Giáo dục quốc phòng Bài 6

Chia sẻ bởi Lê Quân | Ngày 26/04/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Giáo dục quốc phòng Bài 6 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Bài 6
KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG
CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG - AN NINH

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Giới thiệu để học sinh, sinh viên nắm vững tính tất yếu khách quan, nội dung cơ bản và những giải pháp của việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh ở nước ta hiện nay.
- Trên cơ sở đó vân dụng vào thực tiễn học tập, công tác tích cực góp phần vào tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II - NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh ở Việt Nam
- Nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện nay
- Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế – xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh ở Việt Nam hiện nay
III - THỜI GIAN: 3tiết
IV - PHƯƠNG PHÁP
Giảng giải kết hợp nêu vấn đề
V - TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình GDQP (Dùng cho đối tượng 1), Nxb QĐND, Hà Nội, 2006.
- Giáo trình GDQP (Dùng cho đối tượng 2), Nxb QĐND, Hà Nội, 2006.




NỘI DUNG

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh ở nước ta là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trong việc gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh trong một chỉnh thể thống nhất trên phạm vi cả nước cũng nh ở từng địa phương, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

I - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI TĂNG CƯỜNG, CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở VIỆT NAM
1. Cơ sở lý luận của sự kết hợp
Kinh tế, quốc phòng, an ninh có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau:
- Kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng - an ninh, Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Không có gì phụ thuộc vào kinh tế tiên quyết hơn là chính quân đội và hạm đội" ; "Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế...".
- Ngược lại, quốc phòng - an ninh cũng có tác động tích cực trở lại với kinh tế, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. V.I. Lênin đánh giá, là tiêu dùng "mất đi", không quay vào tái sản xuất xã hội. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng của xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Hoạt động quốc phòng - an ninh còn ảnh hưởng đến đường lối phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế. Hoạt động quốc phòng - an ninh còn có thể dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế, nhất là khi chiến tranh xảy ra.
2. Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp
Các quốc gia trên thế giới đều chăm lo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, kể cả những nước mà hàng trăm năm nay chưa có chiến tranh.
Ở Việt Nam, sự kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh đã có lịch sử lâu dài. Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc ta. "nước lấy dân làm gốc", "dân giàu, nước mạnh", "quốc phú binh cường" ; thực hiện "khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc", chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để "yên dân" mà "vẹn đất". Thực hiện kế sách "ngụ binh  nông", "động vi binh, tĩnh vi dân" để vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc.
Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đề ra chủ trương "Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", "Vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm" ; vừa thực hiện phát triển kinh tế ở địa phương vừa tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp ; "Xây dựng làng kháng chiến", địch đến thì đánh, địch lui ta lại tăng gia sản xuất.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, ở miền Bắc ĐH III chỉ rõ "Trong xây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)