Giáo dục Môi trường THCS DTNT
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Huyên |
Ngày 23/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Giáo dục Môi trường THCS DTNT thuộc Sinh học 6
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC DÂN TỘC
TẬP HUẤN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG
MÔN SINH HỌC THCS
Trương Xuân Cảnh
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
ĐỒ SƠN, NGÀY 19-22/12/2009
Tại sao phải GDBVMT cho học sinh
các trường PTDTNT?
Một số hình ảnh về môi trường và
ô nhiễm môi trường hiện nay?
Khỉ làm xiếc
Voi kéo gỗ
Nấu cao hổ
Buôn bán ngà voi
Chặt phá rừng
Cháy rừng
Hạn hán
Lũ lụt
Khí thải từ các nhà máy
Khí thải từ các phương tiện giao thông
Mưa axit
Băng tan
Trẻ em bị ung thư do nhiễm phóng xạ - ở Ukraina
Rác thải
Nước thải sinh hoạt
Tràn dầu
Thuỷ triều đen
Thuỷ triều đỏ
Nước thải nhà máy thuỷ sản đổ ra Sông
Ô nhiễm nguồn nước
1. Thấy được ý nghĩa và tính cấp thiết của việc GDBVMT cho học sinh các Trường PTDT nội trú
2. Thấy được khả năng thực hiện GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
3. Xác định được mục tiêu của việc GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS (mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi)
I. Mục tiêu của chuyên đề
4. Xác định được các nội dung GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
5. Biết cách thiết kế một giáo án Sinh học có tích hợp nội dung GDBVMT
6. Biết cách lựa chọn phương pháp và tổ chức dạy học Sinh học có tích hợp nội dung GDBVMT một cách có hiệu quả
7. Biết cách tổ chức cho học sinh một số hoạt động tham quan dã ngoại, thực tế về môi trường
I. Mục tiêu của chuyên đề
1. Tìm hiểu khả năng thực hiện GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
2. Xác định mục tiêu của việc GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
3. Tìm hiểu các nội dung GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
4. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với bài học Sinh học có tích hợp nội dung GDBVMT
II. Nội dung
5. Các bước chuẩn bị cho việc thiết kế một giáo án Sinh học có tích hợp nội dung GDBVMT
6. Tổ chức dạy học Sinh học có tích hợp nội dung GDBVMT một cách có hiệu quả
7. GDBVMT thông qua hoạt động ngoại khóa
II. Nội dung
III. Tiến trình
Nội dung 1: Tìm hiểu khả năng thực hiện GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
1. SGK Sinh học các lớp 6, 7, 8, 9 đề cập đến những nội dung gì?
+ Lớp 6:
+ Lớp 7:
+ Lớp 8:
+ Lớp 9:
2. Qua những nội dung đó chúng ta có thể tích hợp nội dung GDBVMT được không?
III. Tiến trình
Nội dung 1: Tìm hiểu khả năng thực hiện GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
1. SGK Sinh học các lớp 6, 7, 8, 9 đề cập đến những nội dung gì?
+ Lớp 6: Thực vật + Nấm, vi khuẩn, địa y
+ Lớp 7: Động vật
+ Lớp 8: Sinh học cơ thể người
+ Lớp 9: Di truyền, Sinh thái
3. Nêu tên một số chương học, bài học trong chương trình Sinh học THCS có nội dung liên quan với nội dung về môi trường?
Đó là: …
4. Các mức độ tích hợp nội dung GDBVMT trong môn Sinh học
+ Mức độ toàn phần
+ Mức độ bộ phận
+ Mức độ liên hệ
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu, nội dung của cả bài học hoặc của cả chương học phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung GDBVMT
Trong sách giáo khoa Sinh học 9 có 4 chương mà mục tiêu, nội dung của mỗi chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung GDBVMT
Chương I: Sinh vật và môi trường
Chương II: Hệ sinh thái
Chương III: Con người, dân số và môi trường
Chương IV: Bảo vệ môi trường
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần của bài học (một mục, một đoạn hay một câu) có mục tiêu và nội dung GDBVMT
+ Mức độ liên hệ: Dựa vào nội dung của bài học, giáo viên liên hệ nội dung của bài học với nội dung GDBVMT một cách lôgic, phù hợp
Nội dung 2: Xác định mục tiêu của việc GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
GDBVMT trong môn Sinh học nhằm giúp cho học sinh có được những kiến thức, kĩ năng và thái độ, hành vi gì?
Lưu ý khi xác định mục tiêu?
Phải phù hợp với nội dung môn học
Phải phù hợp với lứa tuổi
Phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương
Nội dung 2: Xác định mục tiêu của việc GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
1. Về kiến thức
+ Môi trường và các thành phần của môi trường (khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan thiên nhiên...)
+ Quần thể, quần xã, hệ sinh thái, các nhân tố sinh thái
+ Sự tác động qua lại giữa môi trường và con người, giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với môi trường
Nội dung 2: Xác định mục tiêu của việc GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
1. Về kiến thức
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên, vấn đề khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Dân số và môi trường
+ Hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường
+ Các biện pháp bảo vệ môi trường
Nội dung 2: Xác định mục tiêu của việc GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
2. Về kĩ năng
+ Kĩ năng tổ chức một số hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở lớp, trường, địa phương
+ Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về tình hình môi trường, ô nhiễm môi trường
+ Kĩ năng phát hiện, dự đoán, phòng tránh và giải quyết một số vấn đề môi trường nảy sinh phù hợp với lứa tuổi
Nội dung 2: Xác định mục tiêu của việc GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
3. Về thái độ và hành vi
+ Có tình cảm yêu quý quê hương đất nước, yêu quý thiên nhiên, tôn trọng các di sản văn hóa
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, quan tâm và lo lắng đến môi trường
+ Có ý thức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Phê phán và thay đổi những hành động, thái độ không đúng về môi trường
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục môi trường, hoạt động khôi phục, cải thiện, BVMT ở nhà trường, gia đình, làng bản và ở địa phương
Nội dung 3: Xác định các nội dung GDBVMT trong môn Sinh học cấp THCS
Tại sao phải xác định các nội dung GDBVMT?
Để phù hợp với mục tiêu
Để tích hợp nội dung GDMT một cách tự nhiên, không gượng ép
Để không làm quá tải nội dung bài học Sinh học, đảm bảo nguyên tắc vừa sức
Để lựa chọn phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp
Các thầy cô thử nêu một số nội dung GDBVMT có thể tích hợp trong môn Sinh học THCS?
Nội dung giáo dục BVMT trong môn Sinh học ở các lớp 6, 7, 8, 9
1. Vai trò của động vật, thực vật đối với tự nhiên và đối với đời sống con người
2. Một số các khái niệm về môi trường: môi trường, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển
3. Mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống
4. Ô nhiễm môi trường
5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
6. Bảo vệ sự đa dạng sinh học
7. Môi trường sống và sức khỏe con người
8. Một số biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường
Nội dung 4: Lựa chọn phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp với bài học Sinh học có tích hợp nội dung GDBVMT
+ Mỗi thầy cô ghi ra giấy 5 phương pháp dạy học Sinh học có phát huy tính tích cực học tập của học sinh mà các thầy cô thường sử dụng?
+ Nguyên tắc lựa chọn phương tiện, phương pháp dạy học?
+ Một số kĩ thuật dạy học?
Nội dung 4: Lựa chọn phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp với bài học Sinh học có tích hợp nội dung GDBVMT
1. Phương pháp vấn đáp
Hỏi – trả lời
+ Vấn đáp tái hiện
Ví dụ sau khi học xong bài Quang hợp, giáo viên có thể vấn đáp tái hiện học sinh bằng câu hỏi như sau:
- Nguyên liệu của quá trình quang hợp là gì?
- Sản phẩm của quá trình quang hợp là gì?
- Tại sao có thể nói, nếu không có cây xanh thì sẽ không có sự sống trên trái đất?
Nội dung 4: Lựa chọn phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp với bài học Sinh học có tích hợp nội dung GDBVMT
1. Phương pháp vấn đáp
Hỏi – trả lời
+ Vấn đáp tìm tòi: những câu hỏi đặt ra mà câu trả lời cho chúng phải chứa đựng những kiến thức mới, chưa biết trước đó, ví dụ:
- Vì sao chúng ta phải trồng nhiều cây xanh?
- Chúng ta nên làm gì để bảo vệ và phát triển rừng?
Nội dung 4: Lựa chọn phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp với bài học Sinh học có tích hợp nội dung GDBVMT
2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
Các phương tiện trực quan như: tranh, ảnh, đĩa hình...là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy kiến thức GDBVMT
2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
Khi sử dụng các phương tiện trực quan để dạy học kiến thức GDBVMT, GV cần lưu ý:
+ Nội dung chứa trong phương tiện trực quan (nội dung tranh, ảnh, đĩa hình phải phù hợp với nội dung bài học và có ý nghĩa GDBVMT)
+ Thời gian sử dụng phương tiện trực quan phải hợp lý
+ Xác định rõ mục đích của việc sử dụng phương tiện trực quan
+ Giáo viên cần đưa ra hệ thống các câu hỏi định hướng cho học sinh về mục đích của việc quan sát tranh, ảnh hoặc xem nội dung đĩa hình
+ Tổng kết những ý chính của bài học theo mục đích
3. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
4. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
5. Phương pháp dạy học theo dự án
6. Phương pháp thí nghiệm
7. Phương pháp đóng vai
8. Hướng dẫn thực hành, tham quan thực tế, điều tra, khảo sát về môi trường
8.1. Hướng dẫn thực hành về giáo dục môi trường
8. 2. Hướng dẫn tham quan thực tế về môi trường
* Chuẩn bị trước khi đi tham quan
* Tại địa điểm tham quan
* Sau khi đi tham quan về
8. 3. Hướng dẫn điều tra, khảo sát về môi trường
Điều tra về tình hình rừng, xói mòn đất ở địa phương
Điều tra về nguồn nước, tình hình sử dụng nước sạch ở làng bản
Điều tra về vấn đề ô nhiễm môi trường do thói quen chăn nuôi gia súc của người dân tộc
Các thầy cô thử nêu một số nội dung về môi trường mà học sinh trường các thầy cô dạy có thể tiến hành khảo sát, điều tra ?
Điều tra về tình hình môi trường xung quanh trường học
Nội dung 5: Các bước chuẩn bị cho việc thiết kế một giáo án Sinh học có tích hợp nội dung GDBVMT
Để thiết kế một giáo án dạy học, theo các thầy cô thường gồm các bước như thế nào?
Phân tích nội dung, cấu trúc bài học
(Để xác định nội dung bài học và nội dung GDBVMT có thể tích hợp?, mức độ tích hợp?)
Xác định mục tiêu
(mục tiêu bài học và mục tiêu GDBVMT)
Lựa chọn phương tiện dạy học
Xác định phương pháp dạy học
Thiết kế các bước tổ chức tiến trình bài học
Gợi ý kiểm tra, đánh giá dạy học tích hợp GDBVMT
1. Mục đích của kiểm tra, đánh giá ?
2. Nội dung kiểm tra, đánh giá ?
3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá ?
Gợi ý kiểm tra, đánh giá dạy học tích hợp GDBVMT
3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá ?
3.1. Kiểm tra, đánh giá bằng hình thức Viết
Gồm: + Tự luận
+ Trắc nghiệm khách quan
Gợi ý kiểm tra, đánh giá dạy học tích hợp GDBVMT
Trắc nghiệm kiến thức:
+ Dạng câu đúng sai
+ Dạng ghép đôi
+ Dạng câu điền khuyết
+ Dạng câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn
+ Dạng câu hỏi trắc nghiệm có một lựa chọn
Gợi ý kiểm tra, đánh giá dạy học tích hợp GDBVMT
Trắc nghiệm giá trị:
Nhằm để đánh giá mức độ nhận biết, mức độ quan tâm của học sinh về các vấn đề môi trường (thứ tự về mức độ nghiêm trọng của các vấn đề môi trường, thứ tự về ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường...)
Gợi ý kiểm tra, đánh giá dạy học tích hợp GDBVMT
Trắc nghiệm thái độ:
Để đánh giá thái độ của học sinh đối với các vấn đề môi trường có thể dùng thang xếp loại gồm 5 bậc (HĐ, ĐY, LL, KĐ, HKĐ) hoặc rút ngắn thành 3 bậc (ĐY, LL, KĐ)
Gợi ý kiểm tra, đánh giá dạy học tích hợp GDBVMT
Trắc nghiệm hành vi:
Để đánh giá hành vi của học sinh đối với các vấn đề môi trường có thể sử dụng thang xếp loại ( RTX, TX, HK, KBG)
Gợi ý kiểm tra, đánh giá dạy học tích hợp GDBVMT
3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá ?
3.1. Kiểm tra, đánh giá bằng hình thức Viết
3.2. Kiểm tra, đánh giá bằng hình thức quan sát
3.3. Kiểm tra, đánh giá bằng hình thức phỏng vấn, thảo luận, tọa đàm
54
Mục tiêu giáo dục môi trường
+
55
Khả năng tích hợp
Khoa học
môi trường
Sinh học
Địa lí
Công nghệ
Văn học
…
THẢO LUẬN
57
Hình ảnh vui về bảo vệ môi trường
58
Hình ảnh vui về bảo vệ môi trường
59
Hình ảnh vui về bảo vệ môi trường
60
Hình ảnh vui về bảo vệ môi trường
61
Hình ảnh vui về bảo vệ môi trường
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
CHÚC CÁC THẦY CÔ
GIÁNG SINH VUI VẺ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Huyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)