Giáo dục môi trường trong các trường học

Chia sẻ bởi Lê Thanh Long | Ngày 26/04/2019 | 106

Chia sẻ tài liệu: Giáo dục môi trường trong các trường học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

B�i gi?ng dùng cho các lớp tập huấn về Đào tạo giáo viên nâng cao năng lực giáo dục môi trường
Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học ở dãy núi Bắc Trường Sơn
Hà Tĩnh, 12 - 20/9/2005
Giáo dục môi trường
GS. TSKH. Phan Nguyên Hồng
ThS. Vũ Thục Hiền
trong các trường học
Nội dung
Giáo dục môi trường
1.1. Mở đầu: Chiến lược môi trường
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển giáo dục môi trường
1.3. Mục tiêu, nguyên tắc và sự cần thiết phải GDMT
1.4. Các loại hình giáo dục môi trường
1.5. Các phương pháp chính trong giáo dục môi trường
1.6. Các loại hình giảng dạy trong giáo dục môi trường
Thiết kế và thực hiện môđun giáo dục môi trường
2.1. Môđun giáo dục môi trường
2.2. Thiết kế môđun giáo dục môi trường cho học sinh
Hướng dẫn giáo dục môi trường qua một số môn học
3.1. Giáo dục môi trường thông qua môn sinh học
3.2. Giáo dục môi trường thông qua môn địa lý
3.3. Giáo dục môi trường thông qua môn hoá học
3.4. GDMT thông qua hoạt động ngoại khoá và tham quan
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
giai đoạn 2001 - 2010
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, một trong những biện pháp thực hiện tốt chiến lược là tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng
Tổ chức nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng bằng nhiều hình thức có sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ.
Thực hiện nghiêm chỉnh đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân
Đảng và Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và giáo dục BVMT cho mọi tầng lớp nhân dân
Lịch sử hình thành và phát triển GDMT
Hai từ "giáo dục" và "môi trường" chính thức kết hợp với nhau lần đầu tiên vào khoảng giữa những năm 1960
Khái niệm GDMT do Patrick Geddes (Scotland) khởi xướng, ông chỉ ra mối liên hệ quan trọng giữa chất lượng môi trường với chất lượng giáo dục (1982), ông cũng đi đầu trong việc giảng dạy những chiến lược tạo cơ hội cho người học tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh.
Những năm 1960, khái niệm Sinh thái đã ra đời:
Mối quan hệ tương tác giữa các loài với nhau cũng như ý nghĩa, giá trị của các hệ sinh thái bắt đầu được đánh giá đúng
Trái Đất là một thực thể thống nhất và tất cả sự sống trên TĐ đều phụ thuộc vào việc bảo vệ sinh quyển chung này
Con người đã và đang tác động nghiêm trọng đến các hệ sinh thái và môi trường
Những mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển GDMT
1972: Hội nghị toàn cầu lần thứ nhất về Môi trường nhân văn (Stockholm-Thuỵ Điển): khái niệm GDMT chính thức ra đời.
Ngay sau hội nghị này, Chương trình GDMT quốc tế (IEEP) được thành lập bởi UNEP và UNESCO.
10/1975: IEEP tổ chức hội thảo quốc tế về GDMT tại Belgrade đưa ra nghị định khung và tuyên bố về mục tiêu và nguyên tắc hướng dẫn GDMT.
1977: Hội nghị Liên chính phủ về GDMT (Tbilisi, Liên Xô) đưa ra định nghĩa và các nguyên tắc chính thức GDMT.
1980: Chiến lược Bảo tồn Thế giới kêu gọi một "đạo đức" mới trong xã hội loài người, nghĩa là con người hãy chung sống hài hoà với thế giới tự nhiên.
Xét cho cùng, chỉ có thể đạt được các mục tiêu bảo tồn nếu toàn thể xã hội loài ngưồi thay đổi cách ứng xử với môi trường. Nhiệm vụ lâu dài của GDMT là nuôi dưỡng, củng cố những thái độ và hành vi phù hợp với đạo đức mới (IUCN, WWF, UNEP, 1980).
1987: Hội nghị lần thứ hai về GDMT do UNESCO và UNEP phối hợp tổ chức (Matxcơva) đánh giá thất bại của các sáng kiến GDMT do chúng nặng về lý thuyết và thiếu thực hành.
Hội nghị đưa ra một chương trình GDMT cho thập kỷ 1990-1999 và đặt tên là "Thập kỷ toàn thế giới làm GDMT". Sau hội nghị, các hoạt động hiện trường bùng nổ, mọi nỗ lực đều đi theo định hướng "suy nghĩ ở cấp toàn cầu và hành động ở cấp địa phương". Vào những năm đầu thập kỷ 90, đã có 130 nước tham gia IEEP.
1992: Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới (Rio de Janeiro, Brazil): vấn đề GDMT được nhấn mạnh và đưa vào Chương trình Nghị sự 21: đưa khái niệm về MT và phát triển vào tất cả các chương trình giáo dục, xây dựng các chương trình đào tạo cho học sinh và sinh viên.
2002: Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững (Johanesburg, Nam Phi) thống nhất: Mục đích của GDMT giờ đây chính là mục đích của tất cả các hoạt động giáo dục.
Giáo dục môi trường ở Việt Nam: 3 giai đoạn
Giai đoạn nhận thức độc lập và thăm dò (1966 - 1979): trong một số chương trình SGK có chú ý đến tính hình MT và nhắc nhở học sinh BVMT tuy nhiên các kiến thức MT còn tản mạn, ý thức GDMT chưa được nhấn mạnh.
Giai đoạn thực nghiệm và ứng dụng bộ phận (1980 - 1990):
Đề tài Nhà nước đầu tiên về GDMT: khởi thảo các nội dung GDMT ở một số môn chính (Sinh học và Địa lý ở bậc PTTH), một số tài liệu tham khảo về BVMT ở phổ thông và đại học đã được sử dụng.
Trong quá trình thay sách 80-90 đã thử nghiệm và ứng dụng về nội dung, phương thức, các hoạt động ngoại khoá, xây dựng vườn trường.
Nhà trường đã hưởng ứng Tết trồng cây và tổ chức ngoại khoá "xây dựng vườn trường theo hệ sinh thái VAC"



Giai đoạn thực hiện giáo dục và BVMT trong toàn quốc (sau 1991):
Từ năm 1991 đến 1998, Nhà nước Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề BVMT, ban hành nhiều văn bản dưới luật về BVMT, ngày 10/01/1994 công bố Luật BVMT.
Chương trình cấp Nhà nước về BVMT (KT.02) (1991-1995) đã triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng về BVMT (KT.02.07) với các vấn đề: nâng cao nhận thức về MT cho đông đảo nhân dân, GDMT trong hệ thống trường học.
Có 2 dự án của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) về giáo dục BVMT trong các trường phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo, VIE/95/041 và VIE/98/018)
Ngày 25/6/1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 36-CT-TW về "tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
Công văn số 1320/CP-KG của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai Chỉ thị 36 trong đó có nội dung giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề án "Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân". Đề án có nội dung chủ yếu là: Xây dựng phương án khả thi nhằm đưa nội dung BVMT vào tất cả các bậc học mầm non, tiểu học, phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng sư phạm và đại học."




Hội nghị môi trường toàn quốc 1998 có hơn 129 báo cáo trong đó có 21 báo cáo trong tiểu ban giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về MT.
Trong hai năm 1997-1998, Viện Khoa học Giáo dục đã xây dựng đề án quốc gia "Xây dựng chương trình đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các trường tiểu học, THCS và THPT"
Song song các hoạt động giáo dục BVMT trong nhà trường, các hoạt động giáo dục BVMT cho toàn dân cũng triển khai rầm rộ: phòng trào trường xanh - sạch - đẹp (Tp HCM, Hải Phòng), đường phồ sạch đẹp, chương trình nước uống sạch ở nông thôn.
Một số trường đã nghiên cứu thí điểm những nội dung giáo dục BVMT nội khoá (tích hợp và không tích hợp) và ngoại khoá.
Lớp tập huấn về giáo dục BVMTtừ 31/5/2001 tới 2/6/2001 tại Huế là một mốc quan trọng trong giai đoạn toàn quốc hội nhập.
Năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành "Chính sách và chương trình hành động GDMT trong trường phổ thông giai đoạn 2001 - 2010".
Hoạt động của các NGO về GDMT tại VN
Những năm gần đây, các tổchức quốc tế và NGO (UNDP, WWF, Sida Thuỵ Điển, IUCN, DANIDA, OXFAM, SIDA.) đã có những đóng góp đáng kể cho hoạt động GDMT ở Việt Nam: hoạt động GDMT cho khách tham quan, cán bộ và nhân viên các VQG, Khu BTTN, thành lập các câu lạc bộ.
Câu lạc bộ GDMT với nhiều tên khác nhau: CLB Xanh, CLB Bảo tồn, CLB MT đã thu hút nhiều học sinh tham gia bằng các hình thức: vẽ tranh, kể chuyện, chò trơi, tham quan khu bảo tồn.
Tại vùng đệm các VQG và Khu BTTN, các chương trình GDMT thường được tổ chức với cộng đồng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa dự án và đoàn thể địa phương.
Các chương trình GDMT thường sử dụng những bộ phim ngắn, múa rối, diễn kịch mang thông điệp bảo tồn. Ngoài ra, GDMT không chính quy thông qua nói chuyện, các buổi phát thanh cũng được thực hiện. Những tài liệu như tranh ảnh, áp phích, băng hình. mang thông điệp bảo tồn cũng được thiết kế và phân phát rộng rãi. Tổ chức thi vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ có nội dung BVMT.
Hội thảo Quốc gia về Môi trường
Hội thảo truyền thông môi trường toàn quốc (Hà Nội, 23/4/2001):
Nhiều nhà khoa học tham gia
Nhiều báo cáo nói lên sự cần thiết của GDMT trong tình hình MT đang có xu hướng xuống cấp nghiêm trọng.

Hội thảo Quốc gia về GDMT (Hà Nội, 5-7/10/2001):
GDMT lý thuyết và thực tiễn
GDMT ở Đại học
GDMT ở phổ thông
Phương pháp giảng dạy tích hợp nội khoá, ngoại khoá
Định nghĩa về GDMT
Chương trình Đào tạo của trường học do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada (Mỹ) năm 1970 đã thông qua định nghĩa về GDMT:
"Là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết, giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối quan tương quan giữa con người với nền văn hoá và MT vật lý xung quanh, GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề liên quan đến chất lượng MT"
Định nghĩa mới về GDMT:
"GDMT là một quá trình phát triển những tình huống dạy/học hiệu quả giúp người dạy và người học tham gia giải quyết những vấn đề MT liên quan, đồng thời tìm ra một lối sống có trách nhiệm và được thông tin đầy đủ" (Jonathon Wigley, 2000)
Hội nghị quốc tế ở Tbilisi (1977) thống nhất 5 mục tiêu:
Kiến thức: Cung cấp cho cá nhân và cộng đồng:
Hiểu biết cơ bản về MT
Mối quan hệ giữa con người và MT
2. Nhận thức: Tạo dựng nhận thức và sự nhạy cảm đối với MT
3. Thái độ:
Tôn trọng và quan tâm tới tầm quan trọng của MT
Tham gia tích cực vào cải thiện và BVMT
4. Kỹ năng: Xác định, dự đoán, ngăn ngừa, giải quyết những vấn đề MT
5. Tham gia: cá nhân và cộng đồng
Tham gia tích cực để giải quyết vấn đề MT
Đưa các quyết định đúng đắn về MT
Mục tiêu của GDMT
Coi MT là một tổng thể gồm:
Tự nhiên, sinh vật và vật vô sinh có tác động lẫn nhau
Xã hội: Con người tác động lẫn nhau – cách ứng xử
Kinh tế:
Hệ thống bền vững
Con người có việc làm và thu nhập
Chính trị: Những quyết định tác động đến MT, tài nguyên
Các hành động và quản lý MT là trọng tâm của mọi hoạt động MT (Matarasso, 2002)
Nguyên tắc của GDMT
Môi trường là một tổng thể (Nguồn: Allen, 2003)
Ký hương ước bảo vệ môi trường
Sự cần thiết phải GDMT
MT tiếp tục xuống cấp
Tác động của vấn đề MT toàn cầu
Những thách thức
Vụ lở núi ở bản Ngàn Vàng, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh ngày 10/6/2005 làm 11 người chết
Lỗ thủng ozone (màu xanh nước biển) phía trển Nam Cực có diện tích gần bằng diện tích Châu Âu
Loài vọoc mũi hếch - loài linh trưởng chỉ có ở Việt Nam - có nguy cơ bị tuyệt chủng ở mức cực kỳ nguy cấp
New Orleans - Bão Katrina
Bão Katrina đã mạnh lên thành bão nhiệt đới cấp độ 5-mức mạnh nhất trong thang Saffir-Simpson
Th�nh ph? New Orleans xinh d?p - quờ huong c?a nh?c jar
Cảnh hoang tàn sau cơn bão
80% diện tích New Orleans ngập trong nước
Tình cảnh khốn khổ của dân chúng sau cơn bão
Góc phố New Orleans nơi đã từng vô cùng náo nhiệt
Các loại hình GDMT
GDMT chính quy: Môn GDMT được đưa vào kế hoạch học tập chính khoá của các trường học và cơ sở giáo dục. Nó bao gồm những hoạt động diễn ra trên lớp và trên hiện trường
L?p h?c ngo�i tr?i v? GDMT ? tru?ng THPT Qu?ng Xuong I
GDMT không chính quy: GDMT được lập kế hoạch và nhằm vào đối tượng, mục tiêu nhất định nhưng diễn ra ngoài hệ thống giáo dục chính quy. Các hoạt động GDMT thông qua các NGO, lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, trong các CLB thanh niên, nhà bảo tàng và các hoạt động mang tính ngành nghề khác nhau
L?p t?p hu?n cho h?c sinh v? r?ng ng?p m?n ? Giao Thu?, Nam D?nh
L?p t?p hu?n cho giỏo viờn
GDMT thông thường: Loại hình không có kế hoạch xác định. Hình thức giáo dục có thể được thực hiện khác nhau, thường thông qua hệ thống thông tin đại chúng, các cuộc đối thoại, ca hát, loa truyền thanh, vô tuyến truyền hình, báo chí, phim ảnh. (truy?n thụng v? BVMT)
Bi?u di?n van ngh? tuyờn truy?n v? vai trũ c?a r?ng ng?p m?n
Tỡm hi?u v? RNM
Trung b�y m?u v?t v? RNM
Trung b�y tranh ?nh v? RNM
Xem phim v? RNM
Các phương pháp chính trong GDMT
Phương pháp diễn giảng
Người giảng sử dụng các thuyết trình để trình bày trọn vẹn một vấn đề GDMT và người nghe theo dõi để thông hiểu và ghi nhớ.
Bài diễn giảng cần có nội dung hấp dẫn, nội dung tránh phức tạp hoá gây nặng nề bài giảng.
Đây là phương pháp dễ thực hiện, không cần nhiều thiết bị, cùng một lúc có thể tác động đến nhiều người.
Võ Quý đang giảng bài cho lớp tập huấn thuộc chương trình "Giáo dục môi trường
trong trường học"
(ảnh: Phạm Bình Quyền và cs, 2001)
Phương pháp đối thoại, tranh luận và thảo luận
Thực hiện đối thoại bằng hệ thống các câu hỏi và câu trả lời.
Thực hiện tranh luận bằng cách nêu vấn đề và dùng trí tuệ tập thể để chứng minh, phản bác và tìm ra nội dung chính xác.
Thực hiện thảo luận bằng cách người giảng và người nghe cùng nhau xem xét, phân tích một vấn đề để tìm ra tiếng nói chung.
Dễ thực hiện, không cần nhiều thiết bị hỗ trợ, phát huy sự hứng thú và tích cực của người tham gia.
Phương pháp dùng sách và tài liệu có liên quan
Hình thức truyền thông tin một chiều đến người nhận thông qua việc phát tài liệu nhằm tác động đến quan điểm của họ và kêu gọi chấp nhận thực hiện một hành vi nào đó.
Nâng cao kỹ năng đọc, ghi nhận, phân tích và xử lý thông tin.
áp dụng với nhiều đối tượng, có thể thực hiện trên phạm vi rộng, thời gian tác động lâu.
Đòi hỏi phải có kinh phí nhất định để in ấn tài liệu.
Cõy khúc ngu?i cu?i
L?i ớch c?a r?ng ng?p m?n
Hóy c?u b?n chỳng tụi kh?i ch?t trong d?m tụm
Đa dạng sinh học trong HSTRNM
Hóy c?u b?n chỳng tụi kh?i ch?t trong d?m tụm
Đa dạng sinh học rừng ngập mặn
Phương pháp minh hoạ
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan để minh hoạ về một hành động, một nội dung cần giáo dục.
Sử dụng rộng rãi cho cả giáo dục chính quy và không chính quy.
Giúp người đọc dễ dàng tiếp cận nội dung GD.
Phương pháp hấp dẫn tuy nhiên đòi hỏi người sử dụng phương pháp phải có kỹ năng biểu diễn và sử dụng các công cụ trực quan.
Hướng dẫn học sinh tham quan rừng ngập mặn (ảnh: Trần Minh Phượng)
Chỉnh sửa câu trả lời sai trên màn hình
Con tôm nặng hơn rừng chắn sóng
Ngập lụt do mất rừng chắn sóng
Phương pháp đưa con người vào cuộc sống xã hội
Phương pháp gắn liền cuộc sống của đối tượng giáo dục vào xã hội
Ví dụ: Đưa học sinh đi tham quan bảo tàng, thăm cơ sở nghiên cứu khoa học, khu bảo tồn thiên nhiên. giúp các em hình thành ý thức lao động, tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Học sinh tham quan bảo tàng động vật trường Đại học KHTN Hà Nội
(ảnh: Phạm Bình Quyền và cs, 2001)
Học viên một lớp tập huấn tham quan mô hình "Phủ xanh đất trống đồi núi trọc"
(ảnh: Chúc Phương, Vietnam News
No 503, 11/2000)
Hướng dẫn học sinh và giáo viên thăm rừng ngập mặn
Sinh viên Canada và Việt Nam khơi cống thoát nước và trồng cây
(ảnh: Võ Duy, Vietnam Review No 503, 11/2000)
Hướng dẫn học sinh THPT trong giờ học ngoại khoá (ảnh: Phạm Bình Quyền và cs, 2001)
Các loại hình giảng dạy trong GDMT
1. Hình thức dạy học nội khoá
Học sinh trường THCS Giao Lạc nghe giảng về tác dụng của RNM
2. Hình thức dạy học ngoại khoá
Chăm sóc cây trong nhà trường tại xã Thái Niên, Bảo Thắng, Lào Cai (SEF/11/02)
Mô hình vườn sinh thái trường TH Quảng Xương
Học sinh THPT Quảng Xương ươm cây giống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Long
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)