Giao duc quoc phong an ninh 12
Chia sẻ bởi Lê phúc Hạnh |
Ngày 18/03/2024 |
34
Chia sẻ tài liệu: giao duc quoc phong an ninh 12 thuộc Giáo dục quốc phòng
Nội dung tài liệu:
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA LUẬT BIỂN VIỆT NAM - 2012
Phần 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA LUẬT BIỂN VIỆT NAM 2012
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT BIỂN VIỆT NAM
- Xuất phát từ vai trò vị trí biển, kinh tế biển.
- Phê chuẩn UNCLOS-1982 (1994).
- Trên thực tế, các nước ven biển đều có các luật về biển, luật về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa…VN chỉ một số văn bản đề cập một số khía cạnh.
II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC XÂY DỰNG LUẬT BIỂN VIỆT NAM
1. Tạo cơ sở, khuôn khổ pháp lý cơ bản, có hiệu lực cao trong việc xác định phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển Việt Nam
2. Bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật quốc tế về biển.
3. Thể chế hóa và cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo vệ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong việc quản lý và phát triển các vùng biển, trong tình hình mới.
4. Thực hiện nội luật hóa các quy định cơ bản của Công ước Luật Biển năm 1982.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT BIỂN VIỆT NAM
Luật biển Việt Nam bao quát các vấn đề quy chế pháp lý các vùng biển Việt Nam và điều chỉnh các hoạt động trong các vùng biển Việt Nam, bao gồm 7 chương và 55 điều,
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Vùng biển Việt Nam
Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam
Chương IV: Phát triển kinh tế biển
Chương V: Tuần tra, kiểm soát trên biển
Chương VI: Xử lý vi phạm
Chương VII: Điều khoản thi hành
Chương I: Những quy định chung
1- Phạm vi điều chỉnh của Luật Biển Việt Nam (Điều 1):
2- Về nguyên tắc và chính sách quản lý và bảo vệ biển (Điều 4, Điều 5):
3- Về đối ngoại (Điều 2, Điều 4, Điều 6):
4- Quản lý Nhà nước về biển (Điều 7):
Chương II: Vùng biển Việt Nam
1- Về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (Điều 8):
Căn cứ đường cơ sở năm 1982, chúng ta đã xác định các vùng biển (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế) và thềm lục địa Việt Nam;
- Về phạm vi và chế độ pháp lý của nội thuỷ (Điều 9, 10): Nội thuỷ của nước ta là vùng nước nằm giữa bờ biển và đường cơ sở. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy.
2- Về phạm vi và chế độ pháp lý của lãnh hải (Điều 11, 12):
Lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền: đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải Việt Nam, bao gồm cả vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Tuy nhiên tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.
3- Về phạm vi và chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải (Điều 13, Điều 14):
4- Về phạm vi và chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Điều 18):
5- Về phạm vi và chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Điều 18):
+ Thềm lục địa của nước ta là phần đáy biển và lòng đát dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải cho đến mép ngoài cùng của rìa lục địa. Nếu mép ngoài cùng của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ở những khu vực mép ngoài cùng của lục địa rộng hơn 200 hải lý, ta có quyền mở rộng thềm lục địa Việt Nam đến 350 hải lý.
6- Quy định về đảo, quần đảo và chế độ pháp lý của đảo, quần đảo (Điều 19, Điều 20 và Điều 21):
Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam
1- Quy định chung (Điều 22).
2- Đi qua không gây hại trong lãnh hải (Điều 23):
Phù hợp với quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 (các Điều 17, 18 và 19), Luật biển Việt Nam quy định tàu thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam (tức là đi từ vùng biển nước khác hoặc vùng biển quốc tế qua lãnh hải nước ta để sang vùng biển nước khác hoặc ra vùng biển quốc tế).
3- Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại (Điều 24):
Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến an toàn hàng hải, bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, đường dây cáp ngầm, bảo tồn tài nguyên biển, giữ gìn môi trường biển...
4- Tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại (Điều 25)
5- Vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải (Điều 26)
6. Đối với tàu quân sự, tàu thuyền công vụ, tàu ngầm và phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài (Điều 27, 28, 29):
7- Quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài (Điều 30, 31):
8- Thông tin liên lạc trong cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam (Điều 32):
9- Tìm kiếm, cứu hộ và cứu nạn (Điều 33)
10- Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển (Điều 34).
11- Gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển (Điều 35)
12- Nghiên cứu khoa học biển (Điều 36)
13- Những quy định cấm hoạt động trong vùng biển Việt Nam (Điều 37, Điều 38, Điều 39 và Điều 40).
14- Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài (Điều 41).
Chương V: Tuần tra, kiểm soát trên biển
1- Các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển (Điều 47).
2- Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển (Điều 48)
3- Cờ, sắc phục và phù hiệu (Điều 49)
Chương VI: Xử lý vi phạm
1- Dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm (Điều 50)
Trong quá trình xử lý vi phạm trên biển, với mức độ vi phạm không nghiêm trọng hoặc xuất phát từ chính sách nhân đạo, bộ đội biên phòng và các lực lượng tuần tra kiểm soát khác của ta ra các quyết định xử lý tại chỗ (ví dụ như đối với việc ngư dân nước ngoài vào đánh cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế nước ta). Đối với những trường hợp khác, người và tàu thuyền vi phạm được các lực lượng tuần tra kiểm soát dẫn giải về cảng, bến gần nhất để xử lý.
2- Biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm (Điều 51 và Điều 53)
Để ngăn chặn việc vi phạm pháp luật và bảo đảm việc xử lý các vi phạm, các lực lượng tuần tra, kiểm soát có thể bắt giữ, tạm giam người và tàu thuyền vi phạm.
Các biện pháp này cũng như hoạt động khởi tố, điều tra, xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền cần phải theo đúng trình tự do pháp luật quy định.
3- Thông báo cho Bộ Ngoại giao (Điều 52)
Theo quy định của Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự cũng như các Hiệp định lãnh sự ký kết giữa nước ta với các nước khác, khi bắt giữ công dân của các nước khác, ta có nghĩa vụ thông báo cho đại diện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia đó biết để quốc gia đó thực hiện bảo hộ đối với công dân của mình.
Do đó, quy định ở trong Luật biển Việt Nam về việc thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao việc bắt giữ, tạm giam người và tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật là cần thiết.
7. Chương VII: Điều khoản thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BIỂN VIỆT NAM SO VỚI CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ BIỂN TRƯỚC ĐÂY
Trước đây, chúng ta đã có một số văn bản pháp luật quy định về một số khía cạnh liên quan đến biển như:
- Tuyên bố của Chính phủ 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam;
- Nghị định số 30/CP của Chính phủ năm 1980 về quy chế cho các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển Việt Nam;
- Thông tư số 60/TTg ngày 19/2/1980 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện Nghị định ban hành quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN
- Tuyên bố của Chính phủ 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam;
- Nghị định 55/CP ngày 1/10/1996 về hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển;
- Luật biên giới quốc gia năm 2003;
- Luật thủy sản năm 2003;
- Bộ luật Hàng hải năm 2005…
So với các văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến biển nêu trên, Luật Biển Việt Nam có một số điểm mới quan trọng sau:
1. Luật biển Việt Nam quy định một cách đầy đủ hơn về phạm vi, chế độ pháp lý của các vùng biển, thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với quy định tương ứng trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
2. Luật biển Việt Nam quy định rõ về quyền tự do hàng hải, hàng không trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
3. Luật biển Việt Nam quy định chi tiết về việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam. Với quy định này của Luật biển Việt Nam, ta đã bỏ quy định trước đây yêu cầu tàu quân sự nước ngoài phải xin phép trước khi vào vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam.
4. Luật biển Việt Nam quy định các nguyên tắc lớn về giải quyết tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước, hợp tác quốc tế về biển, quản lý và bảo vệ biển, phát triển kinh tế biển, tuần tra kiểm soát trên biển.
Các quy định này một mặt khẳng định lại chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết tranh chấp về biển, đảo, đồng thời tạo khung pháp lý quan trọng để triển khai các công tác quản lý, bảo vệ biển và phát triển kinh tế biển, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
V. KẾT LUẬN
Chiều ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển với với 99,2% số đại biểu tán thành. Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Luật Biển Việt Nam ra đời trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa và vai trò quan trọng thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau:
1. Thể hiện vai trò là thành viên của UNCLOS 1982 và DOC 2002.
2. Tiếp nối những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong hoạt động quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
3. Là cơ sở pháp lý để Việt Nam đấu tranh bảo về chủ quyền, quyền chủ quyền đối với biển, đảo Tổ quốc.
4. Là cơ sở pháp lý để xác định các vùng biển của Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện nay, một số vùng biển Việt Nam chưa được xác định rõ, cụ thể:
- Nội thủy, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ chưa được xác định do hệ thống đường cơ sở của Việt Nam mới chỉ xác định đến cửa Vịnh.
Vùng thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia rộng gần 3.000km2.
- Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam.
5. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam.
6. Nâng cao hiệu quả quản lý biển, đảm bảo an toàn, an ninh trên biển.
CỦA LUẬT BIỂN VIỆT NAM - 2012
Phần 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA LUẬT BIỂN VIỆT NAM 2012
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT BIỂN VIỆT NAM
- Xuất phát từ vai trò vị trí biển, kinh tế biển.
- Phê chuẩn UNCLOS-1982 (1994).
- Trên thực tế, các nước ven biển đều có các luật về biển, luật về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa…VN chỉ một số văn bản đề cập một số khía cạnh.
II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC XÂY DỰNG LUẬT BIỂN VIỆT NAM
1. Tạo cơ sở, khuôn khổ pháp lý cơ bản, có hiệu lực cao trong việc xác định phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển Việt Nam
2. Bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật quốc tế về biển.
3. Thể chế hóa và cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo vệ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong việc quản lý và phát triển các vùng biển, trong tình hình mới.
4. Thực hiện nội luật hóa các quy định cơ bản của Công ước Luật Biển năm 1982.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT BIỂN VIỆT NAM
Luật biển Việt Nam bao quát các vấn đề quy chế pháp lý các vùng biển Việt Nam và điều chỉnh các hoạt động trong các vùng biển Việt Nam, bao gồm 7 chương và 55 điều,
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Vùng biển Việt Nam
Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam
Chương IV: Phát triển kinh tế biển
Chương V: Tuần tra, kiểm soát trên biển
Chương VI: Xử lý vi phạm
Chương VII: Điều khoản thi hành
Chương I: Những quy định chung
1- Phạm vi điều chỉnh của Luật Biển Việt Nam (Điều 1):
2- Về nguyên tắc và chính sách quản lý và bảo vệ biển (Điều 4, Điều 5):
3- Về đối ngoại (Điều 2, Điều 4, Điều 6):
4- Quản lý Nhà nước về biển (Điều 7):
Chương II: Vùng biển Việt Nam
1- Về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (Điều 8):
Căn cứ đường cơ sở năm 1982, chúng ta đã xác định các vùng biển (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế) và thềm lục địa Việt Nam;
- Về phạm vi và chế độ pháp lý của nội thuỷ (Điều 9, 10): Nội thuỷ của nước ta là vùng nước nằm giữa bờ biển và đường cơ sở. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy.
2- Về phạm vi và chế độ pháp lý của lãnh hải (Điều 11, 12):
Lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền: đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải Việt Nam, bao gồm cả vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Tuy nhiên tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.
3- Về phạm vi và chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải (Điều 13, Điều 14):
4- Về phạm vi và chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Điều 18):
5- Về phạm vi và chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Điều 18):
+ Thềm lục địa của nước ta là phần đáy biển và lòng đát dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải cho đến mép ngoài cùng của rìa lục địa. Nếu mép ngoài cùng của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ở những khu vực mép ngoài cùng của lục địa rộng hơn 200 hải lý, ta có quyền mở rộng thềm lục địa Việt Nam đến 350 hải lý.
6- Quy định về đảo, quần đảo và chế độ pháp lý của đảo, quần đảo (Điều 19, Điều 20 và Điều 21):
Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam
1- Quy định chung (Điều 22).
2- Đi qua không gây hại trong lãnh hải (Điều 23):
Phù hợp với quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 (các Điều 17, 18 và 19), Luật biển Việt Nam quy định tàu thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam (tức là đi từ vùng biển nước khác hoặc vùng biển quốc tế qua lãnh hải nước ta để sang vùng biển nước khác hoặc ra vùng biển quốc tế).
3- Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại (Điều 24):
Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến an toàn hàng hải, bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, đường dây cáp ngầm, bảo tồn tài nguyên biển, giữ gìn môi trường biển...
4- Tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại (Điều 25)
5- Vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải (Điều 26)
6. Đối với tàu quân sự, tàu thuyền công vụ, tàu ngầm và phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài (Điều 27, 28, 29):
7- Quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài (Điều 30, 31):
8- Thông tin liên lạc trong cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam (Điều 32):
9- Tìm kiếm, cứu hộ và cứu nạn (Điều 33)
10- Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển (Điều 34).
11- Gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển (Điều 35)
12- Nghiên cứu khoa học biển (Điều 36)
13- Những quy định cấm hoạt động trong vùng biển Việt Nam (Điều 37, Điều 38, Điều 39 và Điều 40).
14- Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài (Điều 41).
Chương V: Tuần tra, kiểm soát trên biển
1- Các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển (Điều 47).
2- Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển (Điều 48)
3- Cờ, sắc phục và phù hiệu (Điều 49)
Chương VI: Xử lý vi phạm
1- Dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm (Điều 50)
Trong quá trình xử lý vi phạm trên biển, với mức độ vi phạm không nghiêm trọng hoặc xuất phát từ chính sách nhân đạo, bộ đội biên phòng và các lực lượng tuần tra kiểm soát khác của ta ra các quyết định xử lý tại chỗ (ví dụ như đối với việc ngư dân nước ngoài vào đánh cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế nước ta). Đối với những trường hợp khác, người và tàu thuyền vi phạm được các lực lượng tuần tra kiểm soát dẫn giải về cảng, bến gần nhất để xử lý.
2- Biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm (Điều 51 và Điều 53)
Để ngăn chặn việc vi phạm pháp luật và bảo đảm việc xử lý các vi phạm, các lực lượng tuần tra, kiểm soát có thể bắt giữ, tạm giam người và tàu thuyền vi phạm.
Các biện pháp này cũng như hoạt động khởi tố, điều tra, xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền cần phải theo đúng trình tự do pháp luật quy định.
3- Thông báo cho Bộ Ngoại giao (Điều 52)
Theo quy định của Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự cũng như các Hiệp định lãnh sự ký kết giữa nước ta với các nước khác, khi bắt giữ công dân của các nước khác, ta có nghĩa vụ thông báo cho đại diện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia đó biết để quốc gia đó thực hiện bảo hộ đối với công dân của mình.
Do đó, quy định ở trong Luật biển Việt Nam về việc thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao việc bắt giữ, tạm giam người và tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật là cần thiết.
7. Chương VII: Điều khoản thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BIỂN VIỆT NAM SO VỚI CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ BIỂN TRƯỚC ĐÂY
Trước đây, chúng ta đã có một số văn bản pháp luật quy định về một số khía cạnh liên quan đến biển như:
- Tuyên bố của Chính phủ 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam;
- Nghị định số 30/CP của Chính phủ năm 1980 về quy chế cho các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển Việt Nam;
- Thông tư số 60/TTg ngày 19/2/1980 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện Nghị định ban hành quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN
- Tuyên bố của Chính phủ 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam;
- Nghị định 55/CP ngày 1/10/1996 về hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển;
- Luật biên giới quốc gia năm 2003;
- Luật thủy sản năm 2003;
- Bộ luật Hàng hải năm 2005…
So với các văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến biển nêu trên, Luật Biển Việt Nam có một số điểm mới quan trọng sau:
1. Luật biển Việt Nam quy định một cách đầy đủ hơn về phạm vi, chế độ pháp lý của các vùng biển, thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với quy định tương ứng trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
2. Luật biển Việt Nam quy định rõ về quyền tự do hàng hải, hàng không trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
3. Luật biển Việt Nam quy định chi tiết về việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam. Với quy định này của Luật biển Việt Nam, ta đã bỏ quy định trước đây yêu cầu tàu quân sự nước ngoài phải xin phép trước khi vào vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam.
4. Luật biển Việt Nam quy định các nguyên tắc lớn về giải quyết tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước, hợp tác quốc tế về biển, quản lý và bảo vệ biển, phát triển kinh tế biển, tuần tra kiểm soát trên biển.
Các quy định này một mặt khẳng định lại chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết tranh chấp về biển, đảo, đồng thời tạo khung pháp lý quan trọng để triển khai các công tác quản lý, bảo vệ biển và phát triển kinh tế biển, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
V. KẾT LUẬN
Chiều ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển với với 99,2% số đại biểu tán thành. Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Luật Biển Việt Nam ra đời trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa và vai trò quan trọng thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau:
1. Thể hiện vai trò là thành viên của UNCLOS 1982 và DOC 2002.
2. Tiếp nối những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong hoạt động quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
3. Là cơ sở pháp lý để Việt Nam đấu tranh bảo về chủ quyền, quyền chủ quyền đối với biển, đảo Tổ quốc.
4. Là cơ sở pháp lý để xác định các vùng biển của Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện nay, một số vùng biển Việt Nam chưa được xác định rõ, cụ thể:
- Nội thủy, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ chưa được xác định do hệ thống đường cơ sở của Việt Nam mới chỉ xác định đến cửa Vịnh.
Vùng thềm lục địa chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia rộng gần 3.000km2.
- Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam.
5. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam.
6. Nâng cao hiệu quả quản lý biển, đảm bảo an toàn, an ninh trên biển.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê phúc Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)