Giao duc quoc phong an ninh 12

Chia sẻ bởi Lê phúc Hạnh | Ngày 18/03/2024 | 40

Chia sẻ tài liệu: giao duc quoc phong an ninh 12 thuộc Giáo dục quốc phòng

Nội dung tài liệu:

Phần 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN
(UNCLOS - 1982)



I. Giới thiệu chung
Ngày 30/4/1982, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), gọi tắt là Công ước Luật biển 1982, với 320 điều và 9 phụ lục đã được thông qua tại New York và các quốc gia ký tại Montego bay - Giamaica vào ngày 10/12/1982
UNCLOS 1982 có hiệu lực vào ngày 16/11/1994 (một năm sau khi Guyana - nước thứ 60 ký công ước) và đến nay, đã có 164 nước phê chuẩn và tham gia



Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn Công ước vào ngày 21/6/1994 và nộp lưu chiểu Liên hiệp quốc vào ngày 25/7/1994.
Công ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới, cụ thể là quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển và thiết lập các hướng dẫn cụ thể các hoạt động về khai thác, bảo vệ môi trường và quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương ...
Công ước cũng đã định ra trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp trên biển giữa các quốc gia bằng biện pháp hoà bình và thông qua cơ quan tài phán của Liên hợp quốc.
Theo UNCLOS 1982, biển và đại dương được chia thành 03 vùng (khu vực) có chế độ pháp lý khác nhau:
- Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (Nội thủy và Lãnh hải);
- Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (Tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa);
- Biển quốc tế và đáy đại dương.
Chú ý: cần phân biệt Luật biển (Law of the sea) khác với Luật hàng hải (Maritime Law) và hiểu khái niệm: chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
QUYỀN CHỦ QUYỀN, quyền cụ thể của một quốc gia xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, cho phép quốc gia đó áp dụng quyền lực của mình đối với các đối tượng và hành động của thể nhân hoặc pháp nhân cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia. QCQ quốc gia bên ngoài lãnh thổ quốc gia được quy định trong các điều ước quốc tế. Quốc gia ven biển thực hiện các QCQ đối với vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của mình trong việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động khác.
QUYỀN TÀI PHÁN, quyền của các cơ quan hành pháp và tư pháp của một quốc gia xem xét và giải quyết vụ việc theo thẩm quyền của mình. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, quốc gia thực hiện QTP đầy đủ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà quốc gia đó kí kết hoặc gia nhập có quy định khác. Quốc gia còn thực hiện QTP đối với: một số nơi bên ngoài lãnh thổ quốc gia (vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa...); các phương tiện bay, tàu biển, tàu thuyền nước ngoài đi lại trong lãnh hải của mình.
II. BỐI CẢNH RA ĐỜI:
LOS có tính pháp lý từ quan điểm `quyền tự do về biển` có từ thế kỷ 17. Quyền của các quốc gia giới hạn trong một vành đai lãnh hải mở rộng ra từ các bờ biển của quốc gia đó, thường là 3 hải lý, theo quy định phát đạn pháo được thẩm phán người Hà Lan Cornelius Bynkershoek phát triển
Đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia biểu lộ ý muốn mở rộng chủ quyền quốc gia ra phía biển
Giữa năm 1946 và 1950, Argentina, Chile, Peru và Ecuador đều nới rộng chủ quyền của mình ra khoảng cách 200 hải lý. Các quốc gia khác đã nới rộng vùng lãnh hải đến 12 hải lý.
Đến năm 1967, chỉ có 25 quốc gia vẫn sử dụng giới hạn 3 hải lý, 66 quốc gia đã quy định giới hạn lãnh hải 12 hải lý và 8 quốc gia đưa ra giới hạn 200 hải lý.
Đến ngày 27 tháng 7 năm 2007, chỉ có vài nước sử dụng giới hạn 3 hải lý là (Jordan, Palau và Singapore)
- Năm 1956, Liên Hiệp Quốc tổ chức Hội nghị về Luật Biển đầu tiên (UNCLOS I) ở Geneva,
- Năm 1960, Liên Hiệp Quốc tổ chức Hội nghị về Luật Biển lần hai (UNCLOS II); tuy nhiên, hội nghị sáu tuần ở Geneva không đạt được tiến triển nào mới.
- Năm 1973, Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 3 về Luật biển (Third United Nations Conference on the Law of the Sea) được tổ chức tại New York.. Với hơn 160 nước tham gia, hội nghị kéo dài đến năm 1982. Kết quả là một công ước có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994, một năm sau khi Guyana - nước thứ 60 ký công ước.

- Bắt đầu kí: 10/12/1982.
- Đi vào hiệu lực: 16/11/1994
- Các nước đã kí nhưng chưa phê chuẩn: (17)
Afghanistan, Bhutan, Burundi, Campuchia, Cộng hòa Trung Phi, Colombia, El Salvador, Ethiopia, Iran, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Libya, Liechtenstein, Niger, Rwanda, Swaziland, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
- Các nước chưa kí: (17)
Andorra, Azerbaijan, Ecuador, Eritrea, Israel, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nam Sudan, Peru, San Marino, Syria, Tajikistan, Đông Timor, Thổ Nhĩ Kì, Turkmenistan, Uzbekistan, Venezuela, Hoa Kỳ.
  
www.themegallery.com
Company Logo
- Quốc gia không có biển là các quốc gia không có bờ biển. Trên thế giới hiện có 42 quốc gia không có biển.
- Các quốc gia không có biển có quyền đi ra biển và đi từ biển vào để thực hiện các quyền mà những quốc gia này được hưởng theo UNCLOS 1982. Các quốc gia không có biển có quyền có đội tàu treo cờ của nước mình.
- Thực hiện các quyền này các quốc gia không có biển có quyền quá cảnh qua các quốc gia khác (quốc gia quá cảnh) thông qua thỏa thuận với các quốc gia đó.
Quốc gia ven biển là các quốc gia có bờ biển.
Quốc gia quá cảnh là quốc gia có hay không có biển, ở giữa một quốc gia không có biển và biển, việc vận chuyển quá cảnh phải đi qua lãnh thổ quốc gia đó (Điều 124, khoản 1b Công ước về Luật biển 1982).
III. CÁC THỰC THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂN
1. Quốc gia ven biển, quốc gia không có biển và quốc gia quá cảnh

2. Vịnh
Theo Luật biển quốc tế, có ba loại vịnh: vịnh do bờ biển của một quốc gia bao bọc, vịnh do bờ biển của nhiều quốc gia bao bọc và vịnh lịch sử.

- Vịnh do bờ biển của một quốc gia bao bọc:
Điều 10 UNCLOS 1982 định nghĩa vịnh là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền, được bờ biển bao quanh và thoả mãn hai điều kiện:
+ Diện tích của vịnh ít nhất cũng bằng diện tích một nửa hình tròn có đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm.
+ Đường khép cửa vào tự nhiên của cửa vịnh không vượt quá 24 hải lý.
- Vịnh do bờ biển của nhiều quốc gia bao bọc: mỗi quốc gia quy định lãnh hải của mình trong vịnh. Các quốc gia có thể bằng con đường thoả thuận hoặc do toà án quốc tế công nhận chế độ đồng sở hữu vịnh.
- Vịnh lịch sử: không có định nghĩa chính thức về vịnh lịch sử trong UNCLOS 1982. Tuy nhiên, một vịnh được coi là vịnh lịch sử, căn cứ vào tập quán và các phán quyết của toà án, trọng tài quốc tế phải thoả mãn ba điều kiện:
+ Thực hiện chủ quyền một cách thực sự của quốc gia ven biển;
+ Việc sử dụng vịnh này một cách liên tục, hoà bình và lâu dài;
+ Có sự chấp nhận công khai hoặc im lặng không phản đối của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia láng giềng.
- Vịnh lịch sử và Vùng nước lịch sử: Vịnh và Vùng nước là các khái niệm khác nhau về mặt địa lý, bề rộng. Vùng nước lịch sử có nghĩa rộng hơn Vịnh lịch sử. Nhưng lý thuyết vùng nước lịch sử và vịnh lịch sử trong luật pháp quốc tế không có gì khác nhau.
3. Đảo, quần đảo và quốc gia quần đảo
a, Đảo
Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước (Điều121). Các bãi cạn lúc chìm lúc nổi thì không phải là đảo.
Những đảo có người ở hoặc có đời sống kinh tế riêng thì có lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế riêng của nó. Những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
b, Quần đảo: Quần đảo là một nhóm các đảo, quan hệ chặt chẽ với nhau đến mức mà chúng tạo thành một thể thống nhất về địa lý và chính trị hoặc được coi như vậy về mặt lịch sử.
- Đảo, quần đảo thuộc nước nào thì nó thuộc chủ quyền của nước đó. Lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của đảo cũng theo chế độ như các vùng biển của nước lục địa.
- Có những đảo, quần đảo ở gần bờ của nước ven biển (cách bờ không quá 24M), có những đảo và quần đảo ngoài khơi xa lục địa.
c, Quốc gia quần đảo
Quốc gia quần đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và một số hòn đảo khác nữa.
Quốc gia quần đảo có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế như các nước khác.
Đường cơ sở quần đảo để tính các vùng biển của quốc gia quần đảo là những đường thẳng nối liền các điểm nhô ra nhất của các đảo xa nhất và các bãi đá nổi với điều kiện là đường cơ sở bao những đảo chính và vạch ra một vùng mà tỷ lệ giữa diện tích nước và diện tích đất là 1/1 đến 9/1.
Vùng nước quần đảo nằm phía trong đường cơ sở quần đảo, có một quy chế riêng đặc biệt vừa được coi như là vùng nước nội thủy, vừa được coi như là lãnh hải. Tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại trong vùng nước quần đảo như trong lãnh hải của nước ven biển.
4. Eo biển quốc tế
Eo biển quốc tế là “eo biển dùng cho hàng hải quốc tế giữa một bộ phận của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế” (Điều 37)
Như vậy, trong giao thông hàng hải, eo biển quốc tế là đường biển tự nhiên nối liền các biển, các đại dương với nhau.
Chế độ giao thông hàng hải qua các eo biển là chế độ quá cảnh khác với chế độ qua lại không gây hại trong lãnh hải.
PHẠM VI CÁC VÙNG BIỂN THEO UNCLOS 1982
www.themegallery.com
Company Logo
IV. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

1. Nội thủy (Internal Waters)
a. Khái niệm và cách xác định nội thủy
Khoản 1, Điều 8 Công ước 1982 định nghĩa, nội thủy là:“…các vùng nước phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia”.
Như vậy, nội thủy của quốc gia ven biển chính là vùng biển có chiều rộng được xác định bởi một bên là đường bờ biển còn bên kia là đường cơ sở. Đối với quốc gia quần đảo là toàn bộ phần nước biển nằm trong đường cơ sở của quốc gia quần đảo, gọi là vùng nước quần đảo.
b. Phương pháp xác định đường cơ sở
Theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 của Công ước 1982, có hai phương pháp xác định đường cơ sở: đó là phương pháp đường cơ sở thông thường và phương pháp đường cơ sở thẳng.
- Phương pháp đường cơ sở thông thường
Điều kiện áp dụng: Phương pháp đường cơ sở thông thường áp dụng đối với các quốc gia có bờ biển thẳng, bằng phẳng, không có các đoạn lồi lõm ven bờ, thủy triều ổn định và thể hiện rõ ràng.
Cách xác định: Quốc gia ven biển sẽ lấy ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc bờ biển. Dựa vào các điểm, tọa độ đã thể hiện tại ngấn nước thủy triều
- Phương pháp đường cơ sở thẳng
Đường cơ sở thẳng thường được áp dụng ở nơi bờ biển khúc khủy và lồi lõm hoặc có một số đảo nằm sát và chạy dọc theo bờ biển
Đường cơ sở là đường thẳng gãy khúc, được xác định bằng cách nối các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển, các đảo ven bờ, ở mức thủy triều thấp thấp nhất, chạy dọc theo chiều hướng chung của bờ biển,...
- Đường cơ sở phải được công bố rõ ràng.
- Điều 7 Công ước 1982 quy định phương pháp xác định đường cơ cơ sở thẳng phải bảo đảm:
+ Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển (khoản 3, Điều 7).
+ Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước
+ Chiều dài của đoạn đường cơ sở thẳng không nên quá 60 M
+ Góc lệch lớn nhất giữa đoạn cơ sở thẳng với bờ biển không quá 20 độ.



c. Chế độ pháp lý của nội thủy
- Nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ. Chủ quyền này bao trùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy.
Chính vì vậy, trong vùng nội thủy, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào.

- Chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng nội thủy được quy định rõ ràng và chủ yếu trong các văn bản pháp luật quốc gia. (Theo pháp luật Việt Nam, chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trong vùng nội thủy được quy định trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau, từ Hiến pháp đến các luật và các văn bản dưới luật của VN).
- Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại muốn vào nội thủy quốc gia ven biển phải xin phép trước, trừ những trường hợp bất khả kháng
Khi vào nội thủy, tàu quân sự nước ngoài phải tuân thủ mọi quy định của quốc gia ven biển về thời gian và thủ tục xin phép; tuyến đường hàng hải; hoa tiêu; kiểm dịch; y tế, hải quan; bảo vệ môi trường; quay phim, chụp ảnh; thăm dò, đo đạc; sự quản lý và giám sát của bộ đội biên phòng hoặc lực lượng bảo vệ bờ biển; chế độ sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc và các loại trang thiết bị vũ khí, chất độc, chất phóng xạ trên tàu... và các quy định khác của cảng biển.
- Đặc biệt, đối với các tàu có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và các tàu chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ hoặc các chất khác vốn nguy hiểm hay độc hại có thể bị bắt buộc đi theo tuyến đường nhất định.

- Đối với tàu ngầm (kể cả tàu quân sự và tàu dân sự) khi vào nội thủy của quốc gia ven biển phải vận hành ở tư thế nổi, phải mang cờ mà tàu mang quốc tịch và phải chấp hành nghiêm các quy định của nước sở tại.
- Đối với tàu dân sự, về nguyên tắc, tất cả những quy định về thủ tục, điều kiện ra vào, hoạt động trong vùng nội thủy quốc gia ven biển đối với tàu quân sự cũng được áp dụng đối với tàu dân sự. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu và lợi ích về kinh tế, thương mại cũng như tự do hàng hải, pháp luật của tất cả các quốc gia đều quy định và tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho tàu thuyền dân sự nước ngoài ra vào một số cảng của quốc gia ven biển


* Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong nội thủy
Đối với tàu quân sự (bao gồm cả tàu Nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại)
- Được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối, và bất khả xâm phạm (hình sự và dân sự).
- Trong trường hợp tàu quân sự nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển có quyền:
+ Yêu cầu tàu đó ra khỏi vùng nội thủy trong một thời gian nhất định (có thể thông báo cho tàu đó biết quyết định của quốc gia chủ nhà bằng miệng hoặc bằng văn bản);

+ Yêu cầu quốc gia mà tàu đó mang quốc tịch phải áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với thủy thủ đoàn vi phạm và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của tàu đó gây ra trong nội thủy của quốc gia ven biển.
* Đối với tàu Dân sự
- Quyền tài phán dân sự
Về nguyên tắc, đối với tàu dân sự, luật điều chỉnh là luật của quốc gia mà tàu mang cờ. Chính vì vậy, các Tòa án của quốc gia ven biển không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự xảy ra giữa các thành viên của thủy thủ đoàn với các công dân nước ngoài không thuộc thủy thủ đoàn trên tàu mà vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của quốc gia tàu mang quốc tịch.
- Quyền tài phán hình sự
+ Tàu dân sự nước ngoài khi hoạt động trong nội thủy của quốc gia ven biển sẽ không được hưởng quyền miễn trừ như tàu quân sự.
+ Quốc gia ven biển sẽ có thẩm quyền xét xử đối với các vụ vi phạm pháp luật hình sự xảy ra trong tàu dân sự nước ngoài đang hoạt động trong vùng nội thủy quốc gia ven biển. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia ven biển có quyền khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các cá nhân có hành vi phạm tội trên tàu. Tuy nhiên, thông thường các quốc gia ven biển không can thiệp nếu các vi phạm pháp luật đó không ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của nước ven biển.
2. Lãnh hải (Territorial Sea)
a. Khái niệm
Theo Điều 2 Công ước 1982, “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, trong trường hợp quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo đến một vùng gọi là lãnh hải. Chủ quyền này được mở rộng cả vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển” .
Điều 3 Công ước 1982 về chiều rộng lãnh hải quy định: “Mọi quốc gia đều có ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”.
Điều 15 Công ước 1982: “Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận khác.
b. Chế độ pháp lý của lãnh hải
Lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển. Có thể khẳng định rằng, điểm khác biệt cơ bản về chủ quyền của quốc gia ven biển đối với lãnh hải so với nội thủy chính là ở lãnh hải thừa nhận quyền “qua lại không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài
Điều 17 Công ước 1982. Theo đó: “tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”.
c. Thuật ngữ “qua lại và không gây hại”
Điều 18 và Điều 19 của Công ước 1982. Điều 18 quy định, thuật ngữ “đi qua” (passage) là đi ở trong lãnh hải, nhằm mục đích:
- Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy, không đậu lại trong một vũng tàu hoặc một công trình cảng ở bên ngoài nội thủy hoặc;
- Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hay một công trình cảng trong nội thủy (khoản 1);

- Việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đi qua bao gồm cả việc dừng lại và thả neo (trường hợp gặp phải những sự cố thông thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn (khoản 2).
Điều 19 Công ước 1982 cũng giải thích chi tiết hành vi đi qua không gây hại là qua lại: “không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển”.
Tuy nhiên, khi qua lại lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch (Điều 20).



Để bảo vệ an toàn cho tàu thuyền qua lại, và các quyền của mình, quốc gia ven biển có thể đề ra các quy định, phù hợp với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình

d. Đi qua gây hại:
Nghiên cứu các quy định của Công ước 1982 về quyền đi qua không hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển chúng ta thấy rằng, việc thừa nhận quyền này đã thể hiện tính chất hạn chế về chủ quyền của quốc gia ven biển trong lãnh hải so với nội thủy.
Đối với đất liền, và lãnh thổ vùng trời của một quốc gia sẽ không tồn tại chế độ qua lại không gây hại. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng “qua lại không gây hại” là một quyền mang tính biển


c. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải
* Đối với tàu dân sự
- Quyền tài phán hình sự ở trên một tàu nước ngoài.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 27 Công ước 1982, về nguyên tắc, quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ các trường hợp sau đây:
+ Nếu hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển (điểm a);
+ Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải (điểm b);

+ Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương hoặc (điểm c);
+ Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích (điểm d).
Cần lưu ý rằng, khi thực hiện quyền tài phán hình sự của mình theo các quy định tại điểm a, b, c, d, khoản 1 và khoản 2, Điều 27 Công ước 1982, nếu thuyền trưởng yêu cầu, quốc gia ven biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho một viên chức ngoại giao hay cho một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ và phải tạo điều kiện dễ dàng cho viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của con tàu.
- Quyền tài phán về dân sự
Theo quy định tại Điều 28 Công ước 1982, quốc gia ven biển không được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay thay đổi quá trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một người ở trên con tàu đó.

* Đối với tàu quân sự và các tàu thuyền khác của nhà nước được dùng vào những mục đích không thương mại Điều 29 đến Điều 32).
Trong trường hợp, nếu một tàu quân sự không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển, có liên quan đến việc đi qua trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân theo các luật và quy định đó đã được thông báo cho họ, thì quốc gia ven biển có thể yêu cầu chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức (Điều 30)


Quốc gia mà tàu mang cờ phải chịu trách nhiệm quốc tế về mọi tổn thất hoặc về mọi thiệt hại gây ra cho quốc gia ven biển do một tàu quân sự hay bất kỳ tàu thuyền nào khác của nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại vi phạm các luật và các quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua lãnh hải hay vi phạm các quy định của Công ước hoặc các quy tắc khác của pháp luật quốc tế (Điều 31) .


www.themegallery.com
Company Logo
V. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC QUYỀN CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

1. Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous Zone)
a. Khái niệm và cách xác định vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở.
b. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải (Điều 33)
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
- Về quyền tài phán, quốc gia ven biển được thực hiện trong một số lĩnh vực nhất định được pháp luật quốc tế thừa nhận nhằm:
+ Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
+ Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
- Về quyền chủ quyền kinh tế. vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận của vùng đặc quyền về kinh tế. Các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển về kinh tế được đề cập trong vùng đặc quyền về kinh tế.
2. Vùng đặc quyền về kinh tế (Exclusive Economic Zone)
a. Khái niệm vùng đặc quyền về kinh tế
Theo quy định tại Điều 55 và Điều 57 của Công ước 1982, vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng. Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.
Chế độ pháp lý của vùng đặc về quyền kinh tế
* Quyền của quốc gia ven biển
- Quyền chủ quyền
Theo Điều 56 Công ước 1982, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển về tài nguyên sinh vật được thực hiện thông qua các quyền sau đây:
+ Quyền ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận đối với tài nguyên sinh vật (khoản 1, Điều 61);
+ Thi hành các biện pháp thích hợp để bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật (khoản 2, Điều 61);
+ Xác định khả năng đánh bắt của mình để ấn định số dư của khối lượng cho phép đánh bắt (khoản 2, Điều 62);


- Quyền tài phán
Theo quy định của Công ước 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền tài phán về:
+ Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình;
+ Nghiên cứu khoa học về biển;
+ Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển;
+ Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định (điểm b, c, khoản 1, Điều 56).
* Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế
Theo quy định tại Điều 58 Công ước 1982, trong vùng đặc quyền về kinh tế, bên cạnh thừa nhận và xác lập các quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển, Công ước còn dành cho tất cả các quốc gia có biển hay không có biển được hưởng một số quyền sau đây:
+ Tự do hàng hải
+ Tự do hàng không
+ Đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.
Các quốc gia khác muốn nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển.
3. Thềm lục địa (Continental Shelf)
Khái niệm và cách xác định thềm lục địa
Điều 76 của công ước qui định: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý nếu bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”.
b. Phạm vi giới hạn của thềm lục địa
- Thềm lục địa theo khái niệm địa chất:
- Thềm lục địa theo khái niệm pháp lý:
Tính từ ranh giới ngoài của Lãnh hải cho đến rìa ngoài của lục địa. Ở nơi nào, rìa ngoài lục địa không ra đến 200 hải lý thì thềm lục địa pháp lý ở nơi đó được mở rộng ra đến 200 hải lý. Ở nơi nào rìa ngoài lục địa vượt quá 200M thì ranh giới ngoài tối đa của thềm lục địa cũng không vượt quá 350 hải lý.
c. Quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa.
Điều 77 của công ước qui định:
+ Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình.
+ Các quyền nói ở khoản a có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự thoả thuận rõ ràng của quốc gia ven biển.
Đồng thời công ước cũng qui định quốc gia ven biển có quyền tài phán (cho phép hoặc không cho phép) đối với việc xây dựng và lắp đặt các công trình, thiết bị và đảo nhân tạo, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển trong vùng thềm lục địa của mình.
Chỉ có các đảo thích hợp cho con người đến ở hay có đời sống kinh tế riêng mới được hưởng quyền có thềm lục địa riêng.
d. Chế độ pháp lý của vùng nước và vùng trời ở phía trên TLĐ, và các quyền và các tự do của quốc gia khác.
Điều 78 qui định:
+ Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía trên hay vùng trời trên vùng nước này.
+ Công ước đã qui định quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không được ảnh hưởng đến qui chế vùng nước và vùng trời ở trên thềm lục địa, cũng không được làm ảnh hưởng tới quyền tự do hàng hải hay các quyền tự do khác được luật pháp quốc tế thừa nhận.
+ Các bên nước ngoài có quyền được đặt dây cáp và ống dẫn ngầm trong thềm lục địa của quốc gia ven biển.
Có thể nói rằng chế độ pháp lý đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng thềm lục địa là giống với chế độ pháp lý của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển vùng đặc quyền kinh tế.
Thềm lục địa là sự trải dài tự nhiên của lục địa, và trong một số trường hợp, thềm lục địa có thể mở rộng ra ngoài giới hạn 200 hải lý đến tối đa là 350 hải lý, còn vùng đặc quyền kinh tế chỉ có thể mở rộng tối đa là 200 hải lý.
VI. BIỂN QUỐC TẾ VÀ ĐÁY ĐẠI DƯƠNG (La zone)
1. Biển quốc tế
a. Khái niệm và cách xác định
Thuật ngữ “biển quốc tế” còn gọi là “công hải”, “biển công” hay “biển cả”.
Theo phần VII - Biển cả, mục 1, Điều 86 về phạm vi áp dụng, Công ước Luật biển năm 1982 định nghĩa biển quốc tế là: “...tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền về kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo...”.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, tính từ bờ biển ra bên ngoài, những vùng biển không phải là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, hoặc vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo chính là biển cả.
b. Chế độ pháp lý của biển quốc tế
* Nguyên tắc tự do trên biển cả
Theo nguyên tắc này, tất cả các quốc gia có biển hay không có biển đều bình đẳng và tự do trong việc sử dụng biển. Quyền tự do trên biển cả bao gồm:
+ Tự do hàng hải;
+ Tự do hàng không;
+ Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ phần VI (quy định về thềm lục địa);
+ Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác với điều kiện tuân thủ phần VI;
+ Tự do đánh bắt hải sản;
+ Tự do nghiên cứu khoa học, với điều kiện tuân thủ các phần VI và VIII.
* Địa vị pháp lý của tàu thuyền của các quốc gia trên biển cả
- Khi hoạt động trên biển cả, tàu thuyền của các quốc gia có biển hay không có biển đều có quyền treo cờ của quốc gia tàu mang quốc tịch. Các tàu thuyền chỉ được hoạt động dưới cờ của một quốc gia (Điều 90).



- Đối với tàu chiến và tàu nhà nước dùng trong lĩnh vực phi thương mại, trên biển cả được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn về tài phán của mọi quốc gia, ngoài quốc gia mà tàu mang cờ.
- Một tàu chiến, khi gặp tàu nước ngoài ở trên biển cả mà không phải là một tàu được hưởng quyền miễn trừ (tàu chiến và tàu NN phi thương mại) thì có thể được quyền khám xét, nếu có những lý do chính xác nghi ngờ chiếc tàu đó:
+ Tiến hành cướp biển;
+ Chuyên chở nô lệ;
+ Phát sóng không được phép;
+ Không có quốc tịch, hay thật ra là cùng quốc tịch với chiếc tàu chiến nhưng từ chối treo cờ của nước mình.
2. Đáy đại dương (La zone)
a. Khái niệm và cách xác định đáy đại dương Theo Điều 1 Công ước 1982, “vùng” (zone) là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia”. Như vậy, có thể hiểu rằng, vùng là toàn bộ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài ranh giới phía ngoài thềm lục địa của tất cả các quốc gia
b.Chế độ pháp lý của đáy đại dương
- Điều 136 đến Điều 142 Công ước 1982 quy định, vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung của loài người. Đây là một nguyên tắc đặc thù của Luật biển, đặc biệt áp dụng cho vùng đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển
- vùng biển được xem là di sản chung của nhân loại. Theo nguyên tắc chung, vùng biển này là của chung, không thuộc về quyền sở hữu của bất kỳ một quốc gia hay tổ chức quốc tế nào.
VII. Quyền truy đuổi
1. Khái niệm về quyền truy đuổi
Quyền truy đuổi là quyền của quốc gia ven biển được sử dụng đối với một tàu nước ngoài đã vi phạm luật lệ hoặc có những lý do xác đáng để cho rằng nó đã vi phạm luật lệ của quốc gia ven biển trong các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó.
2. Thực hiện quyền truy đuổi
Khi các tàu thuyền phạm pháp không tuân lệnh bỏ chạy, các lực lượng kiểm soát của nước ven biển có quyền truy đuổi. Quyền này được pháp luật quốc tế thừa nhận (Điều 111, Luật biển năm 1982), với nội dung tóm tắt như sau:
- Việc truy đuổi phải được bắt đầu ngay từ khi tàu thuyền nước ngoài hay chỉ một trong những chiếc xuồng nhỏ của nó đang ở trong vùng biển của nước ven biển.
- Việc truy đuổi chỉ có thể ra ngoài vùng biển của nước ven biển với điều kiện là việc truy đuổi phải liên tục từ vùng biển của nước ven biển và không bị đứt quãng.
- Việc truy đuổi phải dừng lại ngay khi chiếc tàu bị truy đuổi đã vào được trong lãnh hải thuộc quốc gia tàu mang cờ hay đã vào được trong lãnh hải của quốc gia thứ ba.
- Việc truy đuổi chỉ bắt đầu sau khi đã phát tín hiệu ở một cự ly cần thiết để chiếc tàu bị đuổi có thể nhận biết được mà dừng lại.
- Quyền truy đuổi chỉ do các tàu hay máy bay có dấu hiệu riêng ở bên ngoài chứng tỏ rằng các tàu hay máy bay đó được dùng làm nhiệm vụ kiểm soát và đã được sự uỷ nhiệm của nhà đương cục.
VIII. KẾT LUẬN (Phần 1)
Sau Hiến chương LHQ, Công ước Luật Biển 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều quốc gia ký kết và tham gia. Công ước Luật Biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994.
Là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật, Công ước Luật Biển 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê phúc Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)