Giáo dục quốc phòng Bài 2

Chia sẻ bởi Lê Quân | Ngày 26/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Giáo dục quốc phòng Bài 2 thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Bài 2
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng hồ chí minh về chiến tranh,
quân đội và bảo vệ tổ quốc

I - MụC ĐíCH YÊU CầU
- Trang bị cho sinh viên một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Trên cơ sở đó bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận khoa học cách mạng cho người học, giúp người học có cơ sở khoa học để quán triệt quan điểm cơ bản của Đảng ta về chiến tranh, xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
II - NộI DUNG
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
III - thời gian: 3 tiết
IV - Phương pháp
Giảng giải kết hợp nêu vấn đề.
V - tài liệu nghiên cứu
Giáo trình giáo dục quốc phòng dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng tập 1.


NộI DUNG

I - Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh
- Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội
Trước Mác đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập đến vấn đề này, song đáng chú ý nhất là tư tưởng của C.Ph.Claudơvít (1780- 1831). Ông quan niệm: Chiến tranh là một hành vi bạo lực dùng để buộc đối phương phục tùng ý chí của mình. Chiến tranh là sự huy động sức mạnh không hạn độ, sức mạnh đến tột cùng của các bên tham chiến.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác khẳng định: Chiến tranh là hiện tượng chính trị xã hội có tính lịch sử, đó là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các giai cấp, nhà nước (hoặc liên minh giữa các nước) nhằm đạt mục đích chính trị nhất định. Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chiến tranh là kết quả của những quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng nó không phải là những mối quan hệ giữa người với người nói chung, mà là mối quan hệ giữa những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Khác với các hiện tượng chính trị - xã hội khác, chiến tranh được thể hiện dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang.
- Nguồn gốc nảy sinh chiến tranh
C.Mác và Ph.Ăngghen lần đầu tiên trong lịch sử đã luận giải một cách đúng đắn về nguồn gốc nảy sinh chiến tranh: Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là nguồn gốc sâu xa (Nguồn gốc kinh tế), suy đến cùng đã dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh. Đồng thời, sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp là nguồn gốc trực tiếp (Nguồn gốc xã hội) trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh.
Phát triển những luận điểm của C.Mác, Ph.Ă
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)