắt, chuẩn bị và sắp xếp các dụng cụ âm nhạc, nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý để trẻ được hoạt động âm nhạc với các hình thức đa dạng, phong phú.
3. Tổ chức môi trường GD thẩm mỹ:
Tổ chức môi trường GD thẩm mỹ (tiếp theo)
- Đặt và sắp xếp các vật mẫu, vật liệu tạo hình sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào những lúc trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình. Môi trường nghệ thuật phong phú sẽ tạo cảm xúc cho trẻ và giúp trẻ dễ dàng tập trung chú ý vào hoạt động.
- Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ. Hãy để trẻ tự thể hiện ý muốn, cảm xúc và hiểu biết của mình trong hoạt động âm nhạc và tạo hình, qua đó giáo viên động viên, khuyến khích để phát huy tính tích cực và sáng tạo của trẻ.
Hoạt động 4: Thực hành xây dựng một hoạt động giáo dục PTTM
Học viên chia nhóm thực hành xây dựng một hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho một độ tuổi cụ thể trong một chủ đề: “ Gia đình”
Xác định mạng chọn nội dung, mạng hoạt động.
Nêu ý tưởng chuẩn bị môi trường giáo dục, phương tiện, học liệu, bài hát, trò chơi... phục vụ cho chủ đề đã lựa chọn.
Các nhóm trình bày dự kiến của mình. Các nhóm khác cùng tham gia thảo luận, trao đổi và đưa ra phương án tối ưu.
Trân trọng cám ơn!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
Hà Nội, ngày 28/9/2009
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Trung tâm NGGD Mầm non
Giảng viên: Lý Thu Hiền
Qua bài giảng học viên nắm được:
- Những điểm mới của lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ trong chương trình GDMN
- Mục tiêu và nội dung của lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
- Cách tổ chức các hoạt động âm nhạc và tạo hình theo hướng tích hợp.
I. MỤC ĐÍCH
Giới thiệu những điểm mới của lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ trong chương trình GDMN
- Giới thiệu nội dung lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ cho độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo
- Hướng dẫn cách tổ chức các hoạt động âm nhạc và tạo hình theo hướng tích hợp.
II. NỘI DUNG CHÍNH
Trong Chương trình GDMN, lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ bao gồm 2 nội dung là âm nhạc và tạo hình. Âm nhạc và tạo hình được coi là các phương tiện nghệ thuật nhằm góp phần hình thành và phát triển cảm xúc và tình cảm thẩm mỹ cho trẻ.
Trong Chương trình GDMN: đối với nhà trẻ nội dung GDPTTM được lồng ghép vào lĩnh vực GD TC-XH & TM; Đối với mẫu giáo có riêng lĩnh vực GDPTTM. Hoạt động của trẻ được thiết kế theo hướng tích hợp chủ đề.
Đẩy mạnh việc học qua chơi nhằm hình thành kiến thức, thái độ đặc biệt là những kĩ năng cần cho cuộc sống của trẻ.
Khuyến khích giáo viên linh hoạt trong việc xác định, lựa chọn và tổ chức các hoạt động đa dạng, phù hợp với các điều kiện cụ thể của trường lớp
Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của trẻ.
Trong quá trình giáo dục, giáo viên thường xuyên đánh giá sự phát triển của trẻ qua các kết quả mong đợi để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục.
Hoạt động 1: Giới thiệu những điểm mới
của lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Giống nhau:
Đều xuất phát từ mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ MN nói chung và mục đích của việc giáo dục nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình) nói riêng.
Kế thừa nội dung giáo dục âm nhạc, tạo hình bao gồm hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc, vẽ, nặn, cắt, xé, dán.
Có cùng phương pháp dạy các kĩ năng về âm nhạc, tạo hình.
Có cùng các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình).
Đều có nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp.
HĐ tạo hình đều tạo ra sản phẩm.
Có cùng hình thức tổ chức các hoạt động.
Tổ chức trong thời gian nhất định phù hợp với các độ tuổi.
So sánh sự giống và khác nhau giữa chương trình cải cách và chương trình GDMN
Khác nhau:
So sánh sự giống và khác nhau giữa chương trình cải cách và chương trình GDMN (tiếp theo)
Khác nhau:
So sánh sự giống và khác nhau giữa chương trình cải cách và chương trình GDMN (tiếp theo)
Khác nhau:
So sánh sự giống và khác nhau giữa chương trình cải cách và chương trình GDMN (tiếp theo)
Khác nhau:
So sánh sự giống và khác nhau giữa chương trình cải cách và chương trình GDMN (tiếp theo)
Hoạt động 2: Giới thiệu mục tiêu và nội dung lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ
Mục tiêu
Bước đầu hình thành và phát triển ở trẻ:
Khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật;
Khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình;
Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật
2) Nội dung: (được phân chia theo độ tuổi)
- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
- Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe, hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình)
Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
3) Kết quả mong đợi: (được phân chia theo độ tuổi)
Tham khảo trong Chương trình GDMN
Hoạt động 2 (tiếp theo)
Lập kế hoạch giáo dục các kĩ năng cho trẻ phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế.
Quan tâm trực tiếp đến từng trẻ.
Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc, sáng tạo qua các hoạt động tạo hình, âm nhạc.
Tạo môi trường để trẻ có thể tự lựa chọn các hoạt động do trẻ khởi xướng nhằm phát triển tính tự tin và tính tự lực của trẻ.
Nhiệm vụ của giáo viên
Hoạt động 3: Hướng dẫn cách tổ chức các hoạt động âm nhạc, tạo hình theo hướng tích hợp chủ đề
Học viên chia nhóm thảo luận về các vấn đề:
Nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ có thể tích hợp, tiến hành thông qua các hoạt động nào? Qua các chủ đề nào? Nêu các hình thức tổ chức giáo dục phát triển thẩm mỹ.
Tổ chức môi trường giáo dục thẩm mỹ
Nội dung GD PTTM được tích hợp với các nội dung GDPT(Nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm & kĩ năng XH). Thực hiện ở tất cả các chủ đề. Tổ chức thông qua hoạt động học và ở mọi lúc, mọi nơi.
1. Hoạt động tạo hình:
a. Tổ chức hoạt động học:
Tạo cảm xúc, lôi cuốn hứng thú của trẻ với HĐ tạo hình bằng cách trò chuyện, đàm thoại, đọc thơ, câu đố, trò chơi, nghe nhạc...
Cho trẻ quan sát vật thật (bức tranh, đồ vật, con vật) kết hợp tạo cảm xúc, tập trung sự chú ý của trẻ bằng cách cho trẻ sờ tay lên vật mẫu. Giáo viên sử dụng một số câu hỏi, lời kể nhắn để khuyến khích trẻ nói lên nhận xét của mình về vật mẫu như cấu tạo, hình dáng và những đặc điểm đặc trưng cơ bản của vật mẫu
Thông tin phản hồi
Giáo viên hướng dẫn mẫu: GV giải thích, kết hợp với lầm mẫu chậm, rõ ràng.
- Hoạt động tạo hình của trẻ: nếu trẻ chưa biết cách thực hiện, giáo viên làm mẫu lại cho trẻ xem. Vật mẫu có thể để từ đầu đến cuối hoạt động nếu như trẻ không làm được, nếu trẻ làm được thì không nhất thiết phải đặt mẫu từ đầu đến cuối. Giáo viên khuyến khích trẻ bổ sung thêm các chi tiết hoặc sử dụng các mầu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm đơn giản và có sáng tạo.
- Nhận xét sản phẩm: Giáo viên và trẻ cùng nhận xét sản phẩm, khuyến khích trẻ kể về sản phẩm do trẻ làm ra. Giáo viên hướng trẻ nhìn vào sản phẩm, nhận xét về màu sắc, hình dáng, đường nét hoặc bố cục của sản phẩm. Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm tạo hình
Hoạt động tạo hình (tiếp theo)
b. Tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi:
- HĐ tạo hình ở sân trường: GV cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống gần gũi, khuyến khích trẻ vẽ trên đất, cát, nền gạch; xếp hình bằng hột hạt, sỏi đá hoặc cùng trẻ làm đồ chơi bằng các nguyên vật liệu khác nhau.
- HĐ tạo hình ở các góc: Trẻ được tự do thể hiện vẽ, nặn, cắt dán, xếp hình.
- Hoạt động chiều: giáo viên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động chiều theo ý thích, qua đó giáo viên giúp những trẻ chưa thực hiện thành thạo vẽ, nặn, dán, xếp hình để tạo ra những sản phẩm mà trẻ yêu thích.
Hoạt động tạo hình (tiếp theo)
Hoạt động âm nhạc
a, Tổ chức hoạt động học.
- Lôi cuốn sự chú ý của trẻ bằng cách cho trẻ nghe âm thanh của giai điệu bài hát, âm thanh của các nhạc cụ, bằng các trò chơi âm nhạc, câu đố, bài thơ, câu chuyện có liên quan đến chủ đề âm nhạc.
- Giáo viên làm mẫu cho trẻ xem (hát mẫu, vận động mẫu). Mẫu phải chính xác, rõ ràng, thể hiện sắc thái tình cảm, kết hợp đệm đàn với cử chỉ, điệu bộ minh hoạ. Giáo viên giới thiệu nội dung, tính chất của bài hát, bản nhạc hoặc vận động.
- Giáo viên hướng dẫn trẻ hoạt động:
+ Khi trẻ chưa cảm nhận và thể hiện được qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ hoặc vận động theo nhạc thì giáo viên hướng dẫn theo các hình thức: cả lớp, tổ, nhóm.
+ Khi đa số trẻ đã thể hiện được qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ hoặc vận động theo các bài hát, bản nhạc thì giáo viên tiến hành dưới hình thức biểu diễn văn nghệ hoặc biểu diễn cá nhân.
Giáo dục âm nhạc bao gồm các hoạt động sau:
Hoạt động hát
Hoạt động nghe nhạc, nghe hát
Hoạt động vận động theo nhạc .Trò chơi âm nhạc
Hoạt động biểu diễn văn nghệ theo chủ đề: Bao gồm các bài hát, điệu múa, bản nhạc, trò chơi, bài thơ, câu đố có trong chủ đề. Dưới hình thức sinh hoạt văn nghệ, giáo viên tham gia cùng với trẻ thể hiện lại 2-3 bài hát, điệu múa kết hợp giáo viên hát cho trẻ nghe.
Hoạt động âm nhạc (tiếp theo)
b. Tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi
- Thể dục sáng kết hợp với âm nhạc: sử dụng những bản nhạc, bài hát hành khúc có giai điệu vui, khoẻ khoắn. Âm nhạc trong giờ thể dục tạo không khí sôi nổi, phấn chấn, giúp trẻ vận động nhịp nhàng với nhịp điệu bài hát.
- Hoạt động ngoài trời: giáo viên cho trẻ hát hoặc hát cho trẻ nghe những bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, nội dung gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với phong cảnh thiên nhiên, sự vật hay hiện tượng trẻ đang tiếp xúc, nhằm gây ấn tượng và làm giàu cảm xúc cho trẻ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, góp phần giáo dục trẻ thông qua nội dung, lời ca của bài hát.
Hoạt động âm nhạc (tiếp theo)
b. Tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi
- Hoạt động ở các khu vực chơi: giáo viên hướng dẫn một nhóm trẻ chơi trò chơi. Trẻ hát múa lại bài hát, điệu múa, trò chơi âm nhạc vừa học.
- Hát cho trẻ nghe trước giờ ngủ trưa: giáo viên lựa chọn những bài hát có giai điệu mềm mại, trữ tình, bài hát ru êm dịu.
- Hoạt động chiều: GV có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý muốn: trẻ hát, múa, chơi trò chơi âm nhạc. GV động viên, khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn. Ngoài ra GV có thể hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi, làn điệu dân ca của quê hương mình, những bài hát trong trò chơi dân gian mà trẻ yêu thích.
Hoạt động âm nhạc (tiếp theo)
Giáo viên cần tổ chức môi trường GD phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động âm nhạc và thẩm mỹ
- Tạo điều kiện, cơ hội để trẻ thường xuyên được tiếp xúc với môi trường xung quanh, giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thế giới xung quanh muôn hình, muôn vẻ.
- Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như không gian lớp học, các góc hoạt động nghệ thuật cần được bài trí đẹp mắt, chuẩn bị và sắp xếp các dụng cụ âm nhạc, nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý để trẻ được hoạt động âm nhạc với các hình thức đa dạng, phong phú.
3. Tổ chức môi trường GD thẩm mỹ:
Tổ chức môi trường GD thẩm mỹ (tiếp theo)
- Đặt và sắp xếp các vật mẫu, vật liệu tạo hình sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào những lúc trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình. Môi trường nghệ thuật phong phú sẽ tạo cảm xúc cho trẻ và giúp trẻ dễ dàng tập trung chú ý vào hoạt động.
- Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ. Hãy để trẻ tự thể hiện ý muốn, cảm xúc và hiểu biết của mình trong hoạt động âm nhạc và tạo hình, qua đó giáo viên động viên, khuyến khích để phát huy tính tích cực và sáng tạo của trẻ.
Hoạt động 4: Thực hành xây dựng một hoạt động giáo dục PTTM
Học viên chia nhóm thực hành xây dựng một hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho một độ tuổi cụ thể trong một chủ đề: “ Gia đình”
Xác định mạng chọn nội dung, mạng hoạt động.
Nêu ý tưởng chuẩn bị môi trường giáo dục, phương tiện, học liệu, bài hát, trò chơi... phục vụ cho chủ đề đã lựa chọn.
Các nhóm trình bày dự kiến của mình. Các nhóm khác cùng tham gia thảo luận, trao đổi và đưa ra phương án tối ưu.
Trân trọng cám ơn!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Giáp Thị Ngà
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)